Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 17-01-2020 3:44pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Tiểu My – Bệnh viện Mỹ Đức

Thai chậm tăng trưởng khởi phát sớm trước 32 tuần có tỷ lệ không nhiều, tuy nhiên thường có kết cục thai kỳ bất lợi và liên quan đến nhiều biến chứng. Nghiên cứu đánh giá kết cục thai kỳ của thai chậm tăng trưởng rất khó đánh giá, vì thời điểm chấm dứt thai kỳ hiện nay còn nhiều tranh cãi. Hai nghiên cứu lớn nhất hiện nay về thời điểm chấm dứt thai kỳ của thai chậm tăng trưởng khởi phát sớm là The Growth Restriction Intervention Study (GRIT) và The Trial of Umbilical and Fetal Flow in Europe (TRUFFLE).

Hai nghiên cứu này được trích dẫn thường xuyên, nhưng thật sự rất khó đánh giá tác động của kết quả nghiên cứu đến thực hành lâm sàng. GRIT đã nhận 548 thai phụ (588 thai nhi) và TRUFFLE đã nhận 503 mẫu. Cả hai nghiên cứu đều có thời gian theo dõi rất dài, đến 2 năm.

Một phân tích dựa trên dữ liệu của hai nghiên cứu GRIT và TRUFFLE đã công bố kết quả trên ISUOG. Mục đích của phân tích này là đánh giá ảnh hưởng của các chiến lược theo dõi thai đến kết quả chu sinh đối với FGR khởi phát sớm. Phân tích bao gồm 238 mẫu từ nghiên cứu GRIT và và 503 mẫu từ TRUFFLE được phân nhóm ngẫu nhiên trong khoảng tuổi thai từ 26 đến 32 tuần. Phụ nữ được phân nhóm theo phương pháp can thiệp và theo dõi: chấm dứt thai kỳ (GRIT) hoặc theo dõi tim thai- cơn gò cổ điển CTG (GRIT), CTG điện toán (cCTG) (GRIT và TRUFFLE) hoặc cCTG và Doppler ống tĩnh mạch (TRUFFLE). Kết cục chính là thai sống và bé không bị chậm phát triển tâm thần khi 2 tuổi.

Kết quả phân tích cho thấy:

Tuổi thai khi sinh và cân nặng khi sinh là tương tự nhau trong cả hai nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong của thai nhi là tương tự giữa các nhóm GRIT và TRUFFLE, nhưng tỷ lệ tử vong sơ sinh và tử vong muộn thường gặp hơn ở GRIT (18% so với 6%; P <0,01). Tỷ lệ sống sót mà không chậm phát triển sau 2 năm là thấp nhất trong nhóm chấm dứt thai kì ngay (70% (95% CI, 61 - 78%)) hoặc theo dõi CTG (69% (95% CI, 57% - 82% )). Tỷ lệ này tăng hơn ở những trường hợp theo dõi chỉ sử dụng cCTG ở cả GRIT (80% (95% CI, 68 - 91%)) và TRUFFLE (77% (95% CI, 70 - 84%)) và cao nhất trong các trường hợp theo dõi bằng cCTG và Doppler ống tĩnh mạch (84% (95% CI, 80 - 89%)) (P <0,01).


Nguồn hình: W.Ganzevoort và cs. ISUOG
 
Trong nhóm bệnh nhân theo dõi bằng cCTG trong nghiên cứu GRIT, kết cục sơ sinh tốt hơn so với nhóm được theo dõi bằng CTG cổ điển (đánh giá trực quan), mặc dù sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê và có thể do sự khác biệt giữa các trung tâm có hoặc không sử dụng. Ưu điểm chính của cCTG là nó cung cấp kết quả bằng số, cho phép đưa ra quyết định can thiệp dựa trên giao thức nghiêm ngặt, như được áp dụng trong TRUFFLE. Điều này rất cần thiết cho các thử nghiệm can thiệp trong tương lai.

Kết quả từ phân tích này ủng hộ chiến lược theo dõi được cho rằng tốt nhất hiện nay trong những trường hợp thai chậm tăng trưởng khởi phát sớm là kết hợp cCTG và Doppler ống tĩnh mạch.
 
Lược dịch từ: Comparative analysis of 2-year outcomes in GRIT and TRUFFLE trials- Accepted articles – ISUOG Volume 55, Issue 1, pages 68–74, 2020. DOI: 10.1002/uog.20354
 
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK