Tin tức
on Friday 04-10-2019 9:45am
Danh mục: Tin quốc tế
Sự hình thành khoang phôi bắt đầu thông qua việc sự chế tiết của các tế bào phôi dâu: khoang nhỏ được duy trì nhờ hoạt động của các kênh xuyên màng Na+/K+ -ATPase, để tăng nồng độ muối trong phôi và hấp thụ nước vào khoang phôi thông qua thẩm thấu. Đồng thời, lớp tế bào lá nuôi (TE) tiết lysine sẽ làm mỏng màng trong suốt của noãn. Việc nở rộng và màng trong suốt mỏng dần sẽ làm phôi thoát màng. Tuy nhiên, quá trình phôi người thoát màng vẫn còn chưa được hiểu rõ ràng. Sự co rút nhẹ của phôi có thể có lợi cho quá trình này, như nếu co sụp giảm >50% thể tích của phôi nang thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thoát màng (Niimura và cs., 2003). Hiện tượng co sụp rồi nở rộng lại trong quá trình phát triển phôi nang được quan sát thấy khi nuôi cấy time-lapse. Theo một nghiên cứu năm 2015, một số thông số động học như thời điểm hình thành phôi dâu, thời điểm bắt đầu hình thành khoang phôi ngắn hơn đáng kể ở phôi bị co sụp. Tuy nhiên, tỉ lệ làm tổ giảm từ 48,5% đến 35,1% khi chuyển phôi co sụp (Marcos và cs., 2015).
Nuôi cấy phôi dài ngày và chuyển phôi giai đoạn phôi nang đã trở thành quy trình thường quy của các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm. Gần đây, việc chuyển đơn phôi chọn lọc (eSET) ở giai đoạn phôi nang là phương án điều trị thay thế vẫn duy trì hiệu quả kết cục thai như giảm tối đa đa thai. Vì thế, cần các “dấu ấn” hay phương pháp để lựa chọn phôi có tiềm năng tốt để eSET. Do đó, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát mối tương quan giữa việc co sụp (collapse) khoang phôi nang tự phát (nội sinh) và kết quả thai sau eSET phôi nang.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Roy của Vương quốc Anh. Phôi được nuôi cấy trong môi trường bước đơn (GTL ™ Vitrolife, Thụy Điển), ở điều kiện 6% CO2, 5% O2; phôi được lựa chọn để chuyển bằng tiêu chí hình thái tiêu chuẩn. Sử dụng hệ thống nuôi cấy phôi time-lapse (TLM) của EmbryoScope ™, sự co sụp của khoang phôi nang được phân tích bằng cách đo mức giảm thể tích dịch phôi nang tối đa và được xác định là đã co sụp nếu giảm > 50% thể tích. Các cặp vợ chồng được điều trị IVF / ICSI và chuyển đơn phôi chọn lọc (eSET) ở giai đoạn phôi nang đã được đưa vào nghiên cứu này (tổng số 356 phôi). Chia 2 nhóm phôi nang: co sụp trong quá trình phát triển hoặc không co sụp. 62 phôi nang đã co sụp một lần hoặc nhiều hơn trong quá trình phát triển (17,4%), 294 phôi còn lại không thấy co sụp (82,6%).
Kết quả:
Tỷ lệ làm tổ (IR) là 61,2% và tỷ lệ thai diễn tiến (OPR) là 53,7% cao hơn đáng kể ở nhóm phôi nang không bị co sụp so với nhóm phôi nang bị co sụp (tỷ lệ IR 22,6% và OPR 17,7%).
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng các phôi nang người tự co sụp trong quá trình phát triển in vitro sẽ ít có khả năng làm tổ và mang thai so với phôi không bị co sụp. Mặc dù đây là một nghiên cứu hồi cứu, như kết quả cho thấy rằng sự co sụp trong quá trình phát triển của phôi nang như là một “dấu ấn” mới của việc lựa chọn phôi để eSET ở giai đoạn phôi nang.
CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Spontaneous blastocyst collapse as an embryo marker of low pregnancy outcome: A Time-Lapse study, JBRA Assisted Reproduction, 2019, doi: 10.5935/1518-0557.20190044
Từ khóa: nuôi cấy phôi, time-lapse, phôi nang tự co sụp, chuyển đơn phôi nang, kết cục thai kỳ
Nuôi cấy phôi dài ngày và chuyển phôi giai đoạn phôi nang đã trở thành quy trình thường quy của các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm. Gần đây, việc chuyển đơn phôi chọn lọc (eSET) ở giai đoạn phôi nang là phương án điều trị thay thế vẫn duy trì hiệu quả kết cục thai như giảm tối đa đa thai. Vì thế, cần các “dấu ấn” hay phương pháp để lựa chọn phôi có tiềm năng tốt để eSET. Do đó, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát mối tương quan giữa việc co sụp (collapse) khoang phôi nang tự phát (nội sinh) và kết quả thai sau eSET phôi nang.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Roy của Vương quốc Anh. Phôi được nuôi cấy trong môi trường bước đơn (GTL ™ Vitrolife, Thụy Điển), ở điều kiện 6% CO2, 5% O2; phôi được lựa chọn để chuyển bằng tiêu chí hình thái tiêu chuẩn. Sử dụng hệ thống nuôi cấy phôi time-lapse (TLM) của EmbryoScope ™, sự co sụp của khoang phôi nang được phân tích bằng cách đo mức giảm thể tích dịch phôi nang tối đa và được xác định là đã co sụp nếu giảm > 50% thể tích. Các cặp vợ chồng được điều trị IVF / ICSI và chuyển đơn phôi chọn lọc (eSET) ở giai đoạn phôi nang đã được đưa vào nghiên cứu này (tổng số 356 phôi). Chia 2 nhóm phôi nang: co sụp trong quá trình phát triển hoặc không co sụp. 62 phôi nang đã co sụp một lần hoặc nhiều hơn trong quá trình phát triển (17,4%), 294 phôi còn lại không thấy co sụp (82,6%).
Kết quả:
Tỷ lệ làm tổ (IR) là 61,2% và tỷ lệ thai diễn tiến (OPR) là 53,7% cao hơn đáng kể ở nhóm phôi nang không bị co sụp so với nhóm phôi nang bị co sụp (tỷ lệ IR 22,6% và OPR 17,7%).
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng các phôi nang người tự co sụp trong quá trình phát triển in vitro sẽ ít có khả năng làm tổ và mang thai so với phôi không bị co sụp. Mặc dù đây là một nghiên cứu hồi cứu, như kết quả cho thấy rằng sự co sụp trong quá trình phát triển của phôi nang như là một “dấu ấn” mới của việc lựa chọn phôi để eSET ở giai đoạn phôi nang.
CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Spontaneous blastocyst collapse as an embryo marker of low pregnancy outcome: A Time-Lapse study, JBRA Assisted Reproduction, 2019, doi: 10.5935/1518-0557.20190044
Từ khóa: nuôi cấy phôi, time-lapse, phôi nang tự co sụp, chuyển đơn phôi nang, kết cục thai kỳ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Một phân tích cộng gộp và tổng quan hệ thống xác định sự ảnh hưởng của tổn thương DNA đối với kết cục IVF và ICSI - Ngày đăng: 04-10-2019
Nguy cơ nhận dạng sai trẻ sơ sinh trong các thai kỳ đa thai so với đơn thai tại khoa hồi sức sơ sinh - Ngày đăng: 30-09-2019
Phụ nữ nghĩ gì về kiểm tra khả năng dự trữ buồng trứng và kỹ thuật đông lạnh noãn - Ngày đăng: 30-09-2019
Mối tương quan giữa lượng mtDNA và tiềm năng cũng như tình trạng di truyền của phôi giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 30-09-2019
HPV trong tinh dịch làm giảm tỷ lệ thai lâm sàng đối với phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 30-09-2019
Số lượng noãn chọc hút trong một chu kỳ IVF: Sự cân bằng giữa hiệu quả điều trị và sự an toàn của bệnh nhân - Ngày đăng: 27-09-2019
Dấu hiệu mới trong siêu âm chẩn đoán nhau cài răng lược - Ngày đăng: 27-09-2019
Kết quả chu sinh của trẻ sinh đơn từ phôi trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa so với đông lạnh chậm: Một nghiên cứu đoàn hệ đa trung tâm sử dụng phân tích điểm số xu hướng - Ngày đăng: 27-09-2019
Mức độ methyl hoá DNA và sự biểu hiện của mRNA của gen in dấu ở phôi nang từ IVM ở bệnh nhân buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 21-09-2019
Các cặp vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân nào nên được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm? - Ngày đăng: 25-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK