Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 04-10-2019 9:45am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Phân mảnh DNA tinh trùng (SDF- sperm DNA fragmentation) được định nghĩa là sự tổn thương cấu trúc vật chất di truyền của tinh trùng, do sự đứt gãy mạch đôi (dsSDF- double stranded sperm DNA fragmentation) hoặc mạch đơn DNA (ssSDF- single stranded sperm DNA fragmentation). Trong khi các xét nghiệm về phân mảnh DNA tinh trùng được biết là có ảnh hưởng đến sinh sản tự nhiên và có khả năng tiên lượng tốt về kết quả có thai tự nhiên. Trong điều trị hỗ trợ sinh sản, ICSI là kỹ thuật giúp loại bỏ hàng rào thụ tinh tự nhiên, mặc dù tiêu chí lựa chọn tinh trùng để tiêm vào bào tương noãn là có di động tốt, hình dạng bình thường. Tuy nhiên, vẫn có khả năng một tinh trùng có SDF cao thụ tinh và kết quả cuối cùng là thụ thai. Hơn nữa, tác động của phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả thai trong điều trị IVF và ICSI vẫn còn nhiều tranh cãi.



Nghiên cứu phân tích cộng gộp và tổng quan hệ thống được đăng trên tạp trí Asian Journal of Andrology (2017) để xác định sự ảnh hưởng của tổn thương DNA đối với kết cục IVF và ICSI. Nhóm tác giả đã tiến hành phân tích tổng hợp các nghiên cứu về phân mảnh DNA tinh trùng (được đánh giá bằng xét nghiệm SCSA, TUNEL, SCD hoặc Comet) và thai lâm sàng sau khi điều trị bằng IVF và / hoặc ICSI từ các cơ sở dữ liệu tìm kiếm của MEDLINE, EMBASE và PUBMED cho phân tích này. Kết quả tìm kiếm được 41 bài báo (với tổng số 56 nghiên cứu) bao gồm 16 nghiên cứu IVF, 24 nghiên cứu ICSI và 16 nghiên cứu hỗn hợp (IVF + ICSI). Các nghiên cứu này đã đo chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng - DFI (bằng 1 trong 4 xét nghiệm: 23 nghiên cứu sử dụng SCSA, 18 TUNEL, 8 SCD và 7 Comet) và bao gồm tổng cộng 8068 chu kỳ điều trị (3734 chu kỳ IVF, 2282 ICSI và 2052 IVF + ICSI hỗn hợp).

Kết quả là
·        OR kết hợp của 16 nghiên cứu điều trị IVF là 1,65 (CI 95%: 1,35-2,04; P <0,0001) chỉ ra rằng phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng xấu đến thai lâm sàng sau điều trị IVF.
·        OR kết hợp của 24 nghiên cứu điều trị ICSI là 1,31 (CI 95%: 1,08-1,59; P <0,0068) chỉ ra rằng phân mảnh DNA tinh trùng cũng ảnh hưởng xấu đến thai lâm sàng sau điều trị ICSI.
·        OR kết hợp của 16 nghiên cứu điều trị hỗn hợp IVF+ICSI là 2,37 (CI 95%: 1,89-2,97; P <0,0001) chỉ ra rằng phân mảnh DNA tinh trùng tác động đến thai lâm sàng sau điều trị hỗn hợp IVF và ICSI.

Như vậy, OR kết hợp là 1,68 (CI 95%: 1,49-1,89; P <0,0001) chỉ ra rằng phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng xấu đến thai lâm sàng sau điều trị IVF và / hoặc ICSI.
Vì vậy, qua bài tổng quan hệ thống phân tích cộng gộp này đã cho chứng minh rằng theo các bằng chứng nghiên cứu hiện có đã cho thấy phân mảnh DNA tinh trùng có ảnh hưởng tiêu cực đến thai lâm sàng sau điều trị IVF và / hoặc ICSI.

CVPH. Trần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: A systematic review and meta‑analysis to determine the effect of sperm DNA damage on in vitro fertilization and intracytoplasmic sperm injection outcome, Asian Journal of Andrology, 2017, doi: 10.4103/1008-682X.182822
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK