Tin tức
on Monday 13-02-2017 4:35pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Long Hồ (Bệnh viện Mỹ Đức)
Acetaminophen được sử dụng rộng rãi trong thai kỳ. Việc xác định tỷ lệ sử dụng thuốc trong dân số là rất khó vì dùng acetaminophen không cần kê toa. Một khảo sát cho biết khoảng 40 – 65% thai phụ sử dụng acetaminophen khi mang thai để trị đau đầu và sốt.
Acetaminophen có thể qua nhau thai dễ dàng và một báo cáo cho biết thuốc tồn tại trong máu cuống rốn sau khi sanh. Trong khi đa số báo cáo cho thấy acetaminophen an toàn cho thai kỳ, thì một số báo cáo gần đây cho thấy có mối liên quan giữa việc dùng acetaminophen khi mang thai và sự tăng nguy cơ các bất thường về tâm thần kinh ở trẻ.
Hai nghiên cứu thuần tập hồi cứu báo cáo năm 2016 cho thấy có mối liên quan giữa dùng acetaminophen lúc mang thai và tăng nguy cơ các bất thường tâm thần kinh ở trẻ. Nghiên cứu của Stergiakouli và cs báo cáo sự liên quan giữa dùng acetaminophen khi mang thai và các rối loạn hành vi như tăng động kém tập trung (ADHD). Trong nghiên cứu này, 7796 phụ nữ được hỏi ở tuổi thai từ 18 đến 32 tuần có sử dụng acetaminophen trong 3 tháng trước đó không. Hành vi của trẻ sẽ được đánh giá lúc 7 tuổi bằng bộ câu hỏi Strengths and Difficulties Questionaire. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa dùng acetaminophen và tăng các rối loạn ứng xử (RR = 1.42, 1.25 – 1.62) và rối loạn tăng động (RR = 1.31, 1.16 – 1.49). Giới hạn của nghiên cứu là việc sử dụng acetaminophen chỉ được nghe kể lại từ các bà mẹ dễ bị sai lệch do nhớ lại và không có báo cáo về liều dùng cũng như dùng trong bao lâu. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ đánh giá trẻ tại một thời điểm duy nhất là 7 tuổi, khảo sát cha mẹ chứ không phải thông qua sự đánh giá của các chuyên gia.
Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Danish National Birth Cohort cũng báo cáo năm 2016 trên đối tượng là 64.322 phụ nữ mang đơn thai, được hỏi về việc sử dụng acetaminophen lúc 12 tuần, 30 tuần và 6 tháng sau sinh. Các rối loạn tâm thần phổ tự kỷ (ASD) được xác định thông qua hồ sơ bệnh viện. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa sử dụng acetaminophen lúc mang thai và sự tăng nguy cơ ASD có rối loạn tăng động (HR = 1.07, 1.19 – 1.92).
Có 3 nghiên cứu thuần tập hồi cứu từ năm 2013 – 2014 kiểm tra mối liên quan giữa dùng acetaminophen và ADHD ở trẻ. Cả 3 nghiên cứu đều cho thấy có mối liên quan nhẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng bị giới hạn khi sử dụng thông tin nhớ lại của các bà mẹ, thiếu định lượng liều dùng cũng như việc đánh giá các rối loạn hành vi thông qua bảng câu hỏi.
Một nghiên cứu dọc mới báo cáo gần đây trên những thai phụ sử dụng giảm đau và đánh giá các rối loạn thần kinh, tâm thần phân liệt ở con họ. Không có mối liên quan với việc dùng acetaminophen, tuy nhiên dùng aspirin thì có mối liên quan (OR = 2.79, 1.27 – 6.07).
Ngày 1 tháng 9 năm 2015, Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra thông cáo về các nguy cơ có thể có khi sử dụng thuốc giảm đau trong thai kỳ: “Dựa trên các nghiên cứu trên, chúng tôi tin rằng, các bằng chứng chưa đủ mạnh để kết luận mối liên quan giữa sử dụng acetaminophen trong thai kỳ và ADHD ở trẻ.”
Các nghiên cứu trên đều thiếu các thiết kế nghiên cứu tốt, và kết quả còn nhiều tranh cãi. Định nghĩa về ADHD vẫn còn đang được phát triển và hoàn thiện. Các nguyên nhân dẫn đến ADHD vẫn chưa rõ, có thể do tác động từ môi trường, di truyền mà các nghiên cứu hồi cứu không thể đánh giá được.
Vì các bằng chứng đều chưa thể kết luận được mối liên quan giữa sử dụng acetaminophen và ADHD nên Hội bà mẹ và thai nhi Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tư vấn acetaminophen là một thuốc giảm đau, hạ sốt phù hợp cho thai kỳ.
Nguồn: Prenatal acetaminophen use and outcomes in children.
Statement: Prenatal Acetaminophen Use and Outcomes in Children. Am J Obstet Gynecol, 03/02/2017. doi: 10.1016/j.ajog.2017.01.021
Từ khóa: acetaminophen
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các biến chứng chu sinh gia tăng nguy cơ mắc tự kỷ - Ngày đăng: 07-02-2017
Các khuyến cáo về sử dụng thuốc kháng siêu vi trong mùa cúm 2016-2017 - Ngày đăng: 07-02-2017
Liệu bố mẹ hành xử khiếm nhã có ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc trẻ hay không? - Ngày đăng: 07-02-2017
Nồng độ AMH trước mổ có ảnh hưởng đến khả năng có thai sau mổ của bệnh nhân được phẫu thuật do lạc nội mạc tử cung nặng? - Ngày đăng: 31-01-2017
Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh - Ngày đăng: 24-01-2017
Cha mẹ béo phì liên quan đến chậm phát triển của con - Ngày đăng: 24-01-2017
Bổ sung dầu cá trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ hen suyễn ở trẻ em - Ngày đăng: 20-01-2017
Điều trị non-steroid cho trẻ non tháng còn ống động mạch không làm giảm tỉ lệ tử vong và loạn sản phế quản phổi - Ngày đăng: 20-01-2017
Tóm tắt thông tin cập nhật về đái tháo đường trong thai kỳ từ hướng dẫn của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ 2017 - Ngày đăng: 19-01-2017
Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) có liên quan tới chế độ ăn không khoẻ mạnh trong thai kỳ - Ngày đăng: 18-01-2017
Chế độ ăn giàu chất béo trong thai kỳ làm giảm hệ vi khuẩn ruột có lợi ở thế hệ sau - Ngày đăng: 18-01-2017
Tình trạng thiếu sắt đặt 1/3 thai phụ vào nguy cơ gặp các biến chứng của thai kỳ - Ngày đăng: 18-01-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK