Tin tức
on Monday 29-06-2015 12:36pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Kết quả từ những nghiên cứu cũ không thể áp dụng cho hoàn cảnh hiện tại
Theo kết luận từ báo cáo tổng kết công bố bởi Viện Chất lượng và Hiệu quả trong Chăm sóc sức khoẻ Đức (IQWiG), dưới sự uỷ nhiệm của Uỷ ban Khớp liên bang (G-BA), hiện tại vẫn chưa đủ cơ sở để có thể đánh giá việc tầm soát vi khuẩn niệu không triệu chứng (asymptomatic bacteriuria, ASB) ở sản phụ có những lợi ích/tác hại gì do thiếu các nghiên cứu thích hợp. Lợi ích của việc điều trị kháng sinh cho ASB sau khi tầm soát cũng là một vấn đề chưa được giải quyết, do không thể áp dụng các kết quả nghiên cứu từ 40 năm về trước cho hoàn cảnh chăm sóc sức khoẻ hiện nay.
Các hướng dẫn dành cho sản phụ đều nhấn mạnh việc tầm soát định kỳ ASB
Trong ASB, vi khuẩn hiện diện trong nước tiểu không gây bất cứ triệu chứng nhiễm trùng tiểu nào, do đó chỉ có thể phát hiện ASB thông qua các xét nghiệm. Thông thường các sản phụ sẽ được lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm. Theo các nghiên cứu trước đây, ASB nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng ở thận (viêm đài bể thận) trong khoảng ¼ các trường hợp. Và cũng có thể tồn tại một mối liên hệ giữa vi khuẩn niệu với sự gia tăng nguy cơ sinh non.
Để đánh giá hiệu quả của việc tầm soát ASB cho bà mẹ và trẻ, cần so sánh chiến lược này với chiến lược can thiệp không kèm tầm soát. Tại Đức trong nhiều năm liền, tương tự những quốc gia khác, quá trình tầm soát trước sinh luôn bao gồm tầm soát ASB xuất phát từ quan điểm cho rằng quy trình này là có lợi mặc dù chưa được chứng minh. Đây là lý do tại sao không có một nghiên cứu so sánh nào được tiến hành. Thay vào đó, IQWiG so sánh lợi ích và tổn hại ở nhóm điều trị ASB phát hiện bằng tầm soát với nhóm không điều trị hoặc điều trị bằng giả dược. Việc chứng minh được lợi ích điều trị trên những sản phụ tầm soát phát hiện ASB sẽ đồng nghĩa với việc chứng tỏ được lợi ích của tầm soát.
Hoàn cảnh chăm sóc sức khoẻ đã thay đổi
Đã có 3 nghiên cứu trả lời câu hỏi này công bố từ khoảng giữa năm 1960 và 1969. Những kết cục quan trọng nhất có liên quan bao gồm biến chứng ở trẻ sơ sinh, viêm đài bể thận và nhiễm trùng tiểu dưới. Đối với hai bệnh cảnh sau (viêm đài bể thận và nhiễm trùng tiểu dưới), điều trị kháng sinh đã chứng tỏ có hiệu quả nhẹ.
Tuy nhiên, không thể áp dụng những kết quả nghiên cứu từ 40 năm trước cho hoàn cảnh chăm sóc sức khoẻ hiện tại. Một phần do trước đây những đối tượng tham gia nghiên cứu đã phải thực hiện các phương pháp đánh giá mà hiện không còn được áp dụng cho các sản phụ khoẻ mạnh nữa, mặt khác, các phương pháp này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, vẫn còn chưa rõ cách để xác định ASB, vì vậy không thể áp dụng các kết quả cũ vào quy trình chẩn đoán hiện tại. Hơn thế nữa, trong tất cả các nghiên cứu đề cập bên trên, thông tin về những đặc điểm chính của dân số nghiên cứu bị thất lạc, khiến cho quá trình diễn giải kết quả trở nên khó khăn hơn.
Không chỉ dừng lại ở đây, tác hại tiềm ẩn từ việc sử dụng kháng sinh một cách đại trà trong thập niên 1960 rất khó để khảo sát. Với tình trạng có rất nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị ASB như hiện nay, tỷ số lợi ích/ tác hại có thể thay đổi – và điều này gây bất lợi cho chiến lược tầm soát cũng như chiến lược chờ và theo dõi. Câu hỏi về việc liệu thai phụ hay con họ có lợi ích gì từ việc tầm soát hay không cũng từ đó trở nên không rõ ràng như câu hỏi về việc liệu họ có lợi từ việc điều trị kháng sinh ASB phát hiện bằng tầm soát hay không.
Những biến chứng gây ra bởi ASB hiếm hơn dự đoán
Hiện nay tại Hà Lan, việc tầm soát ASB chỉ được khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao. Đây là lý do tại sao vẫn có thể tiến hành những nghiên cứu với nhóm chứng là các đối tượng không được tầm soát. Tuy nhiên đã có vấn đề phát sinh trong quá trình phân tích kết quả ban đầu từ một nghiên cứu so sánh: các biến cố được định nghĩa là kết cục của nghiên cứu, ví dụ như viêm đài bể thận và sinh non, xuất hiện ít hơn đáng kể so với dự đoán. So sánh với thời gian trước kia, người ta nhận thấy tỷ lệ mắc mới nhiễm trùng tiểu trên giảm một cách đáng kể. Có khả năng là hiện nay thai phụ bị ASB ít có biến chứng hơn, điều này cũng có thể làm thay đổi tỷ số giữa các điểm thuận lợi và bất lợi của việc tầm soát.
Làm rõ ý nghĩa và tính khả thi
Theo Stefan Sauerland, trưởng khoa can thiệp không dùng thuốc của IQWiG, câu hỏi về hiệu quả của việc tầm soát đại trà ASB ở thai phụ cũng nên được đưa ra một lần nữa tại Đức. Một nghiên cứu vẫn có thể mang tính khả thi và hợp y đức nếu loại ra những nhóm đối tượng nguy cơ cao để đảm bảo họ vẫn được điều trị kháng sinh, đồng thời có thể đảm bảo việc không điều trị kháng sinh ở nhóm dùng giả dược là không vi phạm y đức. Tuy nhiên, quá trình chọn mẫu trong nghiên cứu tại Hà Lan sau khi kết thúc đã cho thấy cỡ mẫu phải được tính toán dựa trên tỷ lệ mắc mới của viêm đài bể thận, và tỷ lệ này rõ ràng thấp hơn hẳn 40 hay 50 năm trước. Sau đó cũng có thể xác định chiến lược tầm soát nào tỏ ra là lựa chọn tốt hơn, ví dụ bằng cấy nước tiểu hay bằng que nhúng nước tiểu nhiều lần trong suốt giai đoạn mang thai. Thêm vào đó, cả mẹ và trẻ đều nên được theo dõi sau sinh để phát hiện các biến chứng muộn.
Theo kết luận từ báo cáo tổng kết công bố bởi Viện Chất lượng và Hiệu quả trong Chăm sóc sức khoẻ Đức (IQWiG), dưới sự uỷ nhiệm của Uỷ ban Khớp liên bang (G-BA), hiện tại vẫn chưa đủ cơ sở để có thể đánh giá việc tầm soát vi khuẩn niệu không triệu chứng (asymptomatic bacteriuria, ASB) ở sản phụ có những lợi ích/tác hại gì do thiếu các nghiên cứu thích hợp. Lợi ích của việc điều trị kháng sinh cho ASB sau khi tầm soát cũng là một vấn đề chưa được giải quyết, do không thể áp dụng các kết quả nghiên cứu từ 40 năm về trước cho hoàn cảnh chăm sóc sức khoẻ hiện nay.
Các hướng dẫn dành cho sản phụ đều nhấn mạnh việc tầm soát định kỳ ASB
Trong ASB, vi khuẩn hiện diện trong nước tiểu không gây bất cứ triệu chứng nhiễm trùng tiểu nào, do đó chỉ có thể phát hiện ASB thông qua các xét nghiệm. Thông thường các sản phụ sẽ được lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm. Theo các nghiên cứu trước đây, ASB nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng ở thận (viêm đài bể thận) trong khoảng ¼ các trường hợp. Và cũng có thể tồn tại một mối liên hệ giữa vi khuẩn niệu với sự gia tăng nguy cơ sinh non.
Để đánh giá hiệu quả của việc tầm soát ASB cho bà mẹ và trẻ, cần so sánh chiến lược này với chiến lược can thiệp không kèm tầm soát. Tại Đức trong nhiều năm liền, tương tự những quốc gia khác, quá trình tầm soát trước sinh luôn bao gồm tầm soát ASB xuất phát từ quan điểm cho rằng quy trình này là có lợi mặc dù chưa được chứng minh. Đây là lý do tại sao không có một nghiên cứu so sánh nào được tiến hành. Thay vào đó, IQWiG so sánh lợi ích và tổn hại ở nhóm điều trị ASB phát hiện bằng tầm soát với nhóm không điều trị hoặc điều trị bằng giả dược. Việc chứng minh được lợi ích điều trị trên những sản phụ tầm soát phát hiện ASB sẽ đồng nghĩa với việc chứng tỏ được lợi ích của tầm soát.
Hoàn cảnh chăm sóc sức khoẻ đã thay đổi
Đã có 3 nghiên cứu trả lời câu hỏi này công bố từ khoảng giữa năm 1960 và 1969. Những kết cục quan trọng nhất có liên quan bao gồm biến chứng ở trẻ sơ sinh, viêm đài bể thận và nhiễm trùng tiểu dưới. Đối với hai bệnh cảnh sau (viêm đài bể thận và nhiễm trùng tiểu dưới), điều trị kháng sinh đã chứng tỏ có hiệu quả nhẹ.
Tuy nhiên, không thể áp dụng những kết quả nghiên cứu từ 40 năm trước cho hoàn cảnh chăm sóc sức khoẻ hiện tại. Một phần do trước đây những đối tượng tham gia nghiên cứu đã phải thực hiện các phương pháp đánh giá mà hiện không còn được áp dụng cho các sản phụ khoẻ mạnh nữa, mặt khác, các phương pháp này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, vẫn còn chưa rõ cách để xác định ASB, vì vậy không thể áp dụng các kết quả cũ vào quy trình chẩn đoán hiện tại. Hơn thế nữa, trong tất cả các nghiên cứu đề cập bên trên, thông tin về những đặc điểm chính của dân số nghiên cứu bị thất lạc, khiến cho quá trình diễn giải kết quả trở nên khó khăn hơn.
Không chỉ dừng lại ở đây, tác hại tiềm ẩn từ việc sử dụng kháng sinh một cách đại trà trong thập niên 1960 rất khó để khảo sát. Với tình trạng có rất nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị ASB như hiện nay, tỷ số lợi ích/ tác hại có thể thay đổi – và điều này gây bất lợi cho chiến lược tầm soát cũng như chiến lược chờ và theo dõi. Câu hỏi về việc liệu thai phụ hay con họ có lợi ích gì từ việc tầm soát hay không cũng từ đó trở nên không rõ ràng như câu hỏi về việc liệu họ có lợi từ việc điều trị kháng sinh ASB phát hiện bằng tầm soát hay không.
Những biến chứng gây ra bởi ASB hiếm hơn dự đoán
Hiện nay tại Hà Lan, việc tầm soát ASB chỉ được khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao. Đây là lý do tại sao vẫn có thể tiến hành những nghiên cứu với nhóm chứng là các đối tượng không được tầm soát. Tuy nhiên đã có vấn đề phát sinh trong quá trình phân tích kết quả ban đầu từ một nghiên cứu so sánh: các biến cố được định nghĩa là kết cục của nghiên cứu, ví dụ như viêm đài bể thận và sinh non, xuất hiện ít hơn đáng kể so với dự đoán. So sánh với thời gian trước kia, người ta nhận thấy tỷ lệ mắc mới nhiễm trùng tiểu trên giảm một cách đáng kể. Có khả năng là hiện nay thai phụ bị ASB ít có biến chứng hơn, điều này cũng có thể làm thay đổi tỷ số giữa các điểm thuận lợi và bất lợi của việc tầm soát.
Làm rõ ý nghĩa và tính khả thi
Theo Stefan Sauerland, trưởng khoa can thiệp không dùng thuốc của IQWiG, câu hỏi về hiệu quả của việc tầm soát đại trà ASB ở thai phụ cũng nên được đưa ra một lần nữa tại Đức. Một nghiên cứu vẫn có thể mang tính khả thi và hợp y đức nếu loại ra những nhóm đối tượng nguy cơ cao để đảm bảo họ vẫn được điều trị kháng sinh, đồng thời có thể đảm bảo việc không điều trị kháng sinh ở nhóm dùng giả dược là không vi phạm y đức. Tuy nhiên, quá trình chọn mẫu trong nghiên cứu tại Hà Lan sau khi kết thúc đã cho thấy cỡ mẫu phải được tính toán dựa trên tỷ lệ mắc mới của viêm đài bể thận, và tỷ lệ này rõ ràng thấp hơn hẳn 40 hay 50 năm trước. Sau đó cũng có thể xác định chiến lược tầm soát nào tỏ ra là lựa chọn tốt hơn, ví dụ bằng cấy nước tiểu hay bằng que nhúng nước tiểu nhiều lần trong suốt giai đoạn mang thai. Thêm vào đó, cả mẹ và trẻ đều nên được theo dõi sau sinh để phát hiện các biến chứng muộn.
(Nguồn: medicalnewstoday 05/2015)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối liên quan giữa vấn đề vệ sinh với hen, và dị ứng - Ngày đăng: 25-06-2015
So sánh chi phí - Hiệu quả của việc cấy que tránh thai chứa Etonogestrel ngay hoặc trì hoãn trong giai đoạn hậu sản - Ngày đăng: 25-06-2015
Tăng cường tiếp xúc mẹ - con cải thiện sự tăng trưởng và tăng cân ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 25-06-2015
Đột biến gen palb2 làm tăng nguy cơ ung thư vú - Ngày đăng: 09-06-2015
Trì hoãn kẹp dây rốn giúp cải thiện điểm số về các vận động tinh vi và xã hội khi trẻ được 4 tuổi - Ngày đăng: 09-06-2015
Trẻ có khả năng bị béo phì khi mẹ tăng cân quá mức trong thai kỳ - Ngày đăng: 09-06-2015
Vai trò của xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy trong chẩn đoán nhiễm trùng tiểu ở trẻ dưới 3 tháng - Ngày đăng: 02-07-2015
Sống ở vùng cao có liên quan đến hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi - Ngày đăng: 02-07-2015
Sử dụng GLYBURIDE trong thai kỳ mang lại nhiều nguy cơ ở trẻ sơ sinh hơn so với INSULIN - Ngày đăng: 03-06-2015
METOCLOPRAMIDE và DIPHENHYDRAMINE giúp giảm đau đầu ở phụ nữ mang thai - Ngày đăng: 03-06-2015
Phương pháp làm lạnh tử cung giúp giảm chảy máu trong sinh mổ - Ngày đăng: 03-06-2015
Hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu đến 3 năm sau khi mắc sởi - Ngày đăng: 25-05-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK