Một nghiên cứu ở Thụy Điển khẳng định rằng, phụ nữ dường như dễ bị tiểu không tự chủ sau khi sinh ngả âm đạo hơn so với sau khi mổ lấy thai.
Bác sĩ Steven Swift, trưởng khoa Phụ Niệu và khoa điều trị tiểu không tự chủ của Đại học Y khoa Bắc Carolina ở Charleston, một người không tham gia vào nghiên cứu trên, nói rằng ông không hề ngạc nhiên trước các kết quả này.
“Bất kỳ ai từng chứng kiến một cuộc sinh ngả âm đạo đều nhận ra rằng đầu của trẻ sơ sinh khá lớn trong khi các cơ mà nó đi ngang qua lại không lớn đến cỡ đó. Và bất cứ lúc nào bạn kéo căng một bó cơ đều có nguy cơ phá hủy nó, “ ông phát biểu với Reuters Health.
Mặc dù một số bác sĩ thừa nhận việc sinh ngả âm đạo làm cho phụ nữ có nhiều nguy cơ tiểu không kiểm soát sau này hơn, các nghiên cứu vẫn chưa tập trung vào các hậu quả lâu dài của các phương pháp sinh.
Bác sĩ Ian Milsom ở Học viện Sahlgrenska của Đại học Gothenburg ở Thụy Điển và các cộng sự đã thu thập thông tin từ hơn 5.200 phụ nữ đã từng sinh một lần trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1988. Khoảng 1.200 trong số đó là sinh mổ.
Khi các bà mẹ được khảo sát sơ lược vào 22 năm sau sinh, 40% trong số những người sinh ngả âm đạo nói rằng họ bị són tiểu, so với 29% phụ nữ được sinh mổ.
Bác sĩ Milsom nói rằng dường như giai đoạn cuối cùng của sinh ngả âm đạo là quan trọng nhất cho nguy cơ tiểu không tự chủ về sau. Với những phụ nữ bắt đầu chuyển dạ sinh ngả âm đạo, nhưng kết thúc bằng sinh mổ, dường như nguy cơ tiểu không tự chủ 20 năm sau tương tự như các phụ nữ được sinh mổ chủ động.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, các bác sĩ có thể thực hiện 8 hoặc 9 ca sinh mổ để phòng ngừa 1 trường hợp tiểu không tự chủ về lâu dài. Nhưng phiền phức ở chỗ, không có lý gì lại phải sinh mổ vì nguy cơ tiểu không tự chủ.
“Chúng tôi không tán thành việc sinh mổ trên tất cả mọi người,” ông phát biểu với Reuters Health.
Nhóm nghiên cứu của ông nhận thấy rằng giữa những phụ nữ được sinh mổ, các phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu không tự chủ cao gấp 3 lần so với các phụ nữ có cân nặng bình thường. Và các phụ nữ béo phì đã sinh ngả âm đạo có nguy cơ tiểu không tự chủ cao gấp 2,5 lần so với các phụ nữ có cân nặng bình thường vào thời điểm khảo sát.
“Bài báo này cho thấy, điều quan trọng nhất với tôi là nếu bạn kiểm soát được cân nặng, bạn sẽ kiểm soát được tình trạng tiểu không tự chủ sau này tốt hơn so với việc bạn được sinh mổ thay vì sinh ngả âm đạo,” Bác sĩ Swift nói.
Ông nói một trong những vấn đề quan trọng nhất mà nghiên cứu chưa đánh giá đó là mức độ nghiêm trọng của tiểu không tự chủ.
“Nếu bạn hỏi 100 phụ nữ, ‘Bạn có bị són tiểu không?’ nhiều người trong số họ sẽ trả lời ‘Có.’ Câu hỏi là, điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn đến mức nào?’ Ông nói.
Các nghiên cứu của Bác sĩ Milsom rõ ràng đã cho thấy các phụ nữ sinh ngả âm đạo có nguy cơ tiểu không tự chủ cao hơn gần 3 lần trong khoảng thời gian trên 10 năm.
Các tác giả nghiên cứu viết trong bài báo cáo của mình, được xuất bản vào ngày 14/3 trên BJOG: (An International Journal of Obstetrics and Gynaecology) rằng sự liên quan giữa cân nặng và tình trạng tiều không tự chủ rất đáng chú trọng, “vì điều đó có nghĩa không bao giờ là quá muộn để cải thiện (tình trạng tiểu không tự chủ) bằng cách giảm cân và kiểm soát cân nặng.”
Nguồn: http://bit.ly/yRSGJw BJOG Int 2012.
BS Nguyễn Thị Ngọc Nhân
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...