Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 06-04-2012 2:02am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

yta va benhnhan

Theo 1 nghiên cứu mới, những y tá làm việc với các thuốc hóa trị hoặc các hóa chất sát trùng thì có khả năng sẩy thai gấp 2 lần so với các đồng nghiệp không tiếp xúc các chất này.


Christina Lawson, một nhà nghiên cứu tại Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (National Institute for Occupational Health and Safety - NIOSH), cho biết bà không quá ngạc nhiên khi biết rằng tiếp xúc với hóa chất chắc chắn sẽ gây sẩy thai. Bà cho biết các y tá đã được khuyến cáo từ trước về các tác hại của thuốc hóa trị và những tác hại của chúng trên tam cá nguyệt thứ nhất vẫn còn đang được nghiên cứu.

Bà cũng nói thêm, các thuốc hóa trị thường nhắm mục tiêu vào các tế bào đang phân chia nhanh, ví dụ như 1 khối u, do đó chúng có ảnh hưởng đến các phụ nữ đang mang thai có tiếp xúc với chúng.

Mặc khác, không phải tất cả các nghiên cứu trước đây đều đồng ý rằng sự phơi nhiễm của các y tá tại nơi làm việc liên quan đến việc sẩy thai nhiều hơn.

Để giúp giải quyết vấn đề này, Lawson và đồng nghiệp của bà đã tiến hành 1 nghiên cứu lớn hơn các nghiên cứu trước.

Họ khảo sát gần 7500 y tá đã từng có thai vào khoảng từ năm 1993 đến năm 2002.

Các y tá được hỏi về mức độ thường xuyên họ làm việc với các chất hóa học hoặc thiết bị như tia X, thuốc gây mê, thuốc kháng ung thư và chất khử khuẩn trong mỗi tam cá nguyệt.

Trong mỗi 10 y tá, có 1 người bị sẩy thai trước 1 nửa chặng đường, khoảng 20 tuần.

Lawson cho biết con số đó dường như tương tự với tỉ lệ sẩy thai trong dân số chung.

Tuy nhiên, trong số những y tá tiếp xúc với thuốc hóa trị nhiều hơn 1 giờ mỗi ngày thì tỉ lệ này tăng gấp đôi, khoảng 2 trong mỗi 10 y tá bị sẩy thai.

NIOSH là tổ chức đưa ra những khuyến cáo về an toàn sử dụng cho những người làm việc với hóa chất.

Barbara Sattler, 1 giáo sư về lãnh vực y tá tại Đại học Maryland, cho biết những kết quả này phản ánh sự thiếu tuân thủ đối với các hướng dẫn về độ an toàn.

“Tôi biết hầu hết các bệnh viện đều đang cố gắng làm tốt hết sức mình, nhưng nếu tất cả các y tá này đều đang phải đối mặt với sẩy thai tự nhiên…thì đó là 1 điều rất quan trọng cần phải giải quyết”, Sattler - người không liên quan đến nghiên cứu này cho biết.

Những y tá cho bệnh nhân chụp phim X-Quang thì cũng có nguy cơ sẩy thai cao hơn 1 chút, khoảng 30% so với những y tá không làm việc với tia X.

Và những y tá tiếp xúc với các chất khử trùng, ví dụ như ethylene oxide và formaldehyde, hơn 1 giờ mỗi ngày thì cũng có nguy cơ sẩy thai tăng gấp đôi, nhưng chỉ trong tam cá nguyệt thứ hai.

Lawson cho biết rằng việc sẩy thai trong tam cá nguyệt thứ hai có thể là kết quả do độc tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người mẹ, trong khi sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu thì liên quan đến độc tố ảnh hưởng trên thai nhi.

Bà cho biết thêm rằng việc xác định nguyên nhân gây sẩy thai trong nghiên cứu là rất khó khăn bởi vì các nhà nghiên cứu không biết người phụ nữ đã tiếp xúc với hóa chất nào và trong thời gian bao lâu.

Ngoài ra, các nghiên cứu hiện nay chỉ chỉ ra được sự liên quan giữa hóa chất và sẩy thai, chứ không chứng minh được rằng các chất này là nguyên nhân gây sẩy thai ở người phụ nữ.

Các cuộc khảo sát đôi khi còn yêu cầu các y tá phải nhớ lại thời gian rời khỏi phòng khoảng 8 năm về trước.

Lawson và nhóm cộng sự của bà đang thực hiện 1 nghiên cứu tiếp theo để có được những thông tin chính xác hơn về vấn đề phơi nhiễm tại nơi làm việc.

Theo số liệu của các nhà nghiên cứu viết trong tạp chí Sản phụ khoa của Hoa Kì thì có khoảng 2 triệu nữ y tá tại Hoa Kì, chiếm 40% lực lượng lao động nữ.

Họ còn lưu ý y tá không phải là những người duy nhất tiếp xúc với thuốc hóa trị và các hóa chất khử trùng, mà còn có Dược sĩ, nhà sản xuất thuốc và bác sĩ thú y.

Sattler nói rằng việc tuân thủ các hướng dẫn an toàn của y tá và người sử dụng là rất quan trọng, và có lẽ nên thực thi nghiêm ngặt hơn các quy định nghề nghệp của chính phủ để giúp bảo vệ công nhân.

Lê Thị Thanh Huyền

Nguồn : bit.ly/xExQzn American Journal of Obstetrics and Gynecology

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giảm đau nhờ Vitamin D - Ngày đăng: 22-03-2012
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK