Trong nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí quốc tế về ung thư phụ khoa (International Journal of Gynecological Cancer), các nhà nghiên cứu nhận thấy khả năng sinh sản của những phụ nữ trải qua điều trị phẫu thuật ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm vẫn được bảo tồn, đồng thời kết quả của điều trị ung thư vẫn được bảo đảm thông qua việc sử dụng một kỹ thuật phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản, với điều kiện hội đủ tiêu chuẩn của ung thư nguy cơ thấp.
Theo trường phái điều trị cũ, điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm bao gồm cắt bỏ tử cung tận gốc và nạo hạch chậu, phương pháp này dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, ngày nay, phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản đã trở thành lựa chọn thu hút hơn, đặc biệt là khi chẩn đoán ung thư cổ tử cung ngày càng tăng ở phụ nữ trẻ, những người vẫn còn muốn giữ lại thiên chức làm mẹ.
Đối với các khối u giai đoạn sớm có kích thước nhỏ, phương pháp điều trị bảo tồn nhất là khoét chóp, nhưng liệu việc bảo tồn khả năng sinh sàn này có thật sự đạt được nếu khối u tái phát?
Một kĩ thuật mới ra đời mang lại hiệu quả trong điều trị ung thư trong khi vẫn giữ lại khả năng sinh sản, là cắt cổ tử cung và phần trên âm đạo triệt để, được thực hiện qua ngả bụng hoặc âm đạo. Các tác giả của bài viết này trình bày phát hiện của họ trong vòng 15 năm thực hiện phương pháp phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản qua ngả âm đạo ở 66 phụ nữ ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
Các phụ nữ được chia thành 2 nhóm nguy cơ thấp và nguy cơ cao, tùy thuộc vào đường kính khối u (<1 cm hoặc <2,5 cm), bất kể khối u đã xâm lấn mạch máu, bạch huyết hay chưa, hay khối u được phân loại grade 1, 2 hoặc 3. Trong khi nhóm phụ nữ nguy cơ thấp (n =15) trải qua phẫu thuật cắt cổ tử cung đơn giản, thì nhóm phụ nữ có nguy cơ cao (n=51) được phẫu thuật cắt cổ tử cung âm đạo tận gốc. Tất cả đều được nạo hạch chậu.
Sau phẫu thuật, 53% phụ nữ nhóm 1 (nguy cơ thấp) và 29% phụ nữ nhóm 2 (nguy cơ cao) không phát hiện bệnh còn tồn tại. Đối với những người còn bệnh, bờ cắt phẫu thuật sạch tế bào ung thư trong tất cả các phụ nữ nhóm 1 và 94% những phụ nữ ở nhóm 2.
Có 2 bệnh nhân ở nhóm 1 phát hiện di căn hạch bạch huyết, 1 trong 2 người đã từ chối điều trị hỗ trợ cho đến sau khi trứng đã được lưu trữ và đã tử vong sau đó vì bệnh. Tái phát ung thư ở đoạn giữa âm đạo được ghi nhận ở 1 bệnh nhân. Thời gian theo dõi trung bình là 96 tháng.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cho đến nay, 24 phụ nữ đã cố gắng để thụ thai, 14 người đã sinh 17 đứa trẻ sống: tỷ lệ sinh sống là 70,8%. Họ kết luận rằng một số bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thấp, có thể đánh giá cụ thể được có thể được chỉ định phương pháp phẫu thuật ít triệt để hơn, nhằm bảo tồn khả năng sinh sản, trong việc điều trị ung thư cổ tử cung. Bằng cách này, có thể tránh được những bệnh lý liên quan đến phẫu thuật cắt cổ tử cung và âm đạo triệt để.
Các nhà điều tra nhấn mạnh "Tiêu chí lựa chọn phải nghiêm ngặt và chỉ áp dụng tại trung tâm ung thư". Quyết định sử dụng các phương pháp phẫu thuật ít triệt để nhất phải được thực hiện bởi một đội ngũ bác sĩ của nhiều chuyên khoa và có kinh nghiệm, bao gồm một nhà nghiên cứu bệnh học phụ khoa, một chuyên gia về X-quang, và một phẫu thuật viên.
Nguồn: Raju SK, et al. Int J Gynecol cancer.2012. DOI:10.1097/IGC.
Bs. Nguyễn Thị Hà
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...