Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 08-03-2012 7:38am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

baby_2qTheo một nghiên cứu mới đây từ Úc, phụ nữ mang thai có hàm lượng vitamin D thấp có thể làm con bị tăng nguy cơ gặp các vấn đề về ngôn ngữ.


Mặc dù kết quả nghiên cứu chưa đưa ra bằng chứng cụ thể để kết luận tác động của sự thiếu hụt vitamin D, giáo sư Lisa Bodnar tại đại học Pittsburgh, người không tham gia trong nghiên cứu này vẫn cho rằng "các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một mối liên quan rất hợp lý và đáng quan tâm".

Vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi nhưng Andrew Whitehouse, tác giả chính của nghiên cứu này thì cho rằng ảnh hưởng của nồng độ vitamin D của mẹ thấp trên sự phát triển bào thai vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Ông cũng cho biết một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy một mối liên kết giữa mức vitamin D trong thai kỳ và các vấn đề ở trẻ em như xương yếu hơn, hen suyễn và chậm tăng trưởng.

Andrew Whitehouse và đồng nghiệp tại Đại học Tây Úc đã tìm cách để xác định  nồng độ vitamin D thấp ở mẹ và những ảnh hưởng có thể xảy ra trong sự phát triển hành vi và ngôn ngữ của trẻ sau này. Nghiên cứu được bắt đầu hai mươi năm trước, bằng cách đo nồng độ vitamin D của hơn 700 thai phụ. Sau đó họ đánh giá sự phát triển hành vi, cảm xúc và kỹ năng ngôn ngữ ở những trẻ, con của các bà mẹ này vào độ tuổi 5 và 10 tuổi.

Dựa vào việc phân chia các bà mẹ thành bốn nhóm theo nồng độ vitamin D, từ thấp đến cao, các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ gặp vấn đề về phát triển cảm xúc hoặc hành vi giữa các nhóm thì không khác biệt.

Nhóm có mức vitamin D thấp khi nồng độ từ 15 – 46 nmol/L, nhóm có mức vitamin D cao khi nồng độ từ 72 - 154 nmol/L. Nhóm có nồng độ vitamin D < 30 nmol/L được gọi là thiếu vitamin D.

Khi đánh giá kỹ năng ngôn ngữ, nhóm nghiên cứu thấy rằng các bà mẹ trong nhóm nồng độ thấp nhất có nhiều khả năng có con gặp khó khăn về ngôn ngữ hơn so với các bà mẹ trong nhóm cao nhất (18% so với 8%). Kỹ năng ngôn ngữ được xác định bằng điểm số trên một bài kiểm tra từ vựng.

Phát biểu với Reuters Health, Andrew Whitehouse cho rằng "Thiếu Vitamin D ở thai phụ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của não bộ, gây ra những khó khăn trong sự hình thành ngôn ngữ cùa trẻ. Điều này vẫn cần được xác định rõ và việc bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai là bước quan trọng tiếp theo cần thực hiện".

Không tìm thấy liên quan nhân – quả

Trên tờ Pediatrics, Whitehouse khẳng định nghiên cứu này không xác định có mối quan hệ nhân - quả giữa vitamin D và các vấn đề ngôn ngữ.

Bodnar cho rằng béo phì góp một vai trò quan trọng. Bà nói "Chúng ta biết rằng béo phì trước khi mang thai có liên quan với tình trạng thiếu vitamin D trong thai kỳ, và các bà mẹ béo phì có nhiều khả năng có con chậm phát triển và giảm nhận thức”.

Bodnar cho rằng đây sẽ là một nghiên cứu quan trọng trong tương lai để xác định liệu vitamin D có vai trò trong sự phát triển ngôn ngữ hay không, bởi vì việc bổ sung là một vấn đề đơn giản. Ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn cung cấp chính vitamin D.

Whitehouse mong muốn nghiên cứu của ông nhân rộng nhằm làm rõ vấn đề.

Theo các khuyến cáo khác:

Đại học Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ không khuyên phụ nữ mang thai được sàng lọc hoặc uống bổ sung vitamin D, trừ khi bác sĩ của họ yêu cầu (báo cáo y tế của Reuters ngày 20 tháng 6 năm 2011).

Viện Y học Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên nhận được 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày.

Bs.Nguyễn Thị Hà

Nguồn:Pediatrics

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK