Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 10-04-2012 5:59am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

thucan

Theo một nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị thường niên về Suyễn và Miễn dịch năm 2012 của Hiệp hội Dị ứng Hoa Kì, trẻ 1 tuổi có nồng độ vitamin D trong máu thấp thường bị dị ứng thức ăn nhiều hơn so với những trẻ có nồng độ bình thường.


Bác sĩ Katie Allen, thuộc Viện nghiên cứu Trẻ em Murdoch của Đại học Melbourne và làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng Hoàng gia ở Parkville, Úc cho biết kết quả này đưa đến một câu hỏi là liệu việc cung cấp đầy đủ vitamin D có thể giúp giải quyết những triệu chứng của tình trạng dị ứng không.

Thông qua một nghiên cứu quan sát, Bác sĩ Allen và các cộng sự muốn xác định xem liệu những trẻ được bù đủ lượng vitamin D thiếu hụt có giảm tình trạng dị ứng hay không.

Họ đã sử dụng dữ liệu từ HealthNuts, một nghiên cứu trên toàn bộ dân số đã tiến hành sàng lọc hơn 5000 trẻ em 1 tuổi bị dị ứng thức ăn bằng cách test da và sau đó là bằng nghiệm pháp cho ăn.

So sánh nồng độ của 25-hydroxy vitamin D trong máu của 165 trẻ được xác định là dị ứng với đậu phộng, trứng, kèm hoặc không kèm với dị ứng vừng với 104 trẻ không bị dị ứng ở nhóm chứng.

Kết quả cho thấy trẻ thiếu vitamin D ít (nồng độ từ 25 – 50 nmol/L) và trầm trọng (nồng độ dưới 26 nmol/L) sẽ dễ bị dị ứng thức ăn hơn trẻ có nồng độ vitamin D trong máu trên 50 nmol/L.

Hơn nữa, có 25,5% trẻ dị ứng thiếu vitamin D ít và 3% thiếu trầm trọng trong khi chỉ có 10,6% trẻ thiếu ít và 1% thiếu trầm trọng ở nhóm trẻ không dị ứng.

Sau khi điều chỉnh các thông số như bú sữa mẹ hay dùng sữa công thức, ăn trứng sống, có anh chị em hay có vật nuôi và thời gian lấy máu để xét nghiệm, tỷ số nguy cơ hiệu chỉnh cho tình trạng dị ứng bất kì loại thức ăn nào do thiếu vitamin D ở mức độ ít và trầm trọng lần lượt là 3,23 và 4,57 (P = 0.003); cho tình trạng dị ứng với trứng là 3,65 và 3,41 (P = 0,002) và dị ứng đậu phộng là 4,0 và 9,04 (P = 0,007).

Bác sĩ Allen nói rằng các nhà nghiên cứu đang kiểm tra lại xem liệu việc lấy máu ở gót chân trẻ để kiểm tra nồng độ vitamin D lúc mới sinh có là yếu tố tiên lượng tình trạng dị ứng thức ăn sau này không và xem việc bổ sung vitamin D phù hợp với lứa tuổi có thể giúp giải quyết dị ứng hay không.

Theo Bác sĩ Michael Wein, trưởng khoa dị ứng và miễn dịch học của đại học Y thuộc đại học bang Florida ở Tallahassee, “nghiên cứu này có rất nhiều hướng phát triển, kết quả sẽ rất hứa hẹn”.

Ông nói rằng : “Chúng ta muốn tìm ra lý do tại sao bệnh dị ứng ngày càng gia tăng ở Hoa Kì cũng như trên toàn thế giới, và vitamin D là một trong những lý do chính. Đây là một nghiên cứu đáng ghi nhận vì nó thực hiện trên một đoàn hệ lớn, dựa trên toàn dân số và dữ liệu có được cho thấy có sự tương quan giữa việc thiếu hụt vitamin D và dị ứng thức ăn. Nghiên cứu cũng cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng một phương pháp đo lường và hướng can thiệp có thể giúp thay đổi lịch sử tự nhiên của bệnh dị ứng.”.

Theo ông: “Chúng ta nên bổ sung vitamin D cho bất kì bệnh nhi nào thiếu hụt dù cho chúng có bị dị ứng hay không. Đối với những trường hợp dị ứng, việc kiểm tra nồng độ vitamin D trong máu nên được thực hiện thường xuyên hơn. Các bác sĩ lâm sàng thường không để ý đến điều này.”

Những bác sĩ khác tham dự tại Hội nghị thì phát biểu thận trọng hơn. Bác sĩ Audreesh Banerjee, chuyên gia nghiên cứu về sinh học trong bệnh phổi, dị ứng và chăm sóc tích cực tại Đại học Pensylvania bang Philadelphia cho rằng “Nghiên cứu này nên tiếp tục phát triển. Tác động lên hệ tim mạch và hệ thần kinh của vitamin D đã đang được chú ý đến và chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm ra tác động của nó lên hệ miễn dịch”.

Vì tác động của vitamin D rất giống một steroid, ông cũng nêu lên rằng: “Vitamin D không phải là tốt hoàn toàn nếu được cung cấp cho tất cả mọi người. Cần phải chú ý kiểm tra chức năng thận, nồng độ Canxi và Magne trong máu vì chúng ta biết vitamin D ảnh hưởng thận cũng như tác động lên chuyển hóa của Canxi và Magne. Có thể có một số bệnh nhân nhạy cảm với độc tính của vitamin D. Một điều quan trọng về nồng độ của vitamin D đã được chứng mình rằng: nồng độ trong máu dưới 2 nmol/l sẽ ảnh hưởng xương nhưng vẫn chưa rõ nếu nồng độ ở mức 30, 40 và 50 nmol/l sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan nào khác.”

Nguồn: American Academy of Allergy, Asthma and Immunology (AAAAI) 2012 Annual Meeting: Abstract 535. Presented March 5, 2012

BS. Dương Khuê Nghi

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giảm đau nhờ Vitamin D - Ngày đăng: 22-03-2012
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK