Tin tức
on Saturday 06-02-2021 3:28pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trương Văn Hải – IVFMD Tân Bình
Một số nghiên cứu gần đây sử dụng phương pháp giải trình tự gen NGS của gen 16s rRNA đã cho thấy sự tồn tại của một hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung, trong đó, Lactobacillus chiếm ưu thế và kèm một số vi sinh vật khác. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng sự thành công của các chu kì chuyển phôi có liên quan đến tỷ lệ các loại vi khuẩn tồn tại trong nội mạc tử cung. Như vậy, Lactobacillus tỷ lệ bao nhiêu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển phôi, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống.
Theo hiểu biết hiện tại, hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung liên quan như thế nào đến thất bại chuyển phôi, và liệu nội mạc tử cung bị rối loạn sinh học thực sự có ảnh hưởng đến việc chuyển phôi hay không, vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu dưới đây được thực hiện nhằm mục đích phân tích kết quả thai của những bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm có hệ vi sinh vật nội mạc tử cung bình thường hoặc rối loạn sinh học (tỷ lệ hại khuẩn cao) tại thời điểm chuyển phôi, đồng thời phân tích cấu trúc quần thể vi sinh vật như thế nào là phù hợp để chuyển phôi.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2019 đến 8/2019, trên 99 bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: (1) vô sinh do yếu tố nam nặng, (2) dị dạng tử cung, (3) u xơ cơ tử cung dưới niêm, (4) sử dụng kháng sinh trong thời gian dài trước khi chuyển phôi, (5) tắc ứ dịch ống dẫn trứng. Các bệnh nhân trong nghiên cứu này đều không có tình trạng viêm nhiễm âm đạo, tử cung. Đặc điểm nền của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu như sau: tuổi trung bình là 35,26 ± 2,98 tuổi; BMI là 20,39 ± 2,26. Mẫu nội mạc tử cung được thu nhận và xử lý bằng proteinase và lysozyme, sau đó được khuếch đại vùng siêu biến V4 của gen 16S rRNA bằng PCR. Có 68 trường hợp (68,7%) có hệ sinh vật bình thường (≥ 80% Lactobacillus + Bifidobacterium) và 31 trường hợp (31,3%) có rối loạn hệ vi sinh vật (<80% Lactobacillus + Bifidobacterium).
Kết quả nghiên cứu như sau:
Trong nghiên cứu này, việc chuyển phôi không bị ảnh hưởng bởi quần thể vi sinh vật nội mạc tử cung với tỷ lệ Lactobacillus, Atopobium, Gardnerella và Streptococcus khác nhau. Có những bệnh nhân có thai với 0% Lactobacillus và 95,5% Streptococcus, hoặc 0% Lactobacillus, 60,8% Atopobium và 21,9% Gardnerella.
Tài liệu tham khảo
Hashimoto, T., Kyono, K., 2019. Does dysbiotic endometrium affect blastocyst implantation in IVF patients? J Assist Reprod Genet 36, 2471–2479. https://doi.org/10.1007/s10815-019-01630-7
Một số nghiên cứu gần đây sử dụng phương pháp giải trình tự gen NGS của gen 16s rRNA đã cho thấy sự tồn tại của một hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung, trong đó, Lactobacillus chiếm ưu thế và kèm một số vi sinh vật khác. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng sự thành công của các chu kì chuyển phôi có liên quan đến tỷ lệ các loại vi khuẩn tồn tại trong nội mạc tử cung. Như vậy, Lactobacillus tỷ lệ bao nhiêu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển phôi, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống.
Theo hiểu biết hiện tại, hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung liên quan như thế nào đến thất bại chuyển phôi, và liệu nội mạc tử cung bị rối loạn sinh học thực sự có ảnh hưởng đến việc chuyển phôi hay không, vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu dưới đây được thực hiện nhằm mục đích phân tích kết quả thai của những bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm có hệ vi sinh vật nội mạc tử cung bình thường hoặc rối loạn sinh học (tỷ lệ hại khuẩn cao) tại thời điểm chuyển phôi, đồng thời phân tích cấu trúc quần thể vi sinh vật như thế nào là phù hợp để chuyển phôi.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2019 đến 8/2019, trên 99 bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: (1) vô sinh do yếu tố nam nặng, (2) dị dạng tử cung, (3) u xơ cơ tử cung dưới niêm, (4) sử dụng kháng sinh trong thời gian dài trước khi chuyển phôi, (5) tắc ứ dịch ống dẫn trứng. Các bệnh nhân trong nghiên cứu này đều không có tình trạng viêm nhiễm âm đạo, tử cung. Đặc điểm nền của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu như sau: tuổi trung bình là 35,26 ± 2,98 tuổi; BMI là 20,39 ± 2,26. Mẫu nội mạc tử cung được thu nhận và xử lý bằng proteinase và lysozyme, sau đó được khuếch đại vùng siêu biến V4 của gen 16S rRNA bằng PCR. Có 68 trường hợp (68,7%) có hệ sinh vật bình thường (≥ 80% Lactobacillus + Bifidobacterium) và 31 trường hợp (31,3%) có rối loạn hệ vi sinh vật (<80% Lactobacillus + Bifidobacterium).
Kết quả nghiên cứu như sau:
- Tương ứng ở 2 nhóm có hệ vi sinh vật nội mạc tử cung rối loạn và bình thường, tỷ lệ làm tổ lần lượt là 52,9% so với 53,1%, tỷ lệ thai lâm sàng lần lượt là 52,9% so với 54,8%, tỷ lệ sẩy thai lần lượt là 11,1% so với 5,9%.
- Trong 17 bệnh nhân có rối loạn hệ vi sinh vật nội mạc tử cung có thai sau chuyển phôi trữ. Tỷ lệ trung bình của lactobacilli nội mạc tử cung là 15,1% (dao động trong khoảng 0 - 76,4%). Các vi khuẩn chính được phát hiện là Atopobium (7,3 – 97,4%), Gardnerella (10,5 – 98,9%), và Streptococcus (2,7 – 95,5%).
- Trong khi đó, ở 14 bệnh nhân có rối loạn hệ vi sinh vật nội mạc tử cung không có thai, tỷ lệ trung bình của lactobacilli nội mạc tử cung là 14,75% (0 – 78,6%). Các vi khuẩn chính được phát hiện ở những bệnh nhân này là Gardnerella (11,0 – 98,8%), Atopobium (3,8 – 97,3%) và Streptococcus (65,4 – 81,5%).
- Như vậy, nhóm tác giả không tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ vi sinh vật nội mạc tử cung của các trường hợp có rối loạn hệ vi sinh có thai và không có thai.
Trong nghiên cứu này, việc chuyển phôi không bị ảnh hưởng bởi quần thể vi sinh vật nội mạc tử cung với tỷ lệ Lactobacillus, Atopobium, Gardnerella và Streptococcus khác nhau. Có những bệnh nhân có thai với 0% Lactobacillus và 95,5% Streptococcus, hoặc 0% Lactobacillus, 60,8% Atopobium và 21,9% Gardnerella.
Tài liệu tham khảo
Hashimoto, T., Kyono, K., 2019. Does dysbiotic endometrium affect blastocyst implantation in IVF patients? J Assist Reprod Genet 36, 2471–2479. https://doi.org/10.1007/s10815-019-01630-7
Từ khóa: Rối loạn hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi hay không?
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân đoạn DNA tự do ngoài tế bào của thai trong các thai kỳ sau chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 05-02-2021
Phơi nhiễm bụi mịn trong môi trường xung quanh và chất lượng tinh dịch ở Đài Loan - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm bụi mịn lên chất lượng tinh dịch: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của chuyển phôi ngày 7 lên kết cục sản khoa và chu sinh ở trẻ sinh sống sau chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 22-01-2021
Có nên điều trị cho phụ nữ có kháng thể tự miễn tuyến giáp? - Ngày đăng: 16-01-2021
ACETAMINOPHEN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH HẠ SỐT TRONG CHUYỂN DẠ SINH – THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG - Ngày đăng: 14-01-2021
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT CỤC CHU SINH CỦA COVID-19 TRONG THAI KỲ - Ngày đăng: 14-01-2021
ĐÁNH GIÁ KHUẨN HỆ NỘI MẠC TỬ CUNG: CƠ HỘI MỚI CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - Ngày đăng: 12-01-2021
THAI PHỤ MẮC COVID-19 CÓ THỂ LÂY TRUYỀN SANG TRẺ SƠ SINH TRONG LÚC SINH KHÔNG? - Ngày đăng: 12-01-2021
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục điều trị của phụ nữ hiếm muộn sau TTTON thất bại - Ngày đăng: 12-01-2021
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN PHÔI CỦA NỘI MẠC TỬ CUNG SAU THẤT BẠI LÀM TỔ NHIỀU LẦN - Ngày đăng: 08-01-2021
QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA TẾ BÀO IN VITRO TỪ TẾ BÀO BUỒNG TRỨNG CỦA PHỤ NỮ MÃN KINH - Ngày đăng: 08-01-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK