Tin tức
on Saturday 16-01-2021 8:21pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNHS Lâm Thạch Thảo - IVFMD Phú Nhuận
Suy giáp ảnh hưởng khoảng 2% đến 4% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và suy giáp dưới lâm sàng thậm chí còn phổ biến hơn. Viêm giáp tự miễn là nguyên nhân thường gặp gây suy giáp. Xét nghiệm máu thường được sử dụng để chẩn đoán sự hiện diện của các kháng thể kháng tuyến giáp trong huyết thanh. Suy giáp không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ sẩy thai, tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung và thai chết lưu. Phụ nữ bị suy giáp nên được điều trị bằng hormone tuyến giáp ngoại sinh thay thế ngay khi chẩn đoán xác định để cải thiện khả năng sinh sản và kết quả mang thai. Trong trường hợp suy giáp dưới lâm sàng, khi hormone TSH tăng cao nhưng FT4 bình thường thì việc có nên điều trị hay không vẫn còn đang gây tranh cãi. Ngoài ra, sự hiện diện của các kháng thể kháng tuyến giáp như TPOAb có cần thiết phải điều trị, bất kể giá trị TSH là bao nhiêu, và điều trị như thế nào vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Wang và cộng sự (2020) thực hiện một tổng quan hệ thống và phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng đánh giá tác động của levothyroxine đối với kết quả mang thai, đặc biệt là ở những phụ nữ có kháng thể TPOAb dương tính. Các kết cục được phân tích bao gồm tỷ lệ trẻ sinh sống, sẩy thai, sinh non, thai lâm sàng, thai ngoài tử cung, nhập khoa sơ sinh và cân nặng lúc sinh. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa những phụ nữ được điều trị bằng levothyroxine và những người không dùng thuốc. Phân tích dưới nhóm cũng được thực hiện trên tuổi mẹ (<35 tuổi so với ³35 tuổi), nồng độ TSH ban đầu (<2,5 mIU / mL so với ³2,5 mIU / mL), nồng độ kháng thể TPOAb (cao so với rất cao), chỉ số khối cơ thể BMI (<25 so với ³25), sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản (có/không), và tiền sử sẩy thai (có/không). Kết quả không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ sinh sống.
Trước đây, người ta đã đề xuất rằng có thể có mối liên hệ giữa sự hiện diện của các kháng thể kháng tuyến giáp với nguy cơ sẩy thai và chuyển dạ sinh non. Nhiều nghiên cứu trong số này là những nghiên cứu bệnh chứng và tập trung vào những bệnh nhân có tiền sử sẩy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một thử nghiệm tiến cứu năm 2004 đã đánh giá 534 phụ nữ mang thai về kháng thể tuyến giáp và theo dõi quá trình mang thai của họ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ sẩy thai nói chung (trước 20 tuần) là 2,4% (13 trên 534) và ở những phụ nữ có TPOAb dương tính cao hơn đáng kể là 10,3%, đặc biệt nếu có thêm TSH> 3,8 mIU/L là 12,5%. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân TPOAb khá nhỏ (n= 29).
Sáu nghiên cứu được phân tích trong tổng quan hệ thống này có ngưỡng giới hạn TSH dao động rộng từ 2,5 mIU/mL đến 10 mIU/mL, và một nghiên cứu không phân tích nồng độ của FT4. Trong số đó, hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cỡ mẫu nhỏ cho thấy tỷ lệ sẩy thai giảm đáng kể và tỷ lệ trẻ sinh sống tăng khi dùng levothyroxine cho thai phụ có TSH> 4,0 mIU/ml, bất kể có TPOAb hay không. Việc điều trị này cũng được ủng hộ trong khuyến cáo lâm sàng của Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM, 2015) cho nhóm phụ nữ kể trên. Bốn trong số sáu nghiên cứu còn lại, liều levothyroxine được thiết lập dựa trên mức TSH đầu thai kỳ và không được điều chỉnh trong suốt quá trình mang thai. Theo hướng dẫn của các hiệp hội nội tiết và của ASRM, những phụ nữ có viêm giáp tự miễn nên được theo dõi về sự gia tăng nồng độ TSH mỗi 4–6 tuần trong suốt thai kỳ. Dù nội tiết tuyến giáp có thể bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ, phụ nữ có TPOAb dương tính có nguy cơ cao sẽ bị suy giáp trong suốt quá trình mang thai.
Phân tích gộp này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây nhiễu. Cụ thể, có thể có một tỷ lệ các thai phụ trong nhóm điều trị levothyroxine đã được điều trị không đầy đủ/ không tuân thủ điều trị trong suốt thai kỳ và một số phụ nữ trong nhóm đối chứng thực sự đủ tiêu chuẩn để điều trị levothyroxine dựa trên mức TSH của họ và các khuyến nghị hiện tại. Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích là sự dao động trong kết quả xét nghiệm, phụ thuộc vào bộ kit xét nghiệm TSH sử dụng tại phòng xét nghiệm. Điều này còn phức tạp hơn bởi thực tế là các giá trị được thu thập từ những phòng xét nghiệm khác nhau tại các thời điểm khác nhau mà không kiểm soát được chất lượng chặt chẽ sẽ dẫn đến những phân tích sai lệch. Ngoài ra, hiện cũng chưa có một nghiên cứu theo dõi lâu dài nào xác định tỷ lệ những phụ nữ có TPOAb dương tính thực sự phát triển tình trạng suy giáp, và liệu điều đó xảy ra trong thời kỳ mang thai được nghiên cứu hay trong lần mang thai sau.
Mặc dù phân tích gộp này gợi ý rằng việc điều trị bằng levothyroxine khi chỉ có sự hiện diện của TPOAb đơn thuần không làm giảm tỷ lệ sẩy thai hoặc cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống ở phụ nữ bình giáp, nhưng quyết định điều trị còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, như cách sử dụng bộ kit xét nghiệm và ngưỡng giá trị tham khảo TSH, FT4 và TPOAb tại phòng xét nghiệm của trung tâm.
Nguồn: Gavrizi, S., & Wild, R. A. (2020). Thyroid autoantibodies: to treat or not to treat?. Fertility and Sterility, 114(6), 1185-1186.
Suy giáp ảnh hưởng khoảng 2% đến 4% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và suy giáp dưới lâm sàng thậm chí còn phổ biến hơn. Viêm giáp tự miễn là nguyên nhân thường gặp gây suy giáp. Xét nghiệm máu thường được sử dụng để chẩn đoán sự hiện diện của các kháng thể kháng tuyến giáp trong huyết thanh. Suy giáp không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ sẩy thai, tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung và thai chết lưu. Phụ nữ bị suy giáp nên được điều trị bằng hormone tuyến giáp ngoại sinh thay thế ngay khi chẩn đoán xác định để cải thiện khả năng sinh sản và kết quả mang thai. Trong trường hợp suy giáp dưới lâm sàng, khi hormone TSH tăng cao nhưng FT4 bình thường thì việc có nên điều trị hay không vẫn còn đang gây tranh cãi. Ngoài ra, sự hiện diện của các kháng thể kháng tuyến giáp như TPOAb có cần thiết phải điều trị, bất kể giá trị TSH là bao nhiêu, và điều trị như thế nào vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Wang và cộng sự (2020) thực hiện một tổng quan hệ thống và phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng đánh giá tác động của levothyroxine đối với kết quả mang thai, đặc biệt là ở những phụ nữ có kháng thể TPOAb dương tính. Các kết cục được phân tích bao gồm tỷ lệ trẻ sinh sống, sẩy thai, sinh non, thai lâm sàng, thai ngoài tử cung, nhập khoa sơ sinh và cân nặng lúc sinh. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa những phụ nữ được điều trị bằng levothyroxine và những người không dùng thuốc. Phân tích dưới nhóm cũng được thực hiện trên tuổi mẹ (<35 tuổi so với ³35 tuổi), nồng độ TSH ban đầu (<2,5 mIU / mL so với ³2,5 mIU / mL), nồng độ kháng thể TPOAb (cao so với rất cao), chỉ số khối cơ thể BMI (<25 so với ³25), sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản (có/không), và tiền sử sẩy thai (có/không). Kết quả không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ sinh sống.
Trước đây, người ta đã đề xuất rằng có thể có mối liên hệ giữa sự hiện diện của các kháng thể kháng tuyến giáp với nguy cơ sẩy thai và chuyển dạ sinh non. Nhiều nghiên cứu trong số này là những nghiên cứu bệnh chứng và tập trung vào những bệnh nhân có tiền sử sẩy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một thử nghiệm tiến cứu năm 2004 đã đánh giá 534 phụ nữ mang thai về kháng thể tuyến giáp và theo dõi quá trình mang thai của họ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ sẩy thai nói chung (trước 20 tuần) là 2,4% (13 trên 534) và ở những phụ nữ có TPOAb dương tính cao hơn đáng kể là 10,3%, đặc biệt nếu có thêm TSH> 3,8 mIU/L là 12,5%. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân TPOAb khá nhỏ (n= 29).
Sáu nghiên cứu được phân tích trong tổng quan hệ thống này có ngưỡng giới hạn TSH dao động rộng từ 2,5 mIU/mL đến 10 mIU/mL, và một nghiên cứu không phân tích nồng độ của FT4. Trong số đó, hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cỡ mẫu nhỏ cho thấy tỷ lệ sẩy thai giảm đáng kể và tỷ lệ trẻ sinh sống tăng khi dùng levothyroxine cho thai phụ có TSH> 4,0 mIU/ml, bất kể có TPOAb hay không. Việc điều trị này cũng được ủng hộ trong khuyến cáo lâm sàng của Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM, 2015) cho nhóm phụ nữ kể trên. Bốn trong số sáu nghiên cứu còn lại, liều levothyroxine được thiết lập dựa trên mức TSH đầu thai kỳ và không được điều chỉnh trong suốt quá trình mang thai. Theo hướng dẫn của các hiệp hội nội tiết và của ASRM, những phụ nữ có viêm giáp tự miễn nên được theo dõi về sự gia tăng nồng độ TSH mỗi 4–6 tuần trong suốt thai kỳ. Dù nội tiết tuyến giáp có thể bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ, phụ nữ có TPOAb dương tính có nguy cơ cao sẽ bị suy giáp trong suốt quá trình mang thai.
Phân tích gộp này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây nhiễu. Cụ thể, có thể có một tỷ lệ các thai phụ trong nhóm điều trị levothyroxine đã được điều trị không đầy đủ/ không tuân thủ điều trị trong suốt thai kỳ và một số phụ nữ trong nhóm đối chứng thực sự đủ tiêu chuẩn để điều trị levothyroxine dựa trên mức TSH của họ và các khuyến nghị hiện tại. Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích là sự dao động trong kết quả xét nghiệm, phụ thuộc vào bộ kit xét nghiệm TSH sử dụng tại phòng xét nghiệm. Điều này còn phức tạp hơn bởi thực tế là các giá trị được thu thập từ những phòng xét nghiệm khác nhau tại các thời điểm khác nhau mà không kiểm soát được chất lượng chặt chẽ sẽ dẫn đến những phân tích sai lệch. Ngoài ra, hiện cũng chưa có một nghiên cứu theo dõi lâu dài nào xác định tỷ lệ những phụ nữ có TPOAb dương tính thực sự phát triển tình trạng suy giáp, và liệu điều đó xảy ra trong thời kỳ mang thai được nghiên cứu hay trong lần mang thai sau.
Mặc dù phân tích gộp này gợi ý rằng việc điều trị bằng levothyroxine khi chỉ có sự hiện diện của TPOAb đơn thuần không làm giảm tỷ lệ sẩy thai hoặc cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống ở phụ nữ bình giáp, nhưng quyết định điều trị còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, như cách sử dụng bộ kit xét nghiệm và ngưỡng giá trị tham khảo TSH, FT4 và TPOAb tại phòng xét nghiệm của trung tâm.
Nguồn: Gavrizi, S., & Wild, R. A. (2020). Thyroid autoantibodies: to treat or not to treat?. Fertility and Sterility, 114(6), 1185-1186.
Các tin khác cùng chuyên mục:
ACETAMINOPHEN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH HẠ SỐT TRONG CHUYỂN DẠ SINH – THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG - Ngày đăng: 14-01-2021
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT CỤC CHU SINH CỦA COVID-19 TRONG THAI KỲ - Ngày đăng: 14-01-2021
ĐÁNH GIÁ KHUẨN HỆ NỘI MẠC TỬ CUNG: CƠ HỘI MỚI CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - Ngày đăng: 12-01-2021
THAI PHỤ MẮC COVID-19 CÓ THỂ LÂY TRUYỀN SANG TRẺ SƠ SINH TRONG LÚC SINH KHÔNG? - Ngày đăng: 12-01-2021
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục điều trị của phụ nữ hiếm muộn sau TTTON thất bại - Ngày đăng: 12-01-2021
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN PHÔI CỦA NỘI MẠC TỬ CUNG SAU THẤT BẠI LÀM TỔ NHIỀU LẦN - Ngày đăng: 08-01-2021
QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA TẾ BÀO IN VITRO TỪ TẾ BÀO BUỒNG TRỨNG CỦA PHỤ NỮ MÃN KINH - Ngày đăng: 08-01-2021
Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở 224 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 08-01-2021
CÁC KẾT CỤC BẤT LỢI ĐẾN THAI KỲ VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS - Ngày đăng: 06-01-2021
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ngoài trời lên chất lượng tinh dịch: một phân tích gộp và tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-01-2021
Bất thường gene nuclear pore membrane glycoprotein 210-like (NUP210L) tương quan với tình trạng nhân tinh trùng không nén chặt và tình trạng vô sinh nam: báo cáo một trường hợp - Ngày đăng: 05-01-2021
Mối liên quan giữa phơi nhiễm bụi mịn và chất lượng tinh dịch - Ngày đăng: 04-01-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK