Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 04-01-2021 4:58pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương

Hiện nay, Trung Quốc đang hứng chịu những hậu quả nặng nề do ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra, trong đó nồng độ bụi mịn (particulate matter - PM) đã tăng gấp 4 đến 5 lần so với các năm trước đó. Ảnh hưởng của bụi mịn lên sức khỏe sinh sản ở nam giới vẫn còn chưa rõ ràng. Chỉ có một số nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của việc phơi nhiễm PM2.5 hoặc PM10 lên chất lượng tinh dịch, tuy nhiên các kết quả vẫn không nhất quán trên diện rộng. Chính vì vậy, Li Wu và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá định lượng mối liên quan đáp ứng - phơi nhiễm giữa phơi nhiễm bụi mịn và chất lượng tinh dịch ở người Trung Quốc đã phơi nhiễm bụi mịn với nhiều nồng độ khác nhau.

Họ khảo sát 1759 nam giới tại Vũ Hán, Trung Quốc, có bạn đời đang điều trị hỗ trợ sinh sản và được xét nghiệm tinh dịch đồ ít nhất một lần trong khoảng 2013 và 2015. Phơi nhiễm PM2.5 và PM10 trong vòng 0-90, 0-9, 10-14 và 70-90 ngày (tương ứng cho khoảng thời gian toàn bộ hoặc 3 giai đoạn then chốt của sự phát triển tinh trùng) trước khi xét nghiệm tinh dịch được ước tính hồi cứu bằng phương pháp nội suy khoảng cách nghịch đảo có trọng số. Mô hình hỗn hợp tuyến tính được sử dụng để đánh giá mối liên quan đáp ứng - phơi nhiễm của phơi nhiễm bụi mịn với mật độ, tổng lượng tinh trùng và độ di động của tinh trùng.

Phơi nhiễm PM2.5 trong thời gian 0-90 ngày dao động từ 27.3 đến 172.4μg/m3. Phơi nhiễm PM2.5 liên quan tuyến tính và nghịch đảo với mật độ tinh trùng (β: -0.20; 95% CI: -0.34, -0.07) và tổng lượng tinh trùng (-0.22; -0.35, -0.08). Với 3 thời khoảng phơi nhiễm chính, chỉ có phơi nhiễm với PM2.5 trong thời khoảng 70-90 ngày là liên quan có ý nghĩa với mật độ tinh trùng (-0.12; -0.22, -0.03) và tổng số tinh trùng (-0.12; -0.21, -0.02). Phân tích độ nhạy cho dưới nhóm (n = 1146) loại trừ các đối tượng có mật độ tinh trùng, tổng lượng hoặc độ di động tinh trùng bất thường cũng mang lại kết quả tương tự. So với PM2.5, các tác giả tìm ra mối liên quan nhìn chung là tương tự với phơi nhiễm PM10 có liên quan đến mật độ tinh trùng và tổng lượng tinh trùng, ngoại trừ những mối liên quan cho thấy không có dạng tuyến tính mà có dạng nghịch đảo chữ J. Phơi nhiễm PM2.5 hay PM10 đều không liên quan có ý nghĩa với độ di động tinh trùng (tất cả p > 0.05).

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phơi nhiễm bụi mịn trong môi trường xung quanh trong suốt thời gian phát triển của tinh trùng có tác động bất lợi lên chất lượng tinh dịch, đặc biệt là mật độ và tổng số tinh trùng.

Nguồn: Li Wu, et al. Association between ambient particulate matter exposure and semen quality in Wuhan, China. Environ Int. 2017 Jan;98:219-228. doi: 10.1016/j.envint.2016.11.013. Epub 2016 Nov 17.

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK