Tin tức
on Monday 04-01-2021 4:55pm
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Ô nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ chung, mà gần đây còn được chú ý ngày càng nhiều do có thể gây vô sinh. Khả năng sinh sản của nam giới được phản ánh qua chất lượng tinh dịch. Tuy nhiên, mối liên quan giữa sự phơi nhiễm các yếu tố gây ô nhiễm không khí và chất lượng tinh dịch vẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự phơi nhiễm các yếu tố gây ô nhiễm không khí xung quanh lên chất lượng tinh dịch.
Guanhao Huang và cộng sự đã phân tích 3797 mẫu tinh dịch từ Ngân Hàng Tinh Trùng Guangdong từ 28/05/2018 đến 31/03/2019. Phương pháp nội suy khoảng cách nghịch đảo có trọng số được sử dụng để ước tính mức độ phơi nhiễm cá nhân với CO, SO2, NO2, O3, PM10 và PM2.5 trong khoảng thời gian toàn bộ (0-90 ngày) và các thời khoảng (0-9, 10-14, 70-90 ngày) của sự phát triển tinh trùng. Mô hình hỗn hợp tuyến tính được sử dụng nhằm đánh giá mối liên quan đáp ứng - phơi nhiễm giữa các yếu tố gây ô nhiễm không khí và chất lượng tinh dịch, bao gồm mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng và độ di động của tinh trùng sau khi điều chỉnh các đồng biến khác. Hệ số hồi quy và khoảng tin cậy 95% (CIs) có liên quan với mỗi khoảng tứ phân vị (IQR) của nồng độ chất ô nhiễm được ước tính cho mỗi thông số chất lượng tinh dịch.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu quan sát thấy mối liên quan có ý nghĩa của tổng lượng tinh trùng giảm với sự phơi nhiễm PM10 (-0.2466; -0.4443, -0.0489) và PM2.5 (-0.2910; -0.5401, -0.0419). Trong các thông số chất lượng tinh trùng được đánh giá, tổng lượng tinh trùng có liên quan nghịch với các yếu tố gây ô nhiễm không khí (CO, NO2, O3, PM10 và PM2.5), đặc biệt với thời khoảng 10-14 ngày. Ngoài ra, độ di động tinh trùng giảm có liên quan đáng kể với O3 trong giai đoạn cuối cùng của sự phát triển tinh trùng. Các phân tích độ nhạy cho dân số dưới nhóm mang lại kết quả tương tự. Không có mối liên quan đáng kể nào được tìm thấy giữa tất cả các yếu tố gây ô nhiễm không khí và mật độ tinh trùng (tất cả P > 0.05).
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng sự phơi nhiễm các yếu tố gây ô nhiễm không khí xung quanh trong suốt thời gian phát triển tinh trùng có thể có tác động bất lợi lên chất lượng tinh dịch, đặc biệt là tổng số tinh trùng và độ di động của tinh trùng. Những khám phá này nhấn mạnh đến khả năng cải thiện chất lượng tinh dịch bằng cách giảm bớt việc phơi nhiễm với các yếu tố gây ô nhiễm không khí xung quanh và cần chú ý đến khoảng thời gian quan trọng trong sự phát triển của tinh trùng nhằm áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Nguồn: Guanhao Huang, et al. Sperm quality and ambient air pollution exposure: A retrospective, cohort study in a Southern province of China. Environ Res. 2020 Sep;188:109756. doi: 10.1016/j.envres.2020.109756. Epub 2020 Jun 3.
Ô nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ chung, mà gần đây còn được chú ý ngày càng nhiều do có thể gây vô sinh. Khả năng sinh sản của nam giới được phản ánh qua chất lượng tinh dịch. Tuy nhiên, mối liên quan giữa sự phơi nhiễm các yếu tố gây ô nhiễm không khí và chất lượng tinh dịch vẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự phơi nhiễm các yếu tố gây ô nhiễm không khí xung quanh lên chất lượng tinh dịch.
Guanhao Huang và cộng sự đã phân tích 3797 mẫu tinh dịch từ Ngân Hàng Tinh Trùng Guangdong từ 28/05/2018 đến 31/03/2019. Phương pháp nội suy khoảng cách nghịch đảo có trọng số được sử dụng để ước tính mức độ phơi nhiễm cá nhân với CO, SO2, NO2, O3, PM10 và PM2.5 trong khoảng thời gian toàn bộ (0-90 ngày) và các thời khoảng (0-9, 10-14, 70-90 ngày) của sự phát triển tinh trùng. Mô hình hỗn hợp tuyến tính được sử dụng nhằm đánh giá mối liên quan đáp ứng - phơi nhiễm giữa các yếu tố gây ô nhiễm không khí và chất lượng tinh dịch, bao gồm mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng và độ di động của tinh trùng sau khi điều chỉnh các đồng biến khác. Hệ số hồi quy và khoảng tin cậy 95% (CIs) có liên quan với mỗi khoảng tứ phân vị (IQR) của nồng độ chất ô nhiễm được ước tính cho mỗi thông số chất lượng tinh dịch.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu quan sát thấy mối liên quan có ý nghĩa của tổng lượng tinh trùng giảm với sự phơi nhiễm PM10 (-0.2466; -0.4443, -0.0489) và PM2.5 (-0.2910; -0.5401, -0.0419). Trong các thông số chất lượng tinh trùng được đánh giá, tổng lượng tinh trùng có liên quan nghịch với các yếu tố gây ô nhiễm không khí (CO, NO2, O3, PM10 và PM2.5), đặc biệt với thời khoảng 10-14 ngày. Ngoài ra, độ di động tinh trùng giảm có liên quan đáng kể với O3 trong giai đoạn cuối cùng của sự phát triển tinh trùng. Các phân tích độ nhạy cho dân số dưới nhóm mang lại kết quả tương tự. Không có mối liên quan đáng kể nào được tìm thấy giữa tất cả các yếu tố gây ô nhiễm không khí và mật độ tinh trùng (tất cả P > 0.05).
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng sự phơi nhiễm các yếu tố gây ô nhiễm không khí xung quanh trong suốt thời gian phát triển tinh trùng có thể có tác động bất lợi lên chất lượng tinh dịch, đặc biệt là tổng số tinh trùng và độ di động của tinh trùng. Những khám phá này nhấn mạnh đến khả năng cải thiện chất lượng tinh dịch bằng cách giảm bớt việc phơi nhiễm với các yếu tố gây ô nhiễm không khí xung quanh và cần chú ý đến khoảng thời gian quan trọng trong sự phát triển của tinh trùng nhằm áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Nguồn: Guanhao Huang, et al. Sperm quality and ambient air pollution exposure: A retrospective, cohort study in a Southern province of China. Environ Res. 2020 Sep;188:109756. doi: 10.1016/j.envres.2020.109756. Epub 2020 Jun 3.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ô nhiễm không khí và các thông số tinh dịch ở nam giới lần đầu điều trị vô sinh - Ngày đăng: 04-01-2021
Ô nhiễm không khí và khả năng sinh sản ở nữ giới: một tổng quan y văn hệ thống - Ngày đăng: 04-01-2021
Mối liên quan giữa cần sa và khả năng sinh sản, sức khỏe tình dục và u tân sinh ở nam: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 04-01-2021
Caffeine, rượu, hút thuốc lá và kết cục sinh sản ở những cặp vợ chồng điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 04-01-2021
Ảnh hưởng của nghiện heroin lên các thông số tinh trùng, sự chuyển đổi histone thành protamine và nồng độ hormone sinh dục huyết thanh - Ngày đăng: 04-01-2021
Tình trạng methyl hóa DNA tinh trùng toàn bộ của người hút thuốc và người không hút thuốc - Ngày đăng: 29-12-2020
Hệ thống nicotine điện tử và thai kỳ: nhận thức của thai phụ và nhân viên y tế - Ngày đăng: 29-12-2020
Sử dụng hệ thống nicotine điện tử trong thai kỳ và kết cục sinh sản: Một tổng quan y văn hệ thống - Ngày đăng: 29-12-2020
Hướng dẫn thực hành từ ISUOG: chẩn đoán và quản lý thai nhỏ so với tuổi thai và thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung - Ngày đăng: 26-03-2021
Mối liên quan giữa việc sử dụng cần sa và thời gian thụ thai ở cả nam và nữ: phát hiện từ cuộc khảo sát National Survey of Family Growth - Ngày đăng: 23-12-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK