Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 23-12-2020 4:42pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
 
Mẹ sử dụng caffeine trong thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ bị các biến chứng bất lợi cho mẹ và thai. Tuy nhiên, trong hầu hết nghiên cứu, nguồn caffeine được tiêu thụ chính là từ cà phê, trong khi ảnh hưởng của caffeine từ trà và các thức uống khác vẫn chưa được xác định rõ. Vì vậy, Ling-Wei Chen và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát mối liên quan giữa việc sử dụng caffeine ở mẹ trong thai kỳ và kết cục sinh trong dân số thường xuyên uống trà là nguồn cung cấp caffeine chính.

Đây là một nghiên cứu quan sát tiến cứu được đăng kí trên Trung tâm lưu trữ dữ liệu bệnh lý ISRCTN với số đăng ký ISRCTN16537904. Dữ liệu được trích xuất và kiểm tra từ 941 cặp mẹ con người Ai-len từ nghiên cứu Lifeways Cross Generation Cohort Study. Chế độ ăn của người mẹ trong thời gian đầu mang thai được đánh giá bằng cách sử dụng bảng câu hỏi về tần suất – loại thức ăn đã được hiệu giá. Nguồn sử dụng caffeine của người mẹ có thể từ cà phê, trà, nước ngọt và thực phẩm có chứa cocoa. Những mối liên quan giữa việc sử dụng caffeine ở người mẹ với các biến liên tục liên quan kết cục sinh (cân nặng, chiều cao và tuổi thai) và các biến nhị phân [cân nặng thấp (LBW) (<2500g) và sinh non (PB) (<37 tuần tuổi thai)] được khảo sát lần lượt với phương pháp hồi qui đa biến logistic và tuyến tính, có điều chỉnh các yếu tố có tiềm năng gây nhiễu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:
  • Trà là nguồn chứa caffeine được sử dụng ưu thế (48%), tiếp theo là cà phê (39%).
  • Trong mô hình được điều chỉnh đầy đủ, việc sử dụng cà phê ở người mẹ có liên quan tới cân nặng của trẻ thấp hơn [β (95% CI): -71.9 (-105.4, -38.4) g · 100 mg-1 cho mỗi d-1 lượng caffeine tiêu thụ thêm], chiều cao trẻ thấp hơn [-0.30 (-0.49, -0.11) cm], chu vi đầu nhỏ hơn [-0.12 (-0.24, -0.01) cm], tuổi thai ngắn hơn [-0.13 (-0.25, -0.02) tuần], nguy cơ trẻ nhẹ cân cao hơn [OR (95% CI): 1.47 (1.14, 1.90)] và sinh non cao hơn [1.36 (1.07, 1.74)] (tất cả P<0.05).
  • Các mối liên quan này mạnh hơn khi đã loại trừ những người tham gia có biến chứng thai kỳ và chưa bao giờ hút thuốc.
  • Nguy cơ có kết cục sinh sản bất lợi tương tự cũng cao hơn ở nhóm sử dụng caffeine nhiều nhất từ cà phê [OR LBW: 3.10 (1.08, 8.89); OR PB: 2.74 (1.05, 7.16)] và trà [OR LBW: 2.47 (1.02, 6.01); OR PB: 2.56 (1.14, 5.75)], so với nhóm sử dụng caffeine ít nhất (tất cả P<0.05).
Như vậy, không chỉ caffeine từ cà phê, mà caffeine được mẹ tiêu thụ qua trà trong thai kỳ cũng có liên quan đến kết cục sinh sản bất lợi cho thai nhi, đặc biệt là nguy cơ sinh non và có các chỉ số sinh trắc thấp.

Nguồn: Ling-Wei Chen, Roisin Fitzgerald, Celine M Murrin, John Mehegan, Cecily C Kelleher, Catherine M Phillips, Lifeways Cross Generation Cohort Study. Associations of maternal caffeine intake with birth outcomes: results from the Lifeways Cross Generation Cohort Study. Am J Clin Nutr. 2018 Dec 1;108(6):1301-1308. doi: 10.1093/ajcn/nqy219.
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK