Tin tức
on Tuesday 12-01-2021 2:04pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Lê Thị Đào - IVFMD Phú Nhuận
Việc đưa ra quyết định trong y khoa từ lâu đã tập trung vào sự tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân. Tuy nhiên điều trị hiếm muộn lại là một ngoại lệ, đặc trưng bởi sự tương tác từ ba phía giữa bác sĩ, người phụ nữ và người bạn đời của cô ấy. Quyết định lựa chọn điều trị, bao gồm cả việc tiếp tục điều trị hay bỏ cuộc ngưng điều trị, là một quá trình khó khăn mang đến những cảm xúc đối lập ở các cặp đôi hiếm muộn. Những phụ nữ vừa trải qua một chu kỳ điều trị hiếm muộn không thành công thường cảm thấy thất vọng và mất phương hướng. Việc theo đuổi phương pháp điều trị kế tiếp mang lại thêm hy vọng, nhưng cũng đòi hỏi người phụ nữ phải trải nghiệm lại cảm giác lo lắng khi quay lại quá trình điều trị. Ngược lại, việc chấm dứt điều trị có thể kết thúc những lo lắng mà họ đã và sẽ tiếp tục trải qua nhưng cũng đòi hỏi nhiều can đảm để thừa nhận rằng những hy vọng của họ đã không thành hiện thực.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng trong quá trình ra quyết định điều trị hiếm muộn, phụ nữ thường là người chịu trách nhiệm trực tiếp về các quyết định điều trị. Hầu hết phụ nữ mong đợi thông tin y tế trung thực và được cá nhân hóa từ nhân viên y tế, ngay cả khi đó là thông tin không thuận lợi như cơ hội thành công thấp hay các biến chứng có thể có trong quá trình điều trị. Rauprich và cộng sự báo cáo rằng hầu hết các nhân viên y tế đều ủng hộ rằng việc đưa ra quyết định cuối cùng thuộc về người phụ nữ, ngay cả khi khả năng thất bại điều trị cao.
Người chồng thường gặp nhiều căng thẳng trong quá trình ra quyết định điều trị hiếm muộn, cảm thấy thiếu kiểm soát cũng như ít được tham gia vào quá trình điều trị. Olafsdottir và cộng sự nhận thấy rằng người chồng có xu hướng cảm thấy rằng vợ họ là nhân tố quyết định điều trị vì hầu hết các thủ tục điều trị đều được tiến hành trên người vợ. Người chồng cho rằng họ không nên có thái độ gây áp lực buộc vợ phải trải qua thêm nhiều điều trị mặc dù bản thân họ cũng mong muốn có một đứa con. Ngoài ra, nhiều người chồng cũng cảm thấy bất lực khi chứng kiến cảnh vợ trải qua đau đớn và căng thẳng khi điều trị trong khi họ không thể làm được gì hơn ngoại trừ ủng hộ hay áp đặt một "phản đối hợp lý" để kết thúc điều trị khi cần thiết (Peddie và cs., 2005).
Chan và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều trị của phụ nữ thực hiện điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), sau một chu kỳ IVF không thành công, cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng lên quyết định điều trị tương quan với mức độ tham gia của bác sĩ và người bạn đời. Nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện trên 246 phụ nữ Trung Quốc làm thụ tinh ống nghiệm từ một trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện trực thuộc trường đại học Hồng Kông. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015. Các tác giả sử dụng mô hình Giải quyết vấn đề- Ra quyết định (PSDM model) phát triển bởi Deber (2007) để đánh giá mức độ đưa ra quyết định điều trị ở người phụ nữ. Các mức độ đưa ra quyết định gồm (i) thụ động (nhờ bác sĩ hoặc chồng quyết định), (ii) thống nhất (sau khi đã thảo luận cùng bác sĩ và chồng), và (iii) tự chủ (tự mình ra quyết định).
Kết quả cho thấy, hầu hết những người tham gia có xu hướng thảo luận các biện pháp điều trị và cùng đưa ra quyết định với bác sĩ của họ (92%). Trong mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân, việc phụ nữ ra quyết định thụ động có liên quan đến các yếu tố như sự hài lòng cao hơn trong hôn nhân, có niềm tin tôn giáo và vô sinh thứ phát, trong khi vai trò tự chủ liên quan đến vô sinh do yếu tố nữ. Khi phân tích tương tác giữa người phụ nữ và bạn đời, có 52% phụ nữ chia sẻ việc ra quyết định, trong khi 46% thích trao quyền quyết định cho người chồng. Chỉ có 0,4% phụ nữ tự chủ trong việc ra quyết định điều trị. Xu hướng thụ động nhờ chồng ra quyết định thay vì cùng thống nhất với chồng có liên quan đến các yếu tố như tuổi của người chồng lớn hơn, mức độ hài lòng trong hôn nhân cao hơn và sự lo âu nhiều hơn.
Tóm lại, phụ nữ có xu hướng thích thảo luận các hướng điều trị và ra quyết định với bác sĩ của họ cũng như tích cực tham gia cùng bạn đời trong việc đưa ra quyết định về điều trị hiếm muộn. Nghiên cứu này bổ sung thêm hiểu biết cho nhân viên y tế về xu hướng quyết định của người phụ nữ và mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định điều trị vô sinh của chồng bằng cách cung cấp những bằng chứng định lượng. Những dữ liệu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân viên y tế trong việc tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng cùng nhau đưa ra quyết định.
Nguồn: Chan CHY, Lau BHP, Tam MYJ, Ng EHY. Preferred problem solving and decision-making role in fertility treatment among women following an unsuccessful in vitro fertilization cycle. BMC Womens Health. 2019;19(1):153. Published 2019 Dec 5. doi:10.1186/s12905-019-0856-5
Việc đưa ra quyết định trong y khoa từ lâu đã tập trung vào sự tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân. Tuy nhiên điều trị hiếm muộn lại là một ngoại lệ, đặc trưng bởi sự tương tác từ ba phía giữa bác sĩ, người phụ nữ và người bạn đời của cô ấy. Quyết định lựa chọn điều trị, bao gồm cả việc tiếp tục điều trị hay bỏ cuộc ngưng điều trị, là một quá trình khó khăn mang đến những cảm xúc đối lập ở các cặp đôi hiếm muộn. Những phụ nữ vừa trải qua một chu kỳ điều trị hiếm muộn không thành công thường cảm thấy thất vọng và mất phương hướng. Việc theo đuổi phương pháp điều trị kế tiếp mang lại thêm hy vọng, nhưng cũng đòi hỏi người phụ nữ phải trải nghiệm lại cảm giác lo lắng khi quay lại quá trình điều trị. Ngược lại, việc chấm dứt điều trị có thể kết thúc những lo lắng mà họ đã và sẽ tiếp tục trải qua nhưng cũng đòi hỏi nhiều can đảm để thừa nhận rằng những hy vọng của họ đã không thành hiện thực.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng trong quá trình ra quyết định điều trị hiếm muộn, phụ nữ thường là người chịu trách nhiệm trực tiếp về các quyết định điều trị. Hầu hết phụ nữ mong đợi thông tin y tế trung thực và được cá nhân hóa từ nhân viên y tế, ngay cả khi đó là thông tin không thuận lợi như cơ hội thành công thấp hay các biến chứng có thể có trong quá trình điều trị. Rauprich và cộng sự báo cáo rằng hầu hết các nhân viên y tế đều ủng hộ rằng việc đưa ra quyết định cuối cùng thuộc về người phụ nữ, ngay cả khi khả năng thất bại điều trị cao.
Người chồng thường gặp nhiều căng thẳng trong quá trình ra quyết định điều trị hiếm muộn, cảm thấy thiếu kiểm soát cũng như ít được tham gia vào quá trình điều trị. Olafsdottir và cộng sự nhận thấy rằng người chồng có xu hướng cảm thấy rằng vợ họ là nhân tố quyết định điều trị vì hầu hết các thủ tục điều trị đều được tiến hành trên người vợ. Người chồng cho rằng họ không nên có thái độ gây áp lực buộc vợ phải trải qua thêm nhiều điều trị mặc dù bản thân họ cũng mong muốn có một đứa con. Ngoài ra, nhiều người chồng cũng cảm thấy bất lực khi chứng kiến cảnh vợ trải qua đau đớn và căng thẳng khi điều trị trong khi họ không thể làm được gì hơn ngoại trừ ủng hộ hay áp đặt một "phản đối hợp lý" để kết thúc điều trị khi cần thiết (Peddie và cs., 2005).
Chan và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều trị của phụ nữ thực hiện điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), sau một chu kỳ IVF không thành công, cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng lên quyết định điều trị tương quan với mức độ tham gia của bác sĩ và người bạn đời. Nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện trên 246 phụ nữ Trung Quốc làm thụ tinh ống nghiệm từ một trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện trực thuộc trường đại học Hồng Kông. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015. Các tác giả sử dụng mô hình Giải quyết vấn đề- Ra quyết định (PSDM model) phát triển bởi Deber (2007) để đánh giá mức độ đưa ra quyết định điều trị ở người phụ nữ. Các mức độ đưa ra quyết định gồm (i) thụ động (nhờ bác sĩ hoặc chồng quyết định), (ii) thống nhất (sau khi đã thảo luận cùng bác sĩ và chồng), và (iii) tự chủ (tự mình ra quyết định).
Kết quả cho thấy, hầu hết những người tham gia có xu hướng thảo luận các biện pháp điều trị và cùng đưa ra quyết định với bác sĩ của họ (92%). Trong mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân, việc phụ nữ ra quyết định thụ động có liên quan đến các yếu tố như sự hài lòng cao hơn trong hôn nhân, có niềm tin tôn giáo và vô sinh thứ phát, trong khi vai trò tự chủ liên quan đến vô sinh do yếu tố nữ. Khi phân tích tương tác giữa người phụ nữ và bạn đời, có 52% phụ nữ chia sẻ việc ra quyết định, trong khi 46% thích trao quyền quyết định cho người chồng. Chỉ có 0,4% phụ nữ tự chủ trong việc ra quyết định điều trị. Xu hướng thụ động nhờ chồng ra quyết định thay vì cùng thống nhất với chồng có liên quan đến các yếu tố như tuổi của người chồng lớn hơn, mức độ hài lòng trong hôn nhân cao hơn và sự lo âu nhiều hơn.
Tóm lại, phụ nữ có xu hướng thích thảo luận các hướng điều trị và ra quyết định với bác sĩ của họ cũng như tích cực tham gia cùng bạn đời trong việc đưa ra quyết định về điều trị hiếm muộn. Nghiên cứu này bổ sung thêm hiểu biết cho nhân viên y tế về xu hướng quyết định của người phụ nữ và mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định điều trị vô sinh của chồng bằng cách cung cấp những bằng chứng định lượng. Những dữ liệu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân viên y tế trong việc tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng cùng nhau đưa ra quyết định.
Nguồn: Chan CHY, Lau BHP, Tam MYJ, Ng EHY. Preferred problem solving and decision-making role in fertility treatment among women following an unsuccessful in vitro fertilization cycle. BMC Womens Health. 2019;19(1):153. Published 2019 Dec 5. doi:10.1186/s12905-019-0856-5
Từ khóa: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục điều trị của phụ nữ hiếm muộn sau TTTON thất bại
Các tin khác cùng chuyên mục:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN PHÔI CỦA NỘI MẠC TỬ CUNG SAU THẤT BẠI LÀM TỔ NHIỀU LẦN - Ngày đăng: 08-01-2021
QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA TẾ BÀO IN VITRO TỪ TẾ BÀO BUỒNG TRỨNG CỦA PHỤ NỮ MÃN KINH - Ngày đăng: 08-01-2021
Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở 224 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 08-01-2021
CÁC KẾT CỤC BẤT LỢI ĐẾN THAI KỲ VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS - Ngày đăng: 06-01-2021
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ngoài trời lên chất lượng tinh dịch: một phân tích gộp và tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-01-2021
Bất thường gene nuclear pore membrane glycoprotein 210-like (NUP210L) tương quan với tình trạng nhân tinh trùng không nén chặt và tình trạng vô sinh nam: báo cáo một trường hợp - Ngày đăng: 05-01-2021
Mối liên quan giữa phơi nhiễm bụi mịn và chất lượng tinh dịch - Ngày đăng: 04-01-2021
Chất lượng tinh trùng và ô nhiễm không khí xung quanh: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 04-01-2021
Ô nhiễm không khí và các thông số tinh dịch ở nam giới lần đầu điều trị vô sinh - Ngày đăng: 04-01-2021
Ô nhiễm không khí và khả năng sinh sản ở nữ giới: một tổng quan y văn hệ thống - Ngày đăng: 04-01-2021
Mối liên quan giữa cần sa và khả năng sinh sản, sức khỏe tình dục và u tân sinh ở nam: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 04-01-2021
Caffeine, rượu, hút thuốc lá và kết cục sinh sản ở những cặp vợ chồng điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 04-01-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK