Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 01-02-2021 12:15pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương

Phơi nhiễm bụi mịn có liên quan mật thiết với vô sinh nam. Mặc dù mối liên quan giữa chất lượng tinh dịch kém và phơi nhiễm bụi mịn đã được nhiều nơi trên thế giới công nhận, thời điểm gây tác động và thông số tinh dịch nào có thể bị ảnh hưởng vẫn còn gây tranh cãi. Mục đích của nghiên cứu này là ước tính ảnh hưởng của phơi nhiễm bụi mịn lên chất lượng tinh dịch ở Huai'an, Trung Quốc.

Nghiên cứu này thực hiện trên 2073 mẫu tinh dịch từ năm 2015 đến 2017 của 1955 nam giới sống trong môi trường ô nhiễm không khí từ mức độ trung bình đến nặng ở Huai'an, Trung Quốc. Ba phương trình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để thực hiện phân tích đáp ứng-phơi nhiễm đối với phơi nhiễm bụi mịn và chất lượng tinh dịch và để ước tính ảnh hưởng của phơi nhiễm trong các khoảng thời gian khác nhau (được chia thành các khoảng mỗi 15 ngày) trước khi xuất tinh trong tất cả các nhóm và trong nhóm có chất lượng tinh dịch bình thường.

Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 28.9 ± 5.4 tuổi và khoảng thời gian kiêng xuất tinh trung bình là 4.2 ± 1.5 ngày. Kết quả cho thấy mối tương quan cao giữa cả hai phơi nhiễm bụi mịn PM2.5 và PM10 trong suốt quá trình sinh tinh và giảm tổng lượng tinh trùng (β: -0.93, p < 2 × 10-16 và β: -1.00, p < 2 × 10-16), và mật độ tinh trùng (β: -1.00, p < 2 × 10-16 và β: -1.06, p < 2 × 10-16), và phơi nhiễm PM10 làm giảm độ di động chung của tinh trùng (β: -0.60, p = 2.56 × 10-7), nhưng không ảnh hưởng đến độ di động tiến tới của tinh trùng. Hơn nữa, phơi nhiễm PM2.5 làm giảm tổng lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng trong 15-75 ngày tiếp xúc trước xuất tinh và phơi nhiễm PM10 cho thấy sự liên quan đáng kể với tổng lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng trong thời gian 0-75 ngày trước xuất tinh. Phơi nhiễm cả hai PM2.5 và PM10 trong thời gian 45-59 ngày tiếp xúc trước xuất tinh thì đều có liên quan nghịch với độ di động toàn bộ của tinh trùng (tất cả giá trị p<0.05).

Nghiên cứu hiện tại này hé lộ rằng phơi nhiễm PM trong môi trường xung quanh trong suốt quá trình sinh tinh trong một thời gian dài, đặc biệt là ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa, có liên quan nghịch với chất lượng tinh dịch, tổng lượng tinh trùng và đặc biệt là mật độ tinh trùng.   

Nguồn: Quanquan Guan et al. Effects of particulate matter exposure on semen quality: A retrospective cohort study. Ecotoxicol Environ Saf. 2020 Apr 15;193:110319. doi: 10.1016/j.ecoenv.2020.110319. Epub 2020 Feb 19.

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK