Tin tức
on Tuesday 15-12-2020 3:09pm
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Để có thể thụ thai tự nhiên, khả năng sinh sản của nam giới cũng quan trọng tương đương nữ giới. Bên cạnh các yếu tố do cơ địa sẵn có, các yếu tố môi trường, như chế độ ăn, cũng có tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một hướng dẫn lâm sàng nào về chế độ ăn cho những nam giới đang tìm kiếm các phương pháp trị liệu để tăng cường khả năng sinh sản.
Nassan và cộng sự đã thực hiện một tổng quan hệ thống nhằm cung cấp các bằng chứng cập nhật nhất về mối liên quan giữa chế độ ăn và khả năng sinh sản ở nam giới. Các nhà nghiên cứu tập trung vào các yếu tố liên quan đến chế độ ăn cần thiết cho khả năng sản xuất tinh trùng có chức năng tốt nhất với khả năng sinh sản cao nhất. Tổng quan cũng cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về vai trò của một số chất trong quá trình hình thành tinh trùng.
Kết quả tổng quan cho thấy:
Nassan và cộng sự đã thực hiện một tổng quan hệ thống nhằm cung cấp các bằng chứng cập nhật nhất về mối liên quan giữa chế độ ăn và khả năng sinh sản ở nam giới. Các nhà nghiên cứu tập trung vào các yếu tố liên quan đến chế độ ăn cần thiết cho khả năng sản xuất tinh trùng có chức năng tốt nhất với khả năng sinh sản cao nhất. Tổng quan cũng cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về vai trò của một số chất trong quá trình hình thành tinh trùng.
Kết quả tổng quan cho thấy:
- Kiểu chế độ ăn có mối liên quan hằng định nhất với chất lượng tinh dịch. Một chế độ ăn lành mạnh, như chế độ ăn Địa Trung Hải, hoặc chế độ ăn giàu hải sản, gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, sữa ít béo, trái cây và rau xanh, có mối liên quan hằng định với các chỉ số tinh dịch đồ tốt hơn trong các nghiên cứu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Đông Á.
- Các chế độ ăn không lành mạnh với nhiều chất béo, thịt đỏ và thịt chế biến, ngũ cốc tinh chế và nước ngọt có liên quan đến giảm chất lượng tinh dịch.
- Một nghiên cứu gần đây ở Hy Lạp cho thấy nam giới sử dụng chế độ ăn Địa Trung Hải ít có khuynh hướng bị giảm mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng và giảm độ di động tinh trùng.
- Ngoài ra, chế độ ăn lành mạnh liên quan với chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng thấp hơn. Mối liên quan này chủ yếu hiện diện ở nhóm nam vô sinh có tổng số tinh trùng di động dưới 10 triệu và chất lượng tinh dịch kém.
- Chứng cứ từ các thử nghiệm ngẫu nhiên về bổ sung chất chống oxy hoá ở nam và nữ giới đang điều trị vô sinh cho thấy: bổ sung chất chống oxy hoá giúp cải thiện chất lượng tinh dịch, đặc biệt là độ di động của tinh trùng, và có thể tăng tỉ lệ thai lâm sàng và sinh sống.
- Bên cạnh chế độ ăn và chất chống oxy hoá, tổng quan cũng bàn luận về vai trò của các yếu tố khác bao gồm chất béo, các sản phẩm từ đậu nành, sản phẩm từ sữa và thịt, methylmercury trong cá và tồn dư thuốc trừ sâu trong rau quả.
Dựa trên kết quả của tổng quan này, nam giới có thể được khuyến khích sử dụng các thành phần bổ sung chất chống oxi hóa và áp dụng các chế độ ăn gồm hải sản, gia cầm, ngũ cốc toàn phần, trái cây và rau. Các bằng chứng mạnh mẽ nhất khuyến cáo tăng sử dụng omega-3 axit béo từ cá và các loại hạt, và bổ sung chất chống oxi hóa cho nam giới trong các cặp đôi đang điều trị vô sinh, mặc dù chất chống oxi hóa đặc hiệu và liều lượng cần dùng vẫn chưa rõ.
Nguồn: Nassan, F. L., Chavarro, J. E., & Tanrikut, C. (2018). Diet and men's fertility: does diet affect sperm quality? Fertility and sterility, 110(4), 570–577. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2018.05.025.
Nguồn: Nassan, F. L., Chavarro, J. E., & Tanrikut, C. (2018). Diet and men's fertility: does diet affect sperm quality? Fertility and sterility, 110(4), 570–577. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2018.05.025.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của thực phẩm biến đổi gen lên chỉ số vô sinh: một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 15-12-2020
Xây dựng mô hình trí tuệ nhân tạo dự đoán tiềm năng làm tổ của phôi dựa vào các thông số động học bình thường và thông số động học mới - Ngày đăng: 15-12-2020
Tác động của chuyển phôi chất lượng kém cùng với phôi chất lượng tốt đến kết quả thai trong chu kì IVF/ICSI - Ngày đăng: 15-12-2020
Tỉ lệ sẩy thai cao khi chuyển phôi nang đông lạnh có nguồn gốc từ phôi giai đoạn phân chia chất lượng kém - Ngày đăng: 15-12-2020
Số lượng phôi trên mỗi dụng cụ trữ có ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi sống sau rã - Ngày đăng: 15-12-2020
Chế độ ăn và chất lượng tinh trùng: Chất dinh dưỡng, loại thức ăn và chế độ ăn - Ngày đăng: 14-12-2020
Chế độ ăn, loại thức ăn và chất dinh dưỡng trong mối tương quan với thông số sinh sản nam và khả năng thụ thai: một tổng quan hệ thống các nghiên cứu quan sát - Ngày đăng: 14-12-2020
Kết cục bất lợi ở trẻ sinh non có mẹ đái tháo đường - Ngày đăng: 14-12-2020
Can thiệp lối sống trên phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 10-12-2020
Đánh giá vai trò của hình thái phôi trong trường hợp có và không thực hiện PGT – A - Ngày đăng: 10-12-2020
Đột biến trong thành phần phức hợp duy trì nhiễm sắc thể (MCM9) có thể gây suy buồng trứng sớm - Ngày đăng: 09-12-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK