Tin tức
on Monday 14-12-2020 1:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Chất lượng tinh dịch người đã giảm sút trên toàn thế giới trong 40 năm qua, được ước tính khoảng 50-60%, gây ra nhiều mối quan ngại về khả năng sinh sản ở người. Mặc dù hiện tượng này được xem là vấn đề nghiêm trọng toàn cầu, sự giảm sút này thể hiện rõ rệt hơn ở các nước công nghiệp phát triển, gợi ý rằng những thay đổi của các yếu tố sinh hoạt (ví dụ như bữa ăn thiếu chất, lối sống và ô nhiễm) có thể là nguyên nhân chính. Các nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa chế độ ăn và chất lượng tinh dịch có thể được phân loại thành 3 nhóm, đánh giá mối liên quan giữa chất lượng tinh dịch và (1) chất dinh dưỡng, chất bổ sung và chất chống oxi hóa, (2) loại thức ăn và (3) chế độ ăn.
Salas-Huetos và cộng sự, thuộc Đại học Y Utah, Salt Lake City, Mỹ, đã thực hiện một tổng quan mô tả nhằm cung cấp một cái nhìn trên phạm vi rộng về mối liên quan và tác động của chế độ ăn lên chất lượng tinh trùng. Vì vậy, tổng quan này tìm kiếm và phân tích tất cả các bài báo đã được đăng tải, tất cả nghiên cứu bất kể dạng thiết kế và phân loại. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có chưa đến 40 bài nghiên cứu được tìm thấy, và số nghiên cứu trên mỗi nhóm chất cũng không nhiều.
Mặc dù thông tin còn ít ỏi, bức tranh về mối liên quan giữa chế độ ăn và chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản còn lâu mới hoàn tất, một số kết luận trên diện rộng đã dần lộ diện. Đầu tiên, việc gia tăng sử dụng các chất bổ sung như selenium và kẽm, omega-3, axit béo, CoenzymeQ10 (CoQ10) và cartinine, có ảnh hưởng tích cực đến mật độ và độ di động của tinh trùng. Về các nhóm thức ăn: rau, trái cây, đậu, ngũ cốc toàn phần, tất cả chất giàu chất xơ và chống oxi hóa, và cá, hải sản, sò, gia cầm và các sản phẩm sữa ít béo có liên quan tích cực đến chất lượng tinh dịch.
Dữ liệu y văn hiện không đủ mạnh để đưa ra kết luận cuối cùng. Còn thiếu các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng có thiết kế tốt và cỡ mẫu lớn. Tuy nhiên, ít nhất tổng quan này cũng cho chúng ta thấy rằng, tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh đủ chất có liên quan tích cực với mật độ tinh trùng và độ di động tinh trùng.
Nguồn: Salas-Huetos, A., James, E. R., Aston, K. I., Jenkins, T. G., & Carrell, D. T. (2019). Diet and sperm quality: Nutrients, foods and dietary patterns. Reproductive biology, 19(3), 219–224. https://doi.org/10.1016/j.repbio.2019.07.005.
Salas-Huetos và cộng sự, thuộc Đại học Y Utah, Salt Lake City, Mỹ, đã thực hiện một tổng quan mô tả nhằm cung cấp một cái nhìn trên phạm vi rộng về mối liên quan và tác động của chế độ ăn lên chất lượng tinh trùng. Vì vậy, tổng quan này tìm kiếm và phân tích tất cả các bài báo đã được đăng tải, tất cả nghiên cứu bất kể dạng thiết kế và phân loại. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có chưa đến 40 bài nghiên cứu được tìm thấy, và số nghiên cứu trên mỗi nhóm chất cũng không nhiều.
Mặc dù thông tin còn ít ỏi, bức tranh về mối liên quan giữa chế độ ăn và chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản còn lâu mới hoàn tất, một số kết luận trên diện rộng đã dần lộ diện. Đầu tiên, việc gia tăng sử dụng các chất bổ sung như selenium và kẽm, omega-3, axit béo, CoenzymeQ10 (CoQ10) và cartinine, có ảnh hưởng tích cực đến mật độ và độ di động của tinh trùng. Về các nhóm thức ăn: rau, trái cây, đậu, ngũ cốc toàn phần, tất cả chất giàu chất xơ và chống oxi hóa, và cá, hải sản, sò, gia cầm và các sản phẩm sữa ít béo có liên quan tích cực đến chất lượng tinh dịch.
Dữ liệu y văn hiện không đủ mạnh để đưa ra kết luận cuối cùng. Còn thiếu các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng có thiết kế tốt và cỡ mẫu lớn. Tuy nhiên, ít nhất tổng quan này cũng cho chúng ta thấy rằng, tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh đủ chất có liên quan tích cực với mật độ tinh trùng và độ di động tinh trùng.
Nguồn: Salas-Huetos, A., James, E. R., Aston, K. I., Jenkins, T. G., & Carrell, D. T. (2019). Diet and sperm quality: Nutrients, foods and dietary patterns. Reproductive biology, 19(3), 219–224. https://doi.org/10.1016/j.repbio.2019.07.005.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chế độ ăn, loại thức ăn và chất dinh dưỡng trong mối tương quan với thông số sinh sản nam và khả năng thụ thai: một tổng quan hệ thống các nghiên cứu quan sát - Ngày đăng: 14-12-2020
Kết cục bất lợi ở trẻ sinh non có mẹ đái tháo đường - Ngày đăng: 14-12-2020
Can thiệp lối sống trên phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 10-12-2020
Đánh giá vai trò của hình thái phôi trong trường hợp có và không thực hiện PGT – A - Ngày đăng: 10-12-2020
Đột biến trong thành phần phức hợp duy trì nhiễm sắc thể (MCM9) có thể gây suy buồng trứng sớm - Ngày đăng: 09-12-2020
Sự hiện diện của VIRUS HERPES – 6A trên nội mạc tử cung ở nhóm phụ nữ vô sinh chưa rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 09-12-2020
Suy buồng trứng sớm có di truyền sang những thế hệ tiếp theo không - Ngày đăng: 09-12-2020
DNA TY thể ở tinh trùng: Biomarker mới trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 09-12-2020
Mối liên quan giữa việc hút thuốc lá của người cha trong thai kỳ và chất lượng tinh dịch ở con trai - Ngày đăng: 09-12-2020
Phơi nhiễm khói thuốc lá trong tử cung, từ môi trường và nội tiết sinh sản của bé gái gần tuổi dậy thì - Ngày đăng: 09-12-2020
Mối liên quan giữa cà phê và caffeine với vô sinh nam: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 09-12-2020
Phân tích gộp về kết quả thai lâm sàng của chuyển phôi trữ ngày 5 so với ngày 6 - Ngày đăng: 09-12-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK