Tin chuyên ngành
on Saturday 10-12-2022 11:31am
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFMD An Sinh, Bệnh viện An Sinh
Ngày nay, với việc trữ đông phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá được chứng mình ngày càng an toàn và hiệu quả, phương án trữ phôi toàn bộ dần trở thành xu hướng tại các trung tâm IVF. Đây là chiến lược trữ đông toàn bộ phôi của bệnh nhân, sau đó chuyển phôi vào bằng phác đồ khác, không cùng giai đoạn kích thích buồng trứng. So với chuyển phôi tươi, việc trữ lạnh toàn bộ phôi thuận lợi hơn cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng, cần phải thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ hoặc cần bảo tồn khả năng sinh sản. Ngoài ra, quá kích buồng trứng có thể có tác động bất lợi đến khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung và sự đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung. Cả hai vấn đề nói trên đều có thể tránh được khi chuyển phôi đông lạnh.
Mặc dù có những ưu điểm như vậy, khoảng thời gian tối ưu giữa quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát và chuyển phôi đông lạnh vẫn chưa rõ ràng. Dữ liệu về thời gian cần thiết để môi trường nội mạc tử cung trở lại trạng thái bình thường sau kích thích buồng trứng vẫn còn hạn chế. Mặt khác, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc phôi tiếp xúc kéo dài với chất bảo quản lạnh khi trữ phôi lâu ngày có ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi hay không. Đặt ra thách thức trong việc chọn lựa thời điểm cho bệnh nhân chuyển phôi: ngay chu kỳ kinh đầu tiên sau khi kích thích buồng trứng, hay sẽ hoãn đến chu kỳ sau, hoặc trì hoãn đến thời điểm nào?
Năm 2022, Hu và cộng sự (1) đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 14.928 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh tại một cơ sở ở Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2019. Không giống như các nghiên cứu trước đây thường đánh giá quá trình chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên hoặc thứ hai sau quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát, nhóm tác giả Hu và cộng sự tìm cách lấy thông tin chi tiết hơn về thời gian đông lạnh phôi bằng cách chia bệnh nhân thành 8 nhóm theo thời gian chuyển: chuyển phôi vào 0,8–1,0 tháng, 1,1–2,0 tháng, 2,1–3,0 tháng, 3,1–4,0 tháng, 4,1–5,0 tháng, 5,1–6,0 tháng, 6,1–12,0 tháng và >12,0 tháng. Kết quả chính của nghiên cứu là tỷ lệ sinh sống, được định nghĩa là sự ra đời của trẻ sơ sinh có bằng chứng về sự sống sau ít nhất 22 tuần tuổi thai. Tác giả Hu mô tả mối quan hệ hình chữ U ngược mới lạ giữa tỷ lệ sinh sống và thời gian đông lạnh phôi. Nói cách khác, tỷ lệ trẻ sinh sống tăng dần từ 0,8 tháng đến 3-4 tháng phôi trữ lạnh, đạt đỉnh ở tháng thứ 3-4 và giảm dần sau đó. Điều chỉnh với hồi quy logistic đa biến chứng minh thêm tỷ lệ sinh sống cao, đặc biệt là ở những người có đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng đã chuyển phôi sau 4,1–5,0 tháng bảo quản phôi (tỷ số chênh điều chỉnh 1,19; KTC 95%, 1,00–1,41). Ngoài ra, họ phát hiện ra rằng tỷ lệ sinh sống thấp đối với những bệnh nhân lưu trữ phôi của họ trong hơn 6 tháng. Điều này khiến chúng ta rơi vào tình thế khó xử – chúng ta nên tuân theo mốc thời gian này đến mức nào trong việc tư vấn bệnh nhân?
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng trả lời câu hỏi về thời điểm chuyển phôi đông lạnh tối ưu. Một nghiên cứu gần đây tại trung tâm của Bortoletto và cộng sự (2021) (2) không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ trẻ sinh sống trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu gồm 576 phụ nữ trải qua chuyển phôi đông lạnh với chu kỳ tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi lấy noãn và tỷ lệ của những người đã thực hiện chuyển phôi trong chu kỳ tiếp theo (tỷ số chênh 0,76; KTC 95%, 0,54–1,08). Tương tự, nhóm tác giả Huang và cộng sự (2020) (3) đã đánh giá 12 nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu về 18.230 chu kỳ và không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống giữa chuyển phôi đông lạnh được thực hiện trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi lấy noãn và chuyển phôi đông lạnh chậm (RR 0,94; KTC 95%, 0,85–1,03). Tuy nhiên, theo công bố của Bergenheim và cộng sự (2021) (4) sau khi đánh giá 15 nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu về 20.155 chu kỳ, tỷ lệ sinh sống cao hơn một chút khi chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi chọc hút so với chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo (tỷ số chênh 1,20; KTC 95% 1,01–1,44). Ngoài ra, nhóm Hu và cộng sự (1) thêm vào các tài liệu hiện có đoàn hệ hồi cứu lớn của họ và sự kết hợp mới lạ của thời gian lưu trữ phôi như một biến gần như liên tục trong vài tháng đầu tiên sau quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát.
Tuy nhiên, những hạn chế chính của các nghiên cứu trên chính là thiết kế hồi cứu và cách thu nhận cỡ mẫu không đồng nhất. Không có thông tin nào liên quan đến quá trình ra quyết định về lý do tại sao các bác sĩ lâm sàng quyết định trì hoãn việc chuyển phôi cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài. Một số giả thuyết về việc lo ngại các biến chứng liên quan đến việc lấy noãn, chẳng hạn như nhiễm trùng ổ bụng hoặc hội chứng quá kích buồng trứng nghiêm trọng, có cần một thời gian dài để giải quyết không? Hay tiêu chí ra quyết định trì hoãn chuyển phôi chỉ đơn giản là bệnh nhân muốn trì hoãn vì lý do tài chính, công việc hoặc hoàn cảnh gia đình? Mặc dù nhóm tác giả Hu và cộng sự (1) cung cấp các cơ chế sinh học cơ bản thú vị để hỗ trợ mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thời gian lưu trữ phôi và tỷ lệ sinh sống, mức độ ảnh hưởng bất lợi của chất bảo vệ lạnh, sự phục hồi chậm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung ở những người có đáp ứng buồng trứng nhiều, hoặc các yếu tố gây nhiễu chưa được giải quyết trong quần thể nghiên cứu không đồng nhất của họ vẫn chưa được xác định. Ngoài ra, việc phân loại biến thử nghiệm chính của nghiên cứu là rất quan trọng và chưa được giải thích rõ ràng. Việc phân chia thời gian lưu trữ phôi thành các khoảng chưa nói rõ về ý nghĩa lâm sàng, chưa có ghi nhận phân chia trên cơ sở số chu kỳ kinh nguyệt kể từ khi lấy noãn.
Bên cạnh một số nghiên cứu cho thấy chuyển phôi càng trễ có thể giảm kết quả có thai, và tỉ lệ có thai cao nhất khi bệnh nhận quay lại chuyển phôi ở chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Hiện một số nghiên cứu kết luận không có sự khác biệt về thời điểm chuyển phôi sau khi kích thích buồng trứng. Tóm lại, nhìn chung vẫn chưa thể kết luận thời điểm phù hợp nhất để chuyển phôi sau khi kích thích buồng trứng ở nhóm trữ phôi toàn bộ. Các nghiên cứu này cung cấp một bước đệm quan trọng hướng tới kết quả rõ ràng hơn và nhấn mạnh nhu cầu nghiên cứu bổ sung với các quần thể được xác định rõ hơn. Có thể thấy được lợi ích tiềm năng của một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về chủ đề này để làm sáng tỏ các hướng dẫn tư vấn nhằm giúp bệnh nhân đạt điều trị thành công sớm nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hu K, Hunt S, Zhang D, Li R, Mol B W. The association between embryo storage time and treatment success in women undergoing freeze-all embryo transfer. Fertil Steril 2022;118:513–21.
2. Bortoletto P, Romanski PA, Magaoay BI, Rosenwaks Z, Spandorfer SD. Time from oocyte retrieval to frozen embryo transfer in the natural cycle does not impact reproductive or neonatal outcomes. Fertil Steril 2021;115:1232–8.
3. Huang J, Lin J, Lu X, Cai R, Song N, Kuang Y. Delayed versus immediate frozen embryo transfer after oocyte retrieval: a systematic review and meta-analysis. J Assist Reprod Genet 2020;37:1949–57.
4. Bergenheim SJ, Saupstad M, Pistoljevic N, Andersen AN, Forman JL, Løssl K, et al. Immediate versus postponed frozen embryo transfer after IVF/ICSI: a systematic review and meta-analysis. Hum Reprod Update 2021;27:623–42.
Ngày nay, với việc trữ đông phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá được chứng mình ngày càng an toàn và hiệu quả, phương án trữ phôi toàn bộ dần trở thành xu hướng tại các trung tâm IVF. Đây là chiến lược trữ đông toàn bộ phôi của bệnh nhân, sau đó chuyển phôi vào bằng phác đồ khác, không cùng giai đoạn kích thích buồng trứng. So với chuyển phôi tươi, việc trữ lạnh toàn bộ phôi thuận lợi hơn cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng, cần phải thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ hoặc cần bảo tồn khả năng sinh sản. Ngoài ra, quá kích buồng trứng có thể có tác động bất lợi đến khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung và sự đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung. Cả hai vấn đề nói trên đều có thể tránh được khi chuyển phôi đông lạnh.
Mặc dù có những ưu điểm như vậy, khoảng thời gian tối ưu giữa quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát và chuyển phôi đông lạnh vẫn chưa rõ ràng. Dữ liệu về thời gian cần thiết để môi trường nội mạc tử cung trở lại trạng thái bình thường sau kích thích buồng trứng vẫn còn hạn chế. Mặt khác, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc phôi tiếp xúc kéo dài với chất bảo quản lạnh khi trữ phôi lâu ngày có ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi hay không. Đặt ra thách thức trong việc chọn lựa thời điểm cho bệnh nhân chuyển phôi: ngay chu kỳ kinh đầu tiên sau khi kích thích buồng trứng, hay sẽ hoãn đến chu kỳ sau, hoặc trì hoãn đến thời điểm nào?
Năm 2022, Hu và cộng sự (1) đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 14.928 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh tại một cơ sở ở Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2019. Không giống như các nghiên cứu trước đây thường đánh giá quá trình chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên hoặc thứ hai sau quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát, nhóm tác giả Hu và cộng sự tìm cách lấy thông tin chi tiết hơn về thời gian đông lạnh phôi bằng cách chia bệnh nhân thành 8 nhóm theo thời gian chuyển: chuyển phôi vào 0,8–1,0 tháng, 1,1–2,0 tháng, 2,1–3,0 tháng, 3,1–4,0 tháng, 4,1–5,0 tháng, 5,1–6,0 tháng, 6,1–12,0 tháng và >12,0 tháng. Kết quả chính của nghiên cứu là tỷ lệ sinh sống, được định nghĩa là sự ra đời của trẻ sơ sinh có bằng chứng về sự sống sau ít nhất 22 tuần tuổi thai. Tác giả Hu mô tả mối quan hệ hình chữ U ngược mới lạ giữa tỷ lệ sinh sống và thời gian đông lạnh phôi. Nói cách khác, tỷ lệ trẻ sinh sống tăng dần từ 0,8 tháng đến 3-4 tháng phôi trữ lạnh, đạt đỉnh ở tháng thứ 3-4 và giảm dần sau đó. Điều chỉnh với hồi quy logistic đa biến chứng minh thêm tỷ lệ sinh sống cao, đặc biệt là ở những người có đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng đã chuyển phôi sau 4,1–5,0 tháng bảo quản phôi (tỷ số chênh điều chỉnh 1,19; KTC 95%, 1,00–1,41). Ngoài ra, họ phát hiện ra rằng tỷ lệ sinh sống thấp đối với những bệnh nhân lưu trữ phôi của họ trong hơn 6 tháng. Điều này khiến chúng ta rơi vào tình thế khó xử – chúng ta nên tuân theo mốc thời gian này đến mức nào trong việc tư vấn bệnh nhân?
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng trả lời câu hỏi về thời điểm chuyển phôi đông lạnh tối ưu. Một nghiên cứu gần đây tại trung tâm của Bortoletto và cộng sự (2021) (2) không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ trẻ sinh sống trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu gồm 576 phụ nữ trải qua chuyển phôi đông lạnh với chu kỳ tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi lấy noãn và tỷ lệ của những người đã thực hiện chuyển phôi trong chu kỳ tiếp theo (tỷ số chênh 0,76; KTC 95%, 0,54–1,08). Tương tự, nhóm tác giả Huang và cộng sự (2020) (3) đã đánh giá 12 nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu về 18.230 chu kỳ và không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống giữa chuyển phôi đông lạnh được thực hiện trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi lấy noãn và chuyển phôi đông lạnh chậm (RR 0,94; KTC 95%, 0,85–1,03). Tuy nhiên, theo công bố của Bergenheim và cộng sự (2021) (4) sau khi đánh giá 15 nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu về 20.155 chu kỳ, tỷ lệ sinh sống cao hơn một chút khi chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi chọc hút so với chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo (tỷ số chênh 1,20; KTC 95% 1,01–1,44). Ngoài ra, nhóm Hu và cộng sự (1) thêm vào các tài liệu hiện có đoàn hệ hồi cứu lớn của họ và sự kết hợp mới lạ của thời gian lưu trữ phôi như một biến gần như liên tục trong vài tháng đầu tiên sau quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát.
Tuy nhiên, những hạn chế chính của các nghiên cứu trên chính là thiết kế hồi cứu và cách thu nhận cỡ mẫu không đồng nhất. Không có thông tin nào liên quan đến quá trình ra quyết định về lý do tại sao các bác sĩ lâm sàng quyết định trì hoãn việc chuyển phôi cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài. Một số giả thuyết về việc lo ngại các biến chứng liên quan đến việc lấy noãn, chẳng hạn như nhiễm trùng ổ bụng hoặc hội chứng quá kích buồng trứng nghiêm trọng, có cần một thời gian dài để giải quyết không? Hay tiêu chí ra quyết định trì hoãn chuyển phôi chỉ đơn giản là bệnh nhân muốn trì hoãn vì lý do tài chính, công việc hoặc hoàn cảnh gia đình? Mặc dù nhóm tác giả Hu và cộng sự (1) cung cấp các cơ chế sinh học cơ bản thú vị để hỗ trợ mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thời gian lưu trữ phôi và tỷ lệ sinh sống, mức độ ảnh hưởng bất lợi của chất bảo vệ lạnh, sự phục hồi chậm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung ở những người có đáp ứng buồng trứng nhiều, hoặc các yếu tố gây nhiễu chưa được giải quyết trong quần thể nghiên cứu không đồng nhất của họ vẫn chưa được xác định. Ngoài ra, việc phân loại biến thử nghiệm chính của nghiên cứu là rất quan trọng và chưa được giải thích rõ ràng. Việc phân chia thời gian lưu trữ phôi thành các khoảng chưa nói rõ về ý nghĩa lâm sàng, chưa có ghi nhận phân chia trên cơ sở số chu kỳ kinh nguyệt kể từ khi lấy noãn.
Bên cạnh một số nghiên cứu cho thấy chuyển phôi càng trễ có thể giảm kết quả có thai, và tỉ lệ có thai cao nhất khi bệnh nhận quay lại chuyển phôi ở chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Hiện một số nghiên cứu kết luận không có sự khác biệt về thời điểm chuyển phôi sau khi kích thích buồng trứng. Tóm lại, nhìn chung vẫn chưa thể kết luận thời điểm phù hợp nhất để chuyển phôi sau khi kích thích buồng trứng ở nhóm trữ phôi toàn bộ. Các nghiên cứu này cung cấp một bước đệm quan trọng hướng tới kết quả rõ ràng hơn và nhấn mạnh nhu cầu nghiên cứu bổ sung với các quần thể được xác định rõ hơn. Có thể thấy được lợi ích tiềm năng của một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về chủ đề này để làm sáng tỏ các hướng dẫn tư vấn nhằm giúp bệnh nhân đạt điều trị thành công sớm nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hu K, Hunt S, Zhang D, Li R, Mol B W. The association between embryo storage time and treatment success in women undergoing freeze-all embryo transfer. Fertil Steril 2022;118:513–21.
2. Bortoletto P, Romanski PA, Magaoay BI, Rosenwaks Z, Spandorfer SD. Time from oocyte retrieval to frozen embryo transfer in the natural cycle does not impact reproductive or neonatal outcomes. Fertil Steril 2021;115:1232–8.
3. Huang J, Lin J, Lu X, Cai R, Song N, Kuang Y. Delayed versus immediate frozen embryo transfer after oocyte retrieval: a systematic review and meta-analysis. J Assist Reprod Genet 2020;37:1949–57.
4. Bergenheim SJ, Saupstad M, Pistoljevic N, Andersen AN, Forman JL, Løssl K, et al. Immediate versus postponed frozen embryo transfer after IVF/ICSI: a systematic review and meta-analysis. Hum Reprod Update 2021;27:623–42.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tự động hóa tách noãn và ICSI – tiềm năng ứng dụng trong tương lai - Ngày đăng: 16-03-2023
Tác động của virus SARS-COVID-2 đến khả năng sinh sản - Ngày đăng: 20-09-2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ khảm và kết cục chuyển phôi khảm trong IVF - Ngày đăng: 22-08-2022
Các dấu ấn sinh học trong dịch nang tiên lượng điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 01-08-2022
Bảo tồn khả năng sinh sản đối với nam giới ung thư - Ngày đăng: 26-07-2022
Định nghĩa về IVM - Ngày đăng: 17-06-2022
Ti thể của noãn phôi và các ảnh hưởng đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 18-05-2022
Hiệu quả của các phương pháp bảo tồn sinh sản trong ART - Ngày đăng: 09-05-2022
So sánh hiệu quả giữa kit test nhanh kháng nguyên trên mẫu dịch tỵ hầu và kit test nhanh trên mẫu nước bọt nhằm phát hiện sự hiện diện của SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 01-04-2022
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cải thiện độ dày và đáp ứng NMTC - Ngày đăng: 07-03-2022
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sự toàn vẹn chức năng ty thể (Phần 2) - Ngày đăng: 09-02-2022
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sự toàn vẹn chức năng ty thể (Phần 1) - Ngày đăng: 09-02-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK