Tin chuyên ngành
on Thursday 16-03-2023 8:47am
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
ThS. Trương Văn Hải
IVFMD BMT - Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Trong thực hành lâm sàng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện c-ICSI, trong đó chất lượng giao tử và kinh nghiệm của chuyên viên phôi học đóng vai trò quan trọng. Để cải thiện hiệu quả c-ICSI, nhằm gia tăng chất lượng điều trị, hiện nay nhiều phương pháp ICSI cải tiến đã được phát triển và ứng dụng trong các trung tâm IVF. Cùng với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo kết hợp với tự động hóa, nhiều thử nghiệm đã được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tự động trong quá trình ICSI, từ đó nâng cao hiệu quả. Những năm gần đây đã chứng kiến một loạt các công nghệ, một số được tích hợp với trí tuệ nhân tạo, trong đó có tách trứng và ICSI tự động, bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Bài viết này đề cập đến một số thành tựu bước đầu trong việc tự động hóa tách trứng và ICSI – hứa hẹn cá nhân hóa và ít nhất là tự động hóa một phần trong tương lai không xa.
Nghiên cứu đầu tiên (2005) thực hiện tách noãn thông qua kênh vi lỏng (microfluidic). Nhóm tác giả sử dụng kênh vi lỏng được kiểm soát chính xác không gian và thời gian, xây dựng bằng polydimethylsiloxan (PDMS) với kích thước kênh theo cùng thứ tự với đường kính noãn (khoảng 120 micromet) cho phép kiểm soát chính xác môi trường chất lỏng cục bộ. Hệ thống này sử dụng các dòng chảy được điều khiển áp suất để tác động lên noãn, qua đó loại bỏ các tế bào xung quanh [1]. Nghiên cứu của Weng và cộng sự (2018) cũng thực hiện tách noãn chuột thông qua kênh microfluidic, tuy nhiên những kênh này được thiết kế theo dạng răng cưa để có thể bóc khối tế bào xung quanh hiệu quả hơn. Thiết bị này được thiết kế với các kênh khác nhau, mức độ giãn nở khác nhau. Kết quả cho thấy hiệu quả tách noãn cao. Sau quá trình ICSI, tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi không có khác biệt so với tách noãn thủ công. Thiết bị tách noãn này được cho là tiềm năng tịnh tiến để xử lý mẫu người theo cách thức xử lý tự động, tiêu chuẩn hóa và liên tục trong thực hành lâm sàng [2].
Phát triển từ hệ thống microfluidic, Xie và cộng sự (2021) đã tiến hành thử nghiệm tách noãn chuột dựa trên các sóng âm. Hệ thống này phát triển dựa trên các sóng âm bề mặt surface acoustic waves (SAWs) trong 1 microwell. Mỗi thí nghiệm sử dụng 10 noãn chưa tách với liều hyaluronidase thấp (20 IU/ml) và loại bỏ ở các tần số khác nhau: 200 hoặc 80 MHz SAWs. Để đạt đến mức tách hoàn toàn, tách noãn thông thường cần khoảng 15 giây, tuy nhiên trong hệ thống này chỉ cần tối đa 5 giây. Noãn được xử lý bởi 200 MHz SAW (n = 25), 80 MHz SAW (n = 40) và tách noãn thông thường (n = 30) đã được thụ tinh bởi piezo-ICSI, dẫn đến tỷ lệ sống (84,0%, 82,5% và 83,3%); thụ tinh (80,0%, 80,0% và 83,3%) và phôi nang (82,0%, 72,5% và 66,7%). Các cấu hình hình thái học của phôi từ nhóm xử lý 200 và 80 MHz có thể so sánh với nhóm đối chứng. Tổng cộng 15 phôi nang từ nhóm xử lý 200 MHz và 29 phôi nang từ nhóm xử lý 80 MHz đã được chuyển, kết quả là 5 chuột con từ nhóm 200 MHz và 10 chuột con từ nhóm 80 MHz. Tất cả con cái đều cai sữa và được chứng minh là có khả năng sinh sản [3]. Nghiên cứu của Mokhtare và cộng sự (2022) thực hiện tách noãn dựa trên sóng siêu âm. Trong nghiên cứu này, một thiết bị siêu âm quy mô chip bao gồm bốn đầu dò xen kẽ (IDT) trên nền lithium niobate đã được thiết kế để cung cấp sóng siêu âm dải megahertz (MHz) để thực hiện quá trình tách. Dòng và bức xạ âm khuấy động các OCC bên trong một microwell được đặt trên đầu LiNbO3 chất nền để tách noãn. Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả của quá trình tách noãn này, đồng thời tác giả cho rằng việc đạt được sự tự động hóa của quy trình thủ công tinh vi này sẽ mở đường cho các bước xử lý tế bào noãn được cải tiến và tiêu chuẩn hóa [4].
Những nghiên cứu kể trên đa phần được thực hiện dựa trên kênh vi lỏng, chưa có nghiên cứu nào dựa trên phương pháp tiếp cận thông qua robot. Do đó, gần đây Zhai và cộng sự (2022) đã tiến hành phương pháp tách noãn chuột tự động dựa trên Robot. Hệ thống này đạt được sự bóc mòn tế bào noãn với các kỹ thuật sau: (1) sử dụng phương pháp phát hiện tiếp xúc để xác định vị trí z tương đối của đầu micropipette và bề mặt đĩa; (2) nhận dạng tự động tế bào noãn và các tế bào xung quanh; (3) sử dụng các thuật toán để loại bỏ góc lệch của giai đoạn XY (trục x,y); và (4) điều khiển tự động tốc độ dòng chảy từ bơm tiêm. Nghiên cứu này thông qua robot và AI để nhận dạng, tính toán sai số và điều chỉnh tương tác giữa micropipette và noãn dưới tác động của 1 dòng chảy nhất định, từ đó việc tách noãn được sạch hơn, đồng nhất hơn. Kết quả cho thấy, hệ thống robot đạt được tỷ lệ năng suất cao hơn đáng kể so với hoạt động thủ công của một chuyên viên phôi học có kinh nghiệm cao (97,0 ± 2,8% so với 86,9 ± 1,7%). Tỷ lệ thụ tinh trung bình và tỷ lệ phát triển phôi từ noãn tách bằng hệ thống robot đối với ICSI là 97,8 ± 2,2% và 79,8 ± 1,2%, cao hơn đáng kể khi so sánh với tỷ lệ 91,5 ± 2,1% và 78,5 ± 1,0% từ noãn tách thủ công (p = 0,19> 0,05 và p = 0,92> 0,05; kiểm định Student’s t test). Hệ thống này được cho là chuẩn hóa quy trình, cải thiện hiệu suất tách noãn [5].
Zhe Lu và cộng sự (2011) đã báo cáo thử nghiệm đầu tiên về việc ứng dụng robot vào quá trình ICSI. Trong thử nghiệm này, di động và hình thái của tinh trùng được phân tích thông qua hệ thống xử lý với nhiều thuật toán phức tạp nhằm lựa chọn tinh trùng có chất lượng tốt nhất. Bước cố định tinh trùng cũng được thực hiện chính xác, và chỉ cần nhấp chuột để điều khiển bất động tinh trùng. Tương tự, các thông số của noãn cũng được phân tích để có được vị trí ICSI tốt nhất. Trong nghiên cứu thực hiện robot ICSI trên 120 noãn Hamter và tinh trùng của người hiến tặng. Thời gian trung bình ICSI mỗi noãn là 2 phút, tương đương với thao tác của một chuyên viên phôi học có kinh nghiệm. Kết quả, tỷ lệ ICSI thành công là 90%, tỷ lệ thoái hóa là 9,3%. Nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của việc ứng dụng robot ICSI, là tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng trong thực hành lâm sàng [6]. Gần đây, nhiều nghiên cứu ứng dụng hệ thống tự động hóa trong nhận diện giao tử, bất động tinh trùng, xoay tế bào noãn tự động đã được tiến hành, đem lại những kết quả nhất định. Saadat và cộng sự (2018) đã phát triển phương pháp nhận dạng vị trí noãn bào tự động thông qua xác định vị trí thể cực, hình thái noãn và vị trí ICSI [7]. Cùng với đó, Zhang đã phát triển hệ thống bất động tinh trùng dựa trên robot. Nghiên cứu tiến hành bất động 400 tinh trùng, với tỷ lệ nhận dạng đầu là 96%, xác định vị trí đuôi với độ chính xác 1,08 μm trong nhiều điều kiện khác nhau, kể cả có sự tác động của nhiều tinh trùng khác. Tỷ lệ thành công chung của hệ thống này là 94,5%, không phụ thuộc vào vận tốc và hướng bơi của tinh trùng [8]. Zenan Wang và cộng sự (2020) đã báo cáo nghiên cứu ứng dụng hệ thống xoay noãn theo mong muốn, dựa trên sự phân tích của hệ thống máy tính. Kết quả chứng minh hệ thống có khả năng nhận diện cấu trúc nội bào của noãn, và xoay định hướng noãn theo mong muốn (11,2 s/noãn). Hiệu quả tổng thể đạt 95%, nhanh hơn thao tác xoay thủ công của một chuyên viên phôi học có kinh nghiệm [8]. Hỗ trợ thêm vào các phương pháp này, nghiên cứu của Liu và cộng sự (2022) đã tiến hành tối ưu hóa mức độ thâm nhập vào tế bào noãn khi ICSI dựa trên sức căng bề mặt. Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ biến dạng nội bào lớn giảm 80% và biến dạng nội bào tối đa và trung bình giảm 25–38% ở tốc độ xâm nhập 50 μm / s so với ở tốc độ 10 μm / s. Tỷ lệ phân cắt của noãn sau khi thâm nhập tăng từ 65,56% lên 86,36%, khi tốc độ xâm nhập tăng từ 10 đến 50 μm / s. Cuối cùng, nghiên cứu xác minh sự biểu hiện gen của tế bào noãn sau khi thâm nhập ở các tốc độ khác nhau. Kết quả cho thấy các gen có vai trò chống độc, tự sửa chữa của noãn cao hơn đáng kể sau khi thâm nhập ở tốc độ 50 μm / s, điều này đã xác minh tính hiệu quả của phương pháp tối ưu hóa ở cấp độ gen [9].
Tài liệu tham khảo
[1] Hc Z., Mb W., and Dj B., “A microfluidic method for removal of the zona pellucida from mammalian embryos,” Lab on a chip, vol. 5, no. 1, Jan. 2005, doi: 10.1039/b406703g.
[2] L. Weng, G. Y. Lee, J. Liu, R. Kapur, T. L. Toth, and M. Toner, “On-chip oocyte denudation from cumulus-oocyte complexes for assisted reproductive therapy,” Lab Chip, vol. 18, no. 24, pp. 3892–3902, Dec. 2018, doi: 10.1039/c8lc01075g.
[3] P. Xie, A. Mokhtare, B. Davaji, Z. Rosenwaks, A. Abbaspourrad, and G. D. Palermo, “AN EXPEDITED AND SAFE OOCYTE DENUDATION SYSTEM BASED ON SOUNDWAVES IN A MICROFLUIDIC CHIP,” Fertility and Sterility, vol. 116, no. 3, pp. e152–e153, Sep. 2021, doi: 10.1016/j.fertnstert.2021.07.413.
[4] A. Mokhtare et al., “Non-contact ultrasound oocyte denudation,” Lab Chip, vol. 22, no. 4, pp. 777–792, Feb. 2022, doi: 10.1039/d1lc00715g.
[5] W. Chen et al., “Clinical benefits of a modified Cryopiece system for cryopreservation of rare ejaculated and testicular spermatozoa for ICSI,” Asian J Androl, Jan. 2022, doi: 10.4103/aja2021101.
[6] Z. Lu, X. Zhang, C. Leung, N. Esfandiari, R. F. Casper, and Y. Sun, “Robotic ICSI (intracytoplasmic sperm injection),” IEEE Trans Biomed Eng, vol. 58, no. 7, pp. 2102–2108, Jul. 2011, doi: 10.1109/TBME.2011.2146781.
[7] M. Saadat, A. M. Hajiyavand, and A. Singh Bedi, “Oocyte Positional Recognition for Automatic Manipulation in ICSI,” Micromachines (Basel), vol. 9, no. 9, p. 429, Aug. 2018, doi: 10.3390/mi9090429.
[8] Z. Wang, Y. Hu, J. Wei, and W. T. Latt, “Visual Servoed Robotic Mouse Oocyte Rotation,” IEEE Trans Biomed Eng, vol. 67, no. 8, pp. 2389–2396, Aug. 2020, doi: 10.1109/TBME.2019.2961702.
[9] Y. Liu, M. Cui, Y. Zhang, X. Zhao, M. Sun, and X. Zhao, “Oocyte Penetration Speed Optimization Based on Intracellular Strain,” Micromachines (Basel), vol. 13, no. 2, p. 309, Feb. 2022, doi: 10.3390/mi13020309.
IVFMD BMT - Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
- Đặt vấn đề
Trong thực hành lâm sàng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện c-ICSI, trong đó chất lượng giao tử và kinh nghiệm của chuyên viên phôi học đóng vai trò quan trọng. Để cải thiện hiệu quả c-ICSI, nhằm gia tăng chất lượng điều trị, hiện nay nhiều phương pháp ICSI cải tiến đã được phát triển và ứng dụng trong các trung tâm IVF. Cùng với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo kết hợp với tự động hóa, nhiều thử nghiệm đã được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tự động trong quá trình ICSI, từ đó nâng cao hiệu quả. Những năm gần đây đã chứng kiến một loạt các công nghệ, một số được tích hợp với trí tuệ nhân tạo, trong đó có tách trứng và ICSI tự động, bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Bài viết này đề cập đến một số thành tựu bước đầu trong việc tự động hóa tách trứng và ICSI – hứa hẹn cá nhân hóa và ít nhất là tự động hóa một phần trong tương lai không xa.
- Tách noãn tự động
Nghiên cứu đầu tiên (2005) thực hiện tách noãn thông qua kênh vi lỏng (microfluidic). Nhóm tác giả sử dụng kênh vi lỏng được kiểm soát chính xác không gian và thời gian, xây dựng bằng polydimethylsiloxan (PDMS) với kích thước kênh theo cùng thứ tự với đường kính noãn (khoảng 120 micromet) cho phép kiểm soát chính xác môi trường chất lỏng cục bộ. Hệ thống này sử dụng các dòng chảy được điều khiển áp suất để tác động lên noãn, qua đó loại bỏ các tế bào xung quanh [1]. Nghiên cứu của Weng và cộng sự (2018) cũng thực hiện tách noãn chuột thông qua kênh microfluidic, tuy nhiên những kênh này được thiết kế theo dạng răng cưa để có thể bóc khối tế bào xung quanh hiệu quả hơn. Thiết bị này được thiết kế với các kênh khác nhau, mức độ giãn nở khác nhau. Kết quả cho thấy hiệu quả tách noãn cao. Sau quá trình ICSI, tỷ lệ thụ tinh và phát triển phôi không có khác biệt so với tách noãn thủ công. Thiết bị tách noãn này được cho là tiềm năng tịnh tiến để xử lý mẫu người theo cách thức xử lý tự động, tiêu chuẩn hóa và liên tục trong thực hành lâm sàng [2].
Phát triển từ hệ thống microfluidic, Xie và cộng sự (2021) đã tiến hành thử nghiệm tách noãn chuột dựa trên các sóng âm. Hệ thống này phát triển dựa trên các sóng âm bề mặt surface acoustic waves (SAWs) trong 1 microwell. Mỗi thí nghiệm sử dụng 10 noãn chưa tách với liều hyaluronidase thấp (20 IU/ml) và loại bỏ ở các tần số khác nhau: 200 hoặc 80 MHz SAWs. Để đạt đến mức tách hoàn toàn, tách noãn thông thường cần khoảng 15 giây, tuy nhiên trong hệ thống này chỉ cần tối đa 5 giây. Noãn được xử lý bởi 200 MHz SAW (n = 25), 80 MHz SAW (n = 40) và tách noãn thông thường (n = 30) đã được thụ tinh bởi piezo-ICSI, dẫn đến tỷ lệ sống (84,0%, 82,5% và 83,3%); thụ tinh (80,0%, 80,0% và 83,3%) và phôi nang (82,0%, 72,5% và 66,7%). Các cấu hình hình thái học của phôi từ nhóm xử lý 200 và 80 MHz có thể so sánh với nhóm đối chứng. Tổng cộng 15 phôi nang từ nhóm xử lý 200 MHz và 29 phôi nang từ nhóm xử lý 80 MHz đã được chuyển, kết quả là 5 chuột con từ nhóm 200 MHz và 10 chuột con từ nhóm 80 MHz. Tất cả con cái đều cai sữa và được chứng minh là có khả năng sinh sản [3]. Nghiên cứu của Mokhtare và cộng sự (2022) thực hiện tách noãn dựa trên sóng siêu âm. Trong nghiên cứu này, một thiết bị siêu âm quy mô chip bao gồm bốn đầu dò xen kẽ (IDT) trên nền lithium niobate đã được thiết kế để cung cấp sóng siêu âm dải megahertz (MHz) để thực hiện quá trình tách. Dòng và bức xạ âm khuấy động các OCC bên trong một microwell được đặt trên đầu LiNbO3 chất nền để tách noãn. Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả của quá trình tách noãn này, đồng thời tác giả cho rằng việc đạt được sự tự động hóa của quy trình thủ công tinh vi này sẽ mở đường cho các bước xử lý tế bào noãn được cải tiến và tiêu chuẩn hóa [4].
Những nghiên cứu kể trên đa phần được thực hiện dựa trên kênh vi lỏng, chưa có nghiên cứu nào dựa trên phương pháp tiếp cận thông qua robot. Do đó, gần đây Zhai và cộng sự (2022) đã tiến hành phương pháp tách noãn chuột tự động dựa trên Robot. Hệ thống này đạt được sự bóc mòn tế bào noãn với các kỹ thuật sau: (1) sử dụng phương pháp phát hiện tiếp xúc để xác định vị trí z tương đối của đầu micropipette và bề mặt đĩa; (2) nhận dạng tự động tế bào noãn và các tế bào xung quanh; (3) sử dụng các thuật toán để loại bỏ góc lệch của giai đoạn XY (trục x,y); và (4) điều khiển tự động tốc độ dòng chảy từ bơm tiêm. Nghiên cứu này thông qua robot và AI để nhận dạng, tính toán sai số và điều chỉnh tương tác giữa micropipette và noãn dưới tác động của 1 dòng chảy nhất định, từ đó việc tách noãn được sạch hơn, đồng nhất hơn. Kết quả cho thấy, hệ thống robot đạt được tỷ lệ năng suất cao hơn đáng kể so với hoạt động thủ công của một chuyên viên phôi học có kinh nghiệm cao (97,0 ± 2,8% so với 86,9 ± 1,7%). Tỷ lệ thụ tinh trung bình và tỷ lệ phát triển phôi từ noãn tách bằng hệ thống robot đối với ICSI là 97,8 ± 2,2% và 79,8 ± 1,2%, cao hơn đáng kể khi so sánh với tỷ lệ 91,5 ± 2,1% và 78,5 ± 1,0% từ noãn tách thủ công (p = 0,19> 0,05 và p = 0,92> 0,05; kiểm định Student’s t test). Hệ thống này được cho là chuẩn hóa quy trình, cải thiện hiệu suất tách noãn [5].
Hình 1: hình ảnh nhận diện của noãn và khối OCC dưới nhiều cảm biến [5]
- Robot ICSI
Zhe Lu và cộng sự (2011) đã báo cáo thử nghiệm đầu tiên về việc ứng dụng robot vào quá trình ICSI. Trong thử nghiệm này, di động và hình thái của tinh trùng được phân tích thông qua hệ thống xử lý với nhiều thuật toán phức tạp nhằm lựa chọn tinh trùng có chất lượng tốt nhất. Bước cố định tinh trùng cũng được thực hiện chính xác, và chỉ cần nhấp chuột để điều khiển bất động tinh trùng. Tương tự, các thông số của noãn cũng được phân tích để có được vị trí ICSI tốt nhất. Trong nghiên cứu thực hiện robot ICSI trên 120 noãn Hamter và tinh trùng của người hiến tặng. Thời gian trung bình ICSI mỗi noãn là 2 phút, tương đương với thao tác của một chuyên viên phôi học có kinh nghiệm. Kết quả, tỷ lệ ICSI thành công là 90%, tỷ lệ thoái hóa là 9,3%. Nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của việc ứng dụng robot ICSI, là tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng trong thực hành lâm sàng [6]. Gần đây, nhiều nghiên cứu ứng dụng hệ thống tự động hóa trong nhận diện giao tử, bất động tinh trùng, xoay tế bào noãn tự động đã được tiến hành, đem lại những kết quả nhất định. Saadat và cộng sự (2018) đã phát triển phương pháp nhận dạng vị trí noãn bào tự động thông qua xác định vị trí thể cực, hình thái noãn và vị trí ICSI [7]. Cùng với đó, Zhang đã phát triển hệ thống bất động tinh trùng dựa trên robot. Nghiên cứu tiến hành bất động 400 tinh trùng, với tỷ lệ nhận dạng đầu là 96%, xác định vị trí đuôi với độ chính xác 1,08 μm trong nhiều điều kiện khác nhau, kể cả có sự tác động của nhiều tinh trùng khác. Tỷ lệ thành công chung của hệ thống này là 94,5%, không phụ thuộc vào vận tốc và hướng bơi của tinh trùng [8]. Zenan Wang và cộng sự (2020) đã báo cáo nghiên cứu ứng dụng hệ thống xoay noãn theo mong muốn, dựa trên sự phân tích của hệ thống máy tính. Kết quả chứng minh hệ thống có khả năng nhận diện cấu trúc nội bào của noãn, và xoay định hướng noãn theo mong muốn (11,2 s/noãn). Hiệu quả tổng thể đạt 95%, nhanh hơn thao tác xoay thủ công của một chuyên viên phôi học có kinh nghiệm [8]. Hỗ trợ thêm vào các phương pháp này, nghiên cứu của Liu và cộng sự (2022) đã tiến hành tối ưu hóa mức độ thâm nhập vào tế bào noãn khi ICSI dựa trên sức căng bề mặt. Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ biến dạng nội bào lớn giảm 80% và biến dạng nội bào tối đa và trung bình giảm 25–38% ở tốc độ xâm nhập 50 μm / s so với ở tốc độ 10 μm / s. Tỷ lệ phân cắt của noãn sau khi thâm nhập tăng từ 65,56% lên 86,36%, khi tốc độ xâm nhập tăng từ 10 đến 50 μm / s. Cuối cùng, nghiên cứu xác minh sự biểu hiện gen của tế bào noãn sau khi thâm nhập ở các tốc độ khác nhau. Kết quả cho thấy các gen có vai trò chống độc, tự sửa chữa của noãn cao hơn đáng kể sau khi thâm nhập ở tốc độ 50 μm / s, điều này đã xác minh tính hiệu quả của phương pháp tối ưu hóa ở cấp độ gen [9].
Hình 2: Đĩa thao tác bao gồm tinh trùng và noãn trong hệ thống Robot ICSI [6]
- Kết luận
Tài liệu tham khảo
[1] Hc Z., Mb W., and Dj B., “A microfluidic method for removal of the zona pellucida from mammalian embryos,” Lab on a chip, vol. 5, no. 1, Jan. 2005, doi: 10.1039/b406703g.
[2] L. Weng, G. Y. Lee, J. Liu, R. Kapur, T. L. Toth, and M. Toner, “On-chip oocyte denudation from cumulus-oocyte complexes for assisted reproductive therapy,” Lab Chip, vol. 18, no. 24, pp. 3892–3902, Dec. 2018, doi: 10.1039/c8lc01075g.
[3] P. Xie, A. Mokhtare, B. Davaji, Z. Rosenwaks, A. Abbaspourrad, and G. D. Palermo, “AN EXPEDITED AND SAFE OOCYTE DENUDATION SYSTEM BASED ON SOUNDWAVES IN A MICROFLUIDIC CHIP,” Fertility and Sterility, vol. 116, no. 3, pp. e152–e153, Sep. 2021, doi: 10.1016/j.fertnstert.2021.07.413.
[4] A. Mokhtare et al., “Non-contact ultrasound oocyte denudation,” Lab Chip, vol. 22, no. 4, pp. 777–792, Feb. 2022, doi: 10.1039/d1lc00715g.
[5] W. Chen et al., “Clinical benefits of a modified Cryopiece system for cryopreservation of rare ejaculated and testicular spermatozoa for ICSI,” Asian J Androl, Jan. 2022, doi: 10.4103/aja2021101.
[6] Z. Lu, X. Zhang, C. Leung, N. Esfandiari, R. F. Casper, and Y. Sun, “Robotic ICSI (intracytoplasmic sperm injection),” IEEE Trans Biomed Eng, vol. 58, no. 7, pp. 2102–2108, Jul. 2011, doi: 10.1109/TBME.2011.2146781.
[7] M. Saadat, A. M. Hajiyavand, and A. Singh Bedi, “Oocyte Positional Recognition for Automatic Manipulation in ICSI,” Micromachines (Basel), vol. 9, no. 9, p. 429, Aug. 2018, doi: 10.3390/mi9090429.
[8] Z. Wang, Y. Hu, J. Wei, and W. T. Latt, “Visual Servoed Robotic Mouse Oocyte Rotation,” IEEE Trans Biomed Eng, vol. 67, no. 8, pp. 2389–2396, Aug. 2020, doi: 10.1109/TBME.2019.2961702.
[9] Y. Liu, M. Cui, Y. Zhang, X. Zhao, M. Sun, and X. Zhao, “Oocyte Penetration Speed Optimization Based on Intracellular Strain,” Micromachines (Basel), vol. 13, no. 2, p. 309, Feb. 2022, doi: 10.3390/mi13020309.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của virus SARS-COVID-2 đến khả năng sinh sản - Ngày đăng: 20-09-2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ khảm và kết cục chuyển phôi khảm trong IVF - Ngày đăng: 22-08-2022
Các dấu ấn sinh học trong dịch nang tiên lượng điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 01-08-2022
Bảo tồn khả năng sinh sản đối với nam giới ung thư - Ngày đăng: 26-07-2022
Định nghĩa về IVM - Ngày đăng: 17-06-2022
Ti thể của noãn phôi và các ảnh hưởng đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 18-05-2022
Hiệu quả của các phương pháp bảo tồn sinh sản trong ART - Ngày đăng: 09-05-2022
So sánh hiệu quả giữa kit test nhanh kháng nguyên trên mẫu dịch tỵ hầu và kit test nhanh trên mẫu nước bọt nhằm phát hiện sự hiện diện của SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 01-04-2022
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cải thiện độ dày và đáp ứng NMTC - Ngày đăng: 07-03-2022
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sự toàn vẹn chức năng ty thể (Phần 2) - Ngày đăng: 09-02-2022
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sự toàn vẹn chức năng ty thể (Phần 1) - Ngày đăng: 09-02-2022
Tổng quan về đông khô - Ngày đăng: 06-01-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK