Tin chuyên ngành
on Tuesday 20-09-2022 8:32am
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
ThS. Trần Thị Thùy An
Họ Coronaviridae (Betacoronavirus) có bộ gen RNA mạch đơn, chiều dài từ 26–32 kilobase với các biến dạng gai được nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử.
Với các gai này, chúng được gọi tên là "corona", nghĩa là "vương miện" trong tiếng Latin.
Được tìm thấy ở người và động vật, Coronavirus có khả năng lây truyền từ người sang người, gây bệnh cảnh cảm cúm như HCoV ‐ 229E, HCoV ‐ OC43, HCoV ‐ NL63 và HKU1 ‐ CoV.21.
Biểu hiện mRNA của ACE2 được biểu hiện trong tế bào mầm của tinh hoàn. ACE2 được thấy chủ yếu ở tế bào sinh tinh, tế bào Leydig và tế bào Sertoli. ACE2 trong tế bào Leydig có chức năng điều hòa, sản xuất testosterone hoặc steroid. Ngoài ra, chúng còn điều hòa mạch máu cục bộ để cân bằng thể tích dịch kẽ thông qua điều chỉnh sự chuyển đổi angiotensin II thành angiotensin I. ACE2 trong ống sinh tinh có chức năng duy trì quá trình sinh tinh. Mức độ biểu hiện của ACE2 có liên quan đến tuổi tác và biểu hiện cao hơn ở nam giới bình thường so với người hiếm muộn. Không tìm thấy ACE2 trong ống sinh tinh của nam giới bị vô tinh (azoospermia)1.
Virus quai bị đã tấn công trực tiếp vào tinh hoàn, phá hủy nhu mô tinh hoàn, gây thoái hóa tế bào mầm, tiết bạch cầu, lắng đọng collagen7. Vì vậy, các nghiên cứu sau này tiếp tục tìm hiểu cách tấn công của virus với cơ quan sinh dục nam. Nghiên cứu của nhóm Xu, trên các mẫu khám nghiệm tử thi của 06 bệnh nhân chết vì SARS bị viêm tinh hoàn. Trong kết quả giải phẫu mô học, có sự thâm nhập bạch cầu trong tinh hoàn gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào Leydig, làm hỏng hàng rào máu-tinh hoàn và phá hủy trực tiếp ống sinh tinh. Các triệu chứng viêm tinh hoàn ở những bệnh nhân này không được quan sát hoặc báo cáo trên lâm sàng. Cơ chế chính xác của tổn thương sinh sản nam giới khi nhiễm virus vẫn chưa rõ ràng, có giả thuyết là do sốt dai dẳng với nhiệt độ cao và phản ứng tự miễn thứ phát dẫn đến tổn thương hệ thống sinh sản nam2.
Nghiên cứu của Ma và cộng sự, tiến hành trên nam giới trong độ tuổi sinh sản gồm 81 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 và 100 nam giới khỏe mạnh, phát hiện nồng độ hormone LH tăng đáng kể, nhưng lại có hiện tượng giảm nồng độ testosterone/LH và hormone FSH/LH ở 81 bệnh nhân nam COVID-19, cho thấy khả năng suy sinh dục trên đối tượng này2.
Hầu hết các ca nhiễm COVID 19 đều giảm testosterone và dihydrotestosterone, liên quan đến nồng độ cao các cytokine viêm như IFN-γ và IL-2. Người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ có kết quả tinh dịch đồ như người không nhiễm. Nhóm nhiễm mức độ trung bình và nặng có mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng di động nhóm không nhiễm 133,25 triệu (trung bình 50,5 – iqr 244,1) cao hơn so với nhóm nhiễm 38,1 triệu (trung bình 5,5 – iqr 123,8), có ý nghĩa thống kê với p=0,021. Tỷ lệ sống nhóm không nhiễm 59% (47–81) cao hơn so với nhóm nhiễm là 49% (31–67), có ý nghĩa thống kê với p=0,003. Đặc biệt, vài bệnh nhân từng có con, nhiễm SARS-CoV-2 phải nhập hồi sức, sau khi hồi phục xét nghiệm tinh dịch đồ giảm đến mức không có tinh trùng3.
Nghiên cứu của Aksak và cộng sự (2022), trên 200 nam giới tuổi từ 20-50 tuổi, đều có gia đình. Nghiên cứu chia thành 2 nhóm: 100 người dương tính với SAR-CoV-2 từ 4 tháng - 1 năm về trước, 100 người âm tính với SAR-CoV-2. Kết quả nồng độ tinh trùng của nhóm âm tính cao hơn đáng kể so với nhóm dương tính. 4 người trong nhóm dương tính nhận kết quả azoospermia4.
Ngoài chất lượng tinh trùng kém, nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến khả năng sinh sản kém ở nam giới bị rối loạn tâm lý là rối loạn chức năng tình dục: (bao gồm những người ít hoạt động tình dục) giảm ham muốn tình dục và khó cương dương. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng và tâm trạng tiêu cực ở những người bị nhiễm Covid-19 có liên quan đến việc tiết ra ít globulin liên kết với hormone sinh dục, tiết ra nhiều cortisol và prolactin, làm giảm lượng tinh trùng5.
Những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của SARS-CoV-2 trong đường sinh dục nam được liệt kê trong bảng sau1:
Hệ thống renin–angiotensin–aldosterone (RAS) tham gia vào quá trình sinh sản của nữ giới như hình thành nang trứng, trưởng thành tế bào trứng và rụng trứng. Reis và cộng sự (2011) đã chứng minh sự tồn tại của trục thụ thể Ang- (1–7) –thụ thể Mas – ACE2. Sự biểu hiện ACE2 trong tất cả các giai đoạn trưởng thành của nang noãn trong buồng trứng, nội mạc tử cung, tế bào biểu mô. Sự biểu hiện này thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt5. Sự đồng biểu hiện của ACE 2 và TMPRSS2 đã được hiển thị trong tinh hoàn, nội mạc tử cung và nhau thai1.
Dựa vào các nghiên cứu trên, cách mà SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ:
(i) SARS-CoV-2 có thể tấn công mô buồng trứng và tế bào hạt, đồng thời làm giảm chức năng buồng trứng và chất lượng tế bào trứng, dẫn đến vô sinh nữ hoặc sẩy thai.
(ii) SARS-CoV-2 có thể làm hỏng các tế bào biểu mô nội mạc tử cung và ảnh hưởng đến quá trình làm tổ phôi sớm5.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không thấy sự hiện diện SARS-CoV-2 RNA trong dịch âm đạo, phết tế bào cổ tử cung và tế bào trứng của người. Cụ thể, nghiên cứu Qui (2020), có 98,3% (57/58) mẫu dịch âm đạo cho kết quả âm tính và 35 mẫu phết tế bào cổ tử cung đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Nghiên cứu của Scorzolini (2020), xét nghiệm dịch âm đạo được thực hiện sớm nhất là 8 ngày sau khi chẩn đoán, và hầu hết phụ nữ (44/58) có các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu của Cui P (2020), tất cả 35 mẫu dịch âm đạo đều cho kết quả âm tính, tỷ lệ lây nhiễm cho bạn tình của bệnh nhân là 42,9%. Nghiên cứu của Barragran và cộng sự (2021) cho thấy 16 tế bào trứng từ 2 người cho trứng, dương tính với SARS-CoV-2 không có triệu chứng, đều âm tính với RNA của virus. Trong khi đó, 5 trong số 16 tế bào trứng có thể phát hiện được ACE2, không thể phát hiện được TMPRSS2 ở trong tất cả các tế bào trứng, vì cả ACE2 và TMPRSS2 đều cần thiết cho sự lây lan của vi rút.
Các dữ liệu trên đã phản bác giả thuyết tinh trùng và tế bào trứng có thể bị nhiễm SARS-CoV-2. Virus này không lây truyền qua đường tình dục6.
Zheng phân tích hồ sơ biểu hiện mRNA và nhận thấy rằng ACE2 có biểu hiện rất thấp ở các loại tế bào khác nhau (tế bào nguyên bào hợp bào, tế bào mô đệm và tế bào tuyến biểu mô) ở điểm giao nhau mẹ - thai, ngoại trừ biểu hiện hơi cao ở tầng sinh dục (Zheng và cộng sự, 2020).
Các tác động tiềm ẩn của COVID-19 đối với thai kỳ sớm được giả định.
(i) Khi tế bào ở trạng thái nhạy cảm, virus sẽ dễ dàng xâm nhập và sao chép. Theo quan sát, trong thời kỳ đầu mang thai do thiếu 'tế bào ở trạng thái nhạy cảm- susceptible cell' giữa mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh có thể rất thấp.
(ii) SARS-CoV-2 có thể thay đổi sự biểu hiện của ACE2 tại điểm giao nhau giữa mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ đầu mang thai, dẫn đến sẩy thai5.
2. Kharbach Y, Khallouk A. Male genital damage in COVID-19 patients: Are available data relevant? Asian J Urol. Jul 2021;8(3):324-326. doi:10.1016/j.ajur.2020.06.005
3. Gacci M, Coppi M, Baldi E, et al. Semen impairment and occurrence of SARS-CoV-2 virus in semen after recovery from COVID-19. Hum Reprod. May 17 2021;36(6):1520-1529. doi:10.1093/humrep/deab026
4. Aksak T, Satar DA, Ridvan B, Gultekin EO, Coskun A, Demirdelen U. Investigation of the Effect of Covid-19 on Sperm Count, Motility and Morphology. J Med Virol. Jul 1 2022;doi:10.1002/jmv.27971
5. Li R, Yin T, Fang F, et al. Potential risks of SARS-CoV-2 infection on reproductive health. Reprod Biomed Online. Jul 2020;41(1):89-95. doi:10.1016/j.rbmo.2020.04.018
6. Tur-Kaspa I, Tur-Kaspa T, Hildebrand G, Cohen D. COVID-19 may affect male fertility but is not sexually transmitted: a systematic review. F S Rev. Apr 2021;2(2):140-149. doi:10.1016/j.xfnr.2021.01.002
Họ Coronaviridae (Betacoronavirus) có bộ gen RNA mạch đơn, chiều dài từ 26–32 kilobase với các biến dạng gai được nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử.
Với các gai này, chúng được gọi tên là "corona", nghĩa là "vương miện" trong tiếng Latin.
Được tìm thấy ở người và động vật, Coronavirus có khả năng lây truyền từ người sang người, gây bệnh cảnh cảm cúm như HCoV ‐ 229E, HCoV ‐ OC43, HCoV ‐ NL63 và HKU1 ‐ CoV.21.
1.SARS‐CoV‐2 và hệ sinh sản nam giới
Theo dữ liệu lâm sàng hiện có, SARS-CoV-2 không chỉ gây ra các hội chứng về hô hấp mà còn ảnh hưởng lên nhiều cơ quan như thận, gan, não và tim. Ngoài ra, phân tích tinh dịch của nam giới cũng tìm thấy vi rút SARS-CoV-2. Giống như nhiều loại virus khác: quai bị, viêm gan, herpes, cúm và HIV, SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang tinh hoàn, đường sinh dục nam và gây tổn hại khả năng sinh sản của nam giới1.Sự hiện diện trong cơ quan sinh sản nam
Con đường lây truyền chính của SARS-CoV-2 là thông qua dịch cơ thể. Các bằng chứng về cấu trúc và chức năng của SARS-CoV-2 cho thấy chúng có ái lực liên kết mạnh với các thụ thể tế bào người, cụ thể là angiotensin-converting enzyme 2 (ACE2) và protease serine xuyên màng loại 2 (TMPRSS2) nhằm xâm nhập vào tế bào của vật chủ. ACE2 và TMPRSS2 là những thụ thể enzym, được phát hiện ở các bộ phận khác nhau của cơ thể như tế bào ruột, ống thận, túi mật, tế bào cơ tim, tế bào sinh sản nam, tế bào nhau thai, mắt và mạch máu1. Đặc biệt, TMPRSS2 là phân tử quan trọng cho quá trình lây nhiễm thành công của vi rút vào tế bào. Protease này được biểu hiện trong mô người nhiều hơn ACE2. Quan trọng hơn, TMPRSS2 được biểu hiện trong tế bào sinh tinh và tinh trùng của mô tinh hoàn.Biểu hiện mRNA của ACE2 được biểu hiện trong tế bào mầm của tinh hoàn. ACE2 được thấy chủ yếu ở tế bào sinh tinh, tế bào Leydig và tế bào Sertoli. ACE2 trong tế bào Leydig có chức năng điều hòa, sản xuất testosterone hoặc steroid. Ngoài ra, chúng còn điều hòa mạch máu cục bộ để cân bằng thể tích dịch kẽ thông qua điều chỉnh sự chuyển đổi angiotensin II thành angiotensin I. ACE2 trong ống sinh tinh có chức năng duy trì quá trình sinh tinh. Mức độ biểu hiện của ACE2 có liên quan đến tuổi tác và biểu hiện cao hơn ở nam giới bình thường so với người hiếm muộn. Không tìm thấy ACE2 trong ống sinh tinh của nam giới bị vô tinh (azoospermia)1.
Virus quai bị đã tấn công trực tiếp vào tinh hoàn, phá hủy nhu mô tinh hoàn, gây thoái hóa tế bào mầm, tiết bạch cầu, lắng đọng collagen7. Vì vậy, các nghiên cứu sau này tiếp tục tìm hiểu cách tấn công của virus với cơ quan sinh dục nam. Nghiên cứu của nhóm Xu, trên các mẫu khám nghiệm tử thi của 06 bệnh nhân chết vì SARS bị viêm tinh hoàn. Trong kết quả giải phẫu mô học, có sự thâm nhập bạch cầu trong tinh hoàn gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào Leydig, làm hỏng hàng rào máu-tinh hoàn và phá hủy trực tiếp ống sinh tinh. Các triệu chứng viêm tinh hoàn ở những bệnh nhân này không được quan sát hoặc báo cáo trên lâm sàng. Cơ chế chính xác của tổn thương sinh sản nam giới khi nhiễm virus vẫn chưa rõ ràng, có giả thuyết là do sốt dai dẳng với nhiệt độ cao và phản ứng tự miễn thứ phát dẫn đến tổn thương hệ thống sinh sản nam2.
Nghiên cứu của Ma và cộng sự, tiến hành trên nam giới trong độ tuổi sinh sản gồm 81 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 và 100 nam giới khỏe mạnh, phát hiện nồng độ hormone LH tăng đáng kể, nhưng lại có hiện tượng giảm nồng độ testosterone/LH và hormone FSH/LH ở 81 bệnh nhân nam COVID-19, cho thấy khả năng suy sinh dục trên đối tượng này2.
Tác động của virus lên chất lượng tinh dịch
Tuyến tiền liệt tiết ra dịch tuyến tiền liệt, một trong những thành phần chính của tinh dịch. Một tỷ lệ nhỏ các tế bào tiền liệt tuyến có biểu hiện qua ACE 2 và TMPRSS2, vì vậy, nhiều khả năng bị nhiễm SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến dịch tiết của chúng. Điều này giải thích nguyên nhân các mẫu tinh dịch dương tính với SARS-CoV-2 (+) trên bệnh nhân nghiên cứu1.Hầu hết các ca nhiễm COVID 19 đều giảm testosterone và dihydrotestosterone, liên quan đến nồng độ cao các cytokine viêm như IFN-γ và IL-2. Người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ có kết quả tinh dịch đồ như người không nhiễm. Nhóm nhiễm mức độ trung bình và nặng có mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng di động nhóm không nhiễm 133,25 triệu (trung bình 50,5 – iqr 244,1) cao hơn so với nhóm nhiễm 38,1 triệu (trung bình 5,5 – iqr 123,8), có ý nghĩa thống kê với p=0,021. Tỷ lệ sống nhóm không nhiễm 59% (47–81) cao hơn so với nhóm nhiễm là 49% (31–67), có ý nghĩa thống kê với p=0,003. Đặc biệt, vài bệnh nhân từng có con, nhiễm SARS-CoV-2 phải nhập hồi sức, sau khi hồi phục xét nghiệm tinh dịch đồ giảm đến mức không có tinh trùng3.
Nghiên cứu của Aksak và cộng sự (2022), trên 200 nam giới tuổi từ 20-50 tuổi, đều có gia đình. Nghiên cứu chia thành 2 nhóm: 100 người dương tính với SAR-CoV-2 từ 4 tháng - 1 năm về trước, 100 người âm tính với SAR-CoV-2. Kết quả nồng độ tinh trùng của nhóm âm tính cao hơn đáng kể so với nhóm dương tính. 4 người trong nhóm dương tính nhận kết quả azoospermia4.
Ảnh hưởng của SARS-CoV-2 lên khả năng sinh sản của nam giới thông qua não, stress và hormone
SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi và miệng. Chúng có thể phá vỡ hàng rào máu não. Các tế bào não (tế bào thần kinh đệm và tế bào thần kinh) cũng biểu hiện các thụ thể ACE 2, khiến chúng thành mục tiêu gây chết tế bào thần kinh đối với SARS-CoV-2. Hệ thống thần kinh trung ương đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nội tiết và sinh tinh. Trục hạ đồi-tuyến yên-sinh dục (HPGa) có thể ức chế các chức năng sinh sản của cơ thể thông qua nội tiết tố. Sự phân mảnh DNA của tinh trùng cao hơn, gây ra các rối loạn chức năng sinh sản1.Ngoài chất lượng tinh trùng kém, nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến khả năng sinh sản kém ở nam giới bị rối loạn tâm lý là rối loạn chức năng tình dục: (bao gồm những người ít hoạt động tình dục) giảm ham muốn tình dục và khó cương dương. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng và tâm trạng tiêu cực ở những người bị nhiễm Covid-19 có liên quan đến việc tiết ra ít globulin liên kết với hormone sinh dục, tiết ra nhiều cortisol và prolactin, làm giảm lượng tinh trùng5.
Những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của SARS-CoV-2 trong đường sinh dục nam được liệt kê trong bảng sau1:
Tinh hoàn | Mào tinh | Chất lượng tinh dịch | Hormone | |
Ảnh hưởng trực tiếp |
Thoái hóa cấu trúc Viêm |
Viêm | Có virus trong tinh dịch | Trục hạ đồi -tuyến yên - sinh dục (HPGa) bị rối loạn |
Ảnh hưởng gián tiếp | Tăng nhiệt độ tinh hoàn | - | Dịch tuyến tiền liệt trong xuất tinh ảnh hưởng chức năng sinh dục, phá vỡ hệ HPGa | - |
Bảng 1: Tóm tắt ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của Sars-cov-2 trong hệ sinh dục nam.
2.SARS‐CoV‐2 và hệ sinh sản nữ giới
Cho đến nay, ảnh hưởng của virus đối với hệ thống sinh sản nữ ở bệnh nhân COVID-19 chưa được báo cáo. Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học đã đưa ra các giả thuyết cách virus tấn công hệ sinh sản nữ giới.Sự hiện diện trong hệ sinh sản nữ giới
Hệ thống renin–angiotensin–aldosterone (RAS) tham gia vào quá trình sinh sản của nữ giới như hình thành nang trứng, trưởng thành tế bào trứng và rụng trứng. Reis và cộng sự (2011) đã chứng minh sự tồn tại của trục thụ thể Ang- (1–7) –thụ thể Mas – ACE2. Sự biểu hiện ACE2 trong tất cả các giai đoạn trưởng thành của nang noãn trong buồng trứng, nội mạc tử cung, tế bào biểu mô. Sự biểu hiện này thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt5. Sự đồng biểu hiện của ACE 2 và TMPRSS2 đã được hiển thị trong tinh hoàn, nội mạc tử cung và nhau thai1.
Dựa vào các nghiên cứu trên, cách mà SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ:
(i) SARS-CoV-2 có thể tấn công mô buồng trứng và tế bào hạt, đồng thời làm giảm chức năng buồng trứng và chất lượng tế bào trứng, dẫn đến vô sinh nữ hoặc sẩy thai.
(ii) SARS-CoV-2 có thể làm hỏng các tế bào biểu mô nội mạc tử cung và ảnh hưởng đến quá trình làm tổ phôi sớm5.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không thấy sự hiện diện SARS-CoV-2 RNA trong dịch âm đạo, phết tế bào cổ tử cung và tế bào trứng của người. Cụ thể, nghiên cứu Qui (2020), có 98,3% (57/58) mẫu dịch âm đạo cho kết quả âm tính và 35 mẫu phết tế bào cổ tử cung đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Nghiên cứu của Scorzolini (2020), xét nghiệm dịch âm đạo được thực hiện sớm nhất là 8 ngày sau khi chẩn đoán, và hầu hết phụ nữ (44/58) có các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu của Cui P (2020), tất cả 35 mẫu dịch âm đạo đều cho kết quả âm tính, tỷ lệ lây nhiễm cho bạn tình của bệnh nhân là 42,9%. Nghiên cứu của Barragran và cộng sự (2021) cho thấy 16 tế bào trứng từ 2 người cho trứng, dương tính với SARS-CoV-2 không có triệu chứng, đều âm tính với RNA của virus. Trong khi đó, 5 trong số 16 tế bào trứng có thể phát hiện được ACE2, không thể phát hiện được TMPRSS2 ở trong tất cả các tế bào trứng, vì cả ACE2 và TMPRSS2 đều cần thiết cho sự lây lan của vi rút.
Các dữ liệu trên đã phản bác giả thuyết tinh trùng và tế bào trứng có thể bị nhiễm SARS-CoV-2. Virus này không lây truyền qua đường tình dục6.
Ảnh hưởng trong quá trình mang thai sớm
Ảnh hưởng của SARS-CoV-2 đối với thời kỳ đầu mang thai vẫn chưa được biết rõ. Một phân tích tổng hợp cho thấy mang thai là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm cúm nặng (Mertz và cộng sự, 2019). SARS trong thai kỳ có thể liên quan đến tỷ lệ cao các biến chứng có hại cho mẹ và trẻ sơ sinh, chẳng hạn như sẩy thai tự nhiên, sinh non, hạn chế tăng trưởng trong tử cung và rối loạn đông máu. Một nghiên cứu báo cáo nồng độ cao của ACE2 trong nhau thai vào giai đoạn đầu thai kỳ, nằm trong nguyên bào hợp bào và mô đệm lông nhung. Ngoài ra, ACE2 điều chỉnh việc giải phóng Ang-1–7, có lợi cho việc giãn mạch trong tuần hoàn mẹ - thai và thuận lợi cho việc lây lan virus (La Pena và cộng sự, 2018).Zheng phân tích hồ sơ biểu hiện mRNA và nhận thấy rằng ACE2 có biểu hiện rất thấp ở các loại tế bào khác nhau (tế bào nguyên bào hợp bào, tế bào mô đệm và tế bào tuyến biểu mô) ở điểm giao nhau mẹ - thai, ngoại trừ biểu hiện hơi cao ở tầng sinh dục (Zheng và cộng sự, 2020).
Các tác động tiềm ẩn của COVID-19 đối với thai kỳ sớm được giả định.
(i) Khi tế bào ở trạng thái nhạy cảm, virus sẽ dễ dàng xâm nhập và sao chép. Theo quan sát, trong thời kỳ đầu mang thai do thiếu 'tế bào ở trạng thái nhạy cảm- susceptible cell' giữa mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh có thể rất thấp.
(ii) SARS-CoV-2 có thể thay đổi sự biểu hiện của ACE2 tại điểm giao nhau giữa mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ đầu mang thai, dẫn đến sẩy thai5.
Kết luận
Các báo cáo trên cho thấy, COVID-19 có tác động tiềm tàng đến sức khỏe sinh sản của cả hai giới. Chúng dẫn đến suy sinh tinh và có thể tổn thương tiềm ẩn với bộ phận sinh dục nam. SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng sinh sản thông qua hệ thần kinh trung ương. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để đánh giá tác động lâu dài của nhiễm SARS-CoV-2 đối với khả năng sinh sản của con người.Tài liệu tham khảo
1. Seymen CM. The other side of COVID-19 pandemic: Effects on male fertility. J Med Virol. Mar 2021;93(3):1396-1402. doi:10.1002/jmv.266672. Kharbach Y, Khallouk A. Male genital damage in COVID-19 patients: Are available data relevant? Asian J Urol. Jul 2021;8(3):324-326. doi:10.1016/j.ajur.2020.06.005
3. Gacci M, Coppi M, Baldi E, et al. Semen impairment and occurrence of SARS-CoV-2 virus in semen after recovery from COVID-19. Hum Reprod. May 17 2021;36(6):1520-1529. doi:10.1093/humrep/deab026
4. Aksak T, Satar DA, Ridvan B, Gultekin EO, Coskun A, Demirdelen U. Investigation of the Effect of Covid-19 on Sperm Count, Motility and Morphology. J Med Virol. Jul 1 2022;doi:10.1002/jmv.27971
5. Li R, Yin T, Fang F, et al. Potential risks of SARS-CoV-2 infection on reproductive health. Reprod Biomed Online. Jul 2020;41(1):89-95. doi:10.1016/j.rbmo.2020.04.018
6. Tur-Kaspa I, Tur-Kaspa T, Hildebrand G, Cohen D. COVID-19 may affect male fertility but is not sexually transmitted: a systematic review. F S Rev. Apr 2021;2(2):140-149. doi:10.1016/j.xfnr.2021.01.002
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ khảm và kết cục chuyển phôi khảm trong IVF - Ngày đăng: 22-08-2022
Các dấu ấn sinh học trong dịch nang tiên lượng điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 01-08-2022
Bảo tồn khả năng sinh sản đối với nam giới ung thư - Ngày đăng: 26-07-2022
Định nghĩa về IVM - Ngày đăng: 17-06-2022
Ti thể của noãn phôi và các ảnh hưởng đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 18-05-2022
Hiệu quả của các phương pháp bảo tồn sinh sản trong ART - Ngày đăng: 09-05-2022
So sánh hiệu quả giữa kit test nhanh kháng nguyên trên mẫu dịch tỵ hầu và kit test nhanh trên mẫu nước bọt nhằm phát hiện sự hiện diện của SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 01-04-2022
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cải thiện độ dày và đáp ứng NMTC - Ngày đăng: 07-03-2022
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sự toàn vẹn chức năng ty thể (Phần 2) - Ngày đăng: 09-02-2022
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sự toàn vẹn chức năng ty thể (Phần 1) - Ngày đăng: 09-02-2022
Tổng quan về đông khô - Ngày đăng: 06-01-2022
Xu hướng mới hiện nay trong bảo quản tinh trùng người trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 28-11-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK