Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 21-09-2009 10:11pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

prenatal-header

 

Một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm progesterone hàng tuần ở phụ nữ mang thai để phòng ngừa sinh non không làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

 


Phát hiện này mâu thuẫn với các phát hiện của một nghiên cứu đoàn hệ quan sát mới đây nhất được báo cáo vào năm 2007, trong đó các nhà nghiên cứu nhận thấy những phụ nữ đơn thai được tiêm 17-alpha hydroxyprogesterone caproate (17-OHPC) có tỉ lệ cao có ý nghĩa thống kê bị tiểu đường thai kỳ so với nhóm chứng không nhận sự can thiệp này.

Sau khi sử dụng progesterone cho những thai phụ có nguy cơ cao (có tiền căn sinh non), người ta nhận thấy tần suất sinh non giảm có ý nghĩa thống kê. Hội các nhà sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đã phát hành một tài liệu năm 2008 khuyến nghị dùng progesterone cho những phụ nữ đơn thai có tiền căn sinh non. Các chỉ định khác để dùng 17-OHPC cần phải được nghiên cứu thêm.

Các nhà nghiên cứu (Gyamfi C và cộng sự) thuộc nhiều trung tâm ở Mỹ, trong đó có Viện Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người quốc gia Eunice Kennedy Shriver ở Bethesda, Maryland, đã tiến hành phân tích các dữ liệu của 2 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng, nghiên cứu việc sử dụng 17-OHPC trong việc phòng ngừa sinh non cho thai phụ đơn thai và song thai.

Có tổng cộng 616 phụ nữ được tiêm 17-OHPC (293 đơn thai, 323 song thai) và 478 phụ nữ nhận giả dược. Những phụ nữ tham gia vào nhóm nghiên cứu đơn thai có ít nhất 1 lần sinh non, được tiêm 17-OHPC hoặc giả dược bắt đầu vào tuần 16-21 tuổi thai và tiếp tục cho đến 37 tuần tuổi thai. Những phụ nữ trong nghiên cứu song thai không có tiền căn sinh non, được tiêm 17-OHPC  hoặc giả dược hàng tuần từ 16-21 tuần tuổi thai cho đến 35 tuần tuổi thai.

Kết quả cho thấy tỉ lệ tiểu đường thai kỳ là tương tự giữa 2 nhóm điều trị và không điều trị:

  • Đơn thai: tỉ lệ tiểu đường thai kỳ là 5,8% ở phụ nữ được tiêm 17-OHPC và 4,7% ở phụ nữ nhận giả dược (nguy cơ tương đối là 1,23; khoảng tin cậy 95% là 0,52-2,89; p = 0,64).
  • Song thai: tỉ lệ tiểu đường thai kỳ là 7,4% ở phụ nữ được tiêm 17-OHPC và 7,6% ở phụ nữ nhận giả dược (nguy cơ tương đối là 0,98; khoảng tin cậy 95% là 0,57-1,68; p = 0,94).

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương trình đa biến để phân tích. Họ nhận thấy rằng không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng progesterone và tiểu đường thai kỳ (tỉ số chênh đã điều chỉnh là 1,04; khoảng tin cậy 95% là 0,62-1,73). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng cần tiếp tục thu thập dữ liệu về việc sử dụng progesterone trong thai kỳ, để xác định chính xác hơn các nguy cơ và lợi ích khi sử dụng progesterone.

Các nhà nghiên cứu kết luận: Tiêm 17-OHPC hàng tuần không làm tăng tỉ lệ tiểu đường thai kỳ trong đơn thai hay song thai. Những phụ nữ dùng progesterone trong thai kỳ “không cần phải được tầm soát tiểu đường bằng xét nghiệm dung nạp glucose nếu không có các yếu tố nguy cơ khác.”


BS. Nguyễn Khánh Linh

Nguồn: American Journal of Obstetrics & Gynecology 2009

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK