Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Sunday 13-10-2013 1:00pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Nam khoa

dieutrivosinh Kết quả của một nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS ONE vào ngày 29/7/3013 chỉ ra rằng, tinh trùng thu nhận từ phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn (TESE) sau đó trữ lạnh hiệu quả hơn trong quá trình thụ tinh so với tinh trùng tươi thu nhận từ TESE.


Vô tinh là tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch khi xuất tinh. Tình trạng này có thể do bẩm sinh, sau điều trị ung thư, hoặc do chấn thương tinh hoàn. 70% nam giới không có tinh trùng vẫn có khả năng làm cha bằng cách thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Trong các kỹ thuật này, tinh trùng có thể được trích ra từ phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn (TESE) và thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Tinh trùng được thu nhận từ TESE có thể được sử dụng ngay trực tiếp hay có thể trữ lạnh để sử dụng sau này.

Các nhà khoa học trường đại học Washington (Mỹ) đã thu thập và phân tích số liệu từ 130 bệnh nhân nam thực hiện TESE, đại diện cho 76 cặp vợ chồng thực hiện 123 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

Có 60 trường hợp là vô tinh bế tắc (bất sản ống dẫn tinh, cắt ống dẫn tinh triệt sản hoặc nối ống dẫn tinh thất bại), số còn lại là vô tinh không bế tắc, ung thư, liệt hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ tiêu lâm sàng chính là tỷ lệ tinh trùng thu nhận được từ TESE, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ có thai và sanh em bé.

Kết quả nghiên cứu 84% sử dụng tinh trùng trữ lạnh và phần còn lạị sử dụng tinh trùng tươi, mặc dù các nhà nghiên cứu không thấy sự khác nhau về tỷ lệ sanh bé nhưng có khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thụ tinh giữa tinh trùng tươi (47%) và trữ lạnh (62%) (P = .0003).

Tỷ lệ thu nhận được tinh trùng từ TESE khoảng 70% ở bệnh nhân ung thư và 100% bệnh nhân vô tinh bế tắc, liệt hoặc một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên, chỉ 31% bệnh nhân vô tinh không bế tắc có tinh trùng khi phẫu thuật.

Tỷ lệ thụ tinh ở những bệnh nhân vô tinh bế tắc cao hơn so với bệnh nhân không bế tắc (66% so với 43%: P < .0001). Tỷ lệ có thai lâm sàng tương đương giữa hai nhóm. Vô tinh bế tắc có tỷ lệ sanh bé cao hơn (38%) so với bệnh nhân bị ung thư, liệt hoặc một số nguyên nhân khác (16,7%).

Nghiên cứu cũng đánh giá nơi lấy tinh trùng và khoảng cách đến phòng lab IVF và nhận thấy khả năng thu nhận tinh trùng không bị ảnh hưởng dù khoảng cách khá xa (>30km).

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng thủ thuật TESE an toàn và hiệu quả, có thể trích được tinh trùng ở hầu hết nguyên nhân vô tinh và thành công tốt nhất ở những bệnh nhân vô tinh bế tắc.

BS Vũ Nhật Khang

Nguồn: Abstract PLoS ONE. Published online July 29, 2013

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK