Tin tức
on Thursday 24-10-2024 3:34pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Trước đây, trong công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), việc chuyển phôi tươi (ET) sẽ được thực hiện ngay sau giai đoạn kích thích buồng trứng. Nhưng với sự cải tiến về công nghệ trong những năm gần đây, số lượng chuyển phôi đông lạnh-rã đông (FET) đã tăng lên vì phôi đông lạnh có thể sử dụng trong thời gian phù hợp hơn, khi người bệnh đã qua giai đoạn kích thích buồng trứng và ổn định, giúp giảm được nguy cơ bị quá kích buồng trứng (OHSS). Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự khác biệt giữa chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh liên quan đến kết quả sản khoa và tỷ lệ thành công của thai kỳ, nhưng vẫn còn thiếu các phân tích chuyên sâu xem xét cụ thể kết quả ở trẻ sơ sinh. Sức khỏe của trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng trong việc xác định thành công và tính an toàn của các thủ thuật ART, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lâu dài của trẻ và có ý nghĩa đối với sự hài lòng của cha mẹ cũng như việc phân bổ nguồn lực chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp một phân tích chuyên sâu về kết quả ở trẻ sơ sinh sau khi chuyển phôi tươi và đông lạnh trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm/ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF/ICSI).
Vật liệu và phương pháp
Nhiều cơ sở dữ liệu (PubMed/MEDLINE, Cochrane Library, Web of SKTCence, Wiley, Scopus, Ovid và SKTCence Direct) đã được tìm kiếm từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 2 năm 2024. Các bài viết được tiến hành đánh giá và trích xuất dữ liệu, đáp ứng các tiêu chí bao gồm và loại trừ. Chất lượng phương pháp đã được đánh giá bằng thang điểm Newcastle–Ottawa (NOS) hoặc Công cụ rủi ro sai lệch Cochrane đã sửa đổi. Phân tích tổng hợp được thực hiện bằng RevMan 5.4.
Kết quả
Trong 20 nghiên cứu, gồm 171.481 người tham gia, đã được tiến hành phân tích định tính và định lượng. Tỷ lệ sinh non tăng đáng kể khi chuyển phôi tươi so với FET trong toàn bộ quần thể IVF/ICSI (OR 1,26, 95% KTC 1,18–1,35, p < 0,00001), cũng như tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân cao hơn (OR 1,37, 95% KTC 1,27–1,48, p < 0,00001) và trẻ nhỏ so với tuổi thai trong nhóm này (OR 1,81, 95% KTC 1,63–2,00, p < 0,00001). Ngược lại, chuyển phôi đông lạnh có thể dẫn đến trẻ sơ sinh to (OR 0,59, 95% KTC 0,54–0,65, p < 0,00001) hoặc lớn so với tuổi thai (OR 0,64, 95% KTC 0,60–0,69, p < 0,00001). Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy liên quan đến dị tật bẩm sinh hoặc tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Bàn luận
Bài tổng quan hệ thống này đã xác nhận rằng trẻ sơ sinh đơn thai được sinh ra từ chuyển phôi đông lạnh có nguy cơ sinh non, nhẹ cân và nhỏ so với tuổi thai thấp hơn so với trẻ được sinh ra từ chuyển phôi tươi. Mặt khác, chuyển phôi đông lạnh có thể dẫn đến trẻ sơ sinh to (macrosomia) và lớn so với tuổi thai (LGA). Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy liên quan đến dị tật bẩm sinh hoặc tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Chuẩn bị nội mạc tử cung là một giai đoạn quan trọng trong các chu kỳ FET và có nhiều phác đồ khác nhau, bao gồm chu kỳ tự nhiên thực sự với rụng noãn tự phát, chu kỳ tự nhiên được sửa đổi với hormone chorionic gonadotropin (hCG) để kích thích rụng noãn, chu kỳ liệu pháp thay thế hormone (HRT) có hoặc không có điều chỉnh chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH-a) và chu kỳ kích thích buồng trứng có hoặc không có letrozole. Trong những năm gần đây, người ta cho rằng việc chuẩn bị nội mạc tử cung nhân tạo có liên quan đến việc tăng cân nặng khi sinh. Một quan sát khác liên quan đến chu kỳ FET được Hwang và cộng sự (2019) ghi nhận trong một nhóm hồi cứu lớn gồm 14.491 trẻ sơ sinh, cho thấy trẻ sơ sinh từ FET có tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và các bệnh về hô hấp, thần kinh cao hơn so với chuyển phôi tươi. Vì tỉ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến các sự kiện chấn thương trong trường hợp LGA hoặc to sơ sinh, nên những nhận xét đề cập về trẻ sơ sinh trong nhóm FET có thể là do tỉ lệ LGA cao.
Dữ liệu bài phân tích tổng hợp này ủng hộ việc bảo quản phôi đông lạnh nhưng cho thấy việc đông lạnh theo lựa chọn nên được giới hạn ở những trường hợp có chỉ định rõ ràng hoặc trong khuôn khổ của một nghiên cứu lâm sàng.
Nguồn: TOCARIU, Raluca, et al. Fresh versus Frozen Embryo Transfer in In Vitro Fertilization/Intracytoplasmic Sperm Injection Cycles: A Systematic Review and Meta-Analysis of Neonatal Outcomes. MediKTCna, 2024, 60.8: 1373.
Tổng quan
Trước đây, trong công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), việc chuyển phôi tươi (ET) sẽ được thực hiện ngay sau giai đoạn kích thích buồng trứng. Nhưng với sự cải tiến về công nghệ trong những năm gần đây, số lượng chuyển phôi đông lạnh-rã đông (FET) đã tăng lên vì phôi đông lạnh có thể sử dụng trong thời gian phù hợp hơn, khi người bệnh đã qua giai đoạn kích thích buồng trứng và ổn định, giúp giảm được nguy cơ bị quá kích buồng trứng (OHSS). Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự khác biệt giữa chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh liên quan đến kết quả sản khoa và tỷ lệ thành công của thai kỳ, nhưng vẫn còn thiếu các phân tích chuyên sâu xem xét cụ thể kết quả ở trẻ sơ sinh. Sức khỏe của trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng trong việc xác định thành công và tính an toàn của các thủ thuật ART, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lâu dài của trẻ và có ý nghĩa đối với sự hài lòng của cha mẹ cũng như việc phân bổ nguồn lực chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp một phân tích chuyên sâu về kết quả ở trẻ sơ sinh sau khi chuyển phôi tươi và đông lạnh trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm/ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF/ICSI).
Vật liệu và phương pháp
Nhiều cơ sở dữ liệu (PubMed/MEDLINE, Cochrane Library, Web of SKTCence, Wiley, Scopus, Ovid và SKTCence Direct) đã được tìm kiếm từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 2 năm 2024. Các bài viết được tiến hành đánh giá và trích xuất dữ liệu, đáp ứng các tiêu chí bao gồm và loại trừ. Chất lượng phương pháp đã được đánh giá bằng thang điểm Newcastle–Ottawa (NOS) hoặc Công cụ rủi ro sai lệch Cochrane đã sửa đổi. Phân tích tổng hợp được thực hiện bằng RevMan 5.4.
Kết quả
Trong 20 nghiên cứu, gồm 171.481 người tham gia, đã được tiến hành phân tích định tính và định lượng. Tỷ lệ sinh non tăng đáng kể khi chuyển phôi tươi so với FET trong toàn bộ quần thể IVF/ICSI (OR 1,26, 95% KTC 1,18–1,35, p < 0,00001), cũng như tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân cao hơn (OR 1,37, 95% KTC 1,27–1,48, p < 0,00001) và trẻ nhỏ so với tuổi thai trong nhóm này (OR 1,81, 95% KTC 1,63–2,00, p < 0,00001). Ngược lại, chuyển phôi đông lạnh có thể dẫn đến trẻ sơ sinh to (OR 0,59, 95% KTC 0,54–0,65, p < 0,00001) hoặc lớn so với tuổi thai (OR 0,64, 95% KTC 0,60–0,69, p < 0,00001). Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy liên quan đến dị tật bẩm sinh hoặc tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Bàn luận
Bài tổng quan hệ thống này đã xác nhận rằng trẻ sơ sinh đơn thai được sinh ra từ chuyển phôi đông lạnh có nguy cơ sinh non, nhẹ cân và nhỏ so với tuổi thai thấp hơn so với trẻ được sinh ra từ chuyển phôi tươi. Mặt khác, chuyển phôi đông lạnh có thể dẫn đến trẻ sơ sinh to (macrosomia) và lớn so với tuổi thai (LGA). Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy liên quan đến dị tật bẩm sinh hoặc tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Chuẩn bị nội mạc tử cung là một giai đoạn quan trọng trong các chu kỳ FET và có nhiều phác đồ khác nhau, bao gồm chu kỳ tự nhiên thực sự với rụng noãn tự phát, chu kỳ tự nhiên được sửa đổi với hormone chorionic gonadotropin (hCG) để kích thích rụng noãn, chu kỳ liệu pháp thay thế hormone (HRT) có hoặc không có điều chỉnh chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH-a) và chu kỳ kích thích buồng trứng có hoặc không có letrozole. Trong những năm gần đây, người ta cho rằng việc chuẩn bị nội mạc tử cung nhân tạo có liên quan đến việc tăng cân nặng khi sinh. Một quan sát khác liên quan đến chu kỳ FET được Hwang và cộng sự (2019) ghi nhận trong một nhóm hồi cứu lớn gồm 14.491 trẻ sơ sinh, cho thấy trẻ sơ sinh từ FET có tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và các bệnh về hô hấp, thần kinh cao hơn so với chuyển phôi tươi. Vì tỉ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến các sự kiện chấn thương trong trường hợp LGA hoặc to sơ sinh, nên những nhận xét đề cập về trẻ sơ sinh trong nhóm FET có thể là do tỉ lệ LGA cao.
Dữ liệu bài phân tích tổng hợp này ủng hộ việc bảo quản phôi đông lạnh nhưng cho thấy việc đông lạnh theo lựa chọn nên được giới hạn ở những trường hợp có chỉ định rõ ràng hoặc trong khuôn khổ của một nghiên cứu lâm sàng.
Nguồn: TOCARIU, Raluca, et al. Fresh versus Frozen Embryo Transfer in In Vitro Fertilization/Intracytoplasmic Sperm Injection Cycles: A Systematic Review and Meta-Analysis of Neonatal Outcomes. MediKTCna, 2024, 60.8: 1373.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả lâm sàng của thụ tinh trong ống nghiệm – chuyển phôi (IVF-ET) - Ngày đăng: 24-10-2024
Dự đoán tình trạng phôi nguyên bội và kết quả mang thai bằng hình thái và tốc độ phát triển của phôi nang ở phụ nữ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 24-10-2024
Tinh trùng từ tinh hoàn có cải thiện kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn đối với nam giới vô sinh không vô tinh có tinh trùng phân mảnh DNA cao không? Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 24-10-2024
Hiệu quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho phôi lệch bội ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao - Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 24-10-2024
Thời gian nuôi cấy tối ưu để phân tích DNA tự do đối với phôi nang đông lạnh trải qua xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ không xâm lấn - Ngày đăng: 24-10-2024
Phôi bào đa nhân: nhận biết, nguồn gốc và ý nghĩa trong điều trị - Ngày đăng: 23-10-2024
Chọn lọc phôi nang chất lượng tốt thông qua hình ảnh timelapse từ giai đoạn nén: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 23-10-2024
Ảnh hưởng của số lượng phôi bào đến kết quả hỗ trợ sinh sản (ART) trong chu kỳ chuyển đơn phôi tươi ngày 3 - Ngày đăng: 23-10-2024
Thủy tinh hóa cực nhanh: Giảm thiểu độc tính của chất bảo vệ đông lạnh và stress áp suất thẩm thấu trong đông lạnh noãn chuột - Ngày đăng: 23-10-2024
Tác động của nuôi cấy phôi đơn bước và chuyển tiếp đến kết cục sản khoa và chu sinh ở những thai kỳ đơn thai - Ngày đăng: 22-10-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK