Tin tức
on Tuesday 13-08-2024 1:57am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Các chiến lược bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ hiện nay đang ngày càng được tư vấn rộng rãi cho các trường hợp bệnh nhân trước khi điều trị ung thư. Trong số đó, thuỷ tinh hoá noãn trưởng thành là một phương pháp được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quá trình kích thích buồng trứng và chọc hút noãn qua ngả âm đạo để thu nhận noãn MII có thể không an toàn khi có sự hiện diện của khối u ác tính ở buồng trứng. Một nguy cơ giả định khác đối với chiến lược trên là sự biến đổi và kích thích các tế bào ung thư do sử dụng gonadotropin ngoại sinh và nguy cơ vỡ khối u khi chọc hút noãn từ buồng trứng. Do đó, việc hút các nang nhỏ từ các mẫu mô buồng trứng không được kích thích hoặc kích thích nhẹ đã được thử nghiệm rộng rãi để loại bỏ các rủi ro nêu trên, thu được các tế bào noãn chưa trưởng thành sau đó được nuôi trưởng thành trong ống nghiệm (IVM), với tốc độ trưởng thành khoảng 35%. Mặc dù đã có 2 ca sinh sống được ghi nhận từ phương pháp này, kết quả sinh sản từ IVM đối với các trường hợp trên thấp hơn nhiều so với mong đợi. Vì những lý do này, việc phát triển các quy trình và biện pháp can thiệp để thu nhận noãn trưởng thành một cách hiệu quả mà không làm thay đổi tiên lượng ung thư sẽ là một bước tiến lớn trong việc bảo tồn khả năng sinh sản trong các trường hợp có khối u ác tính ở buồng trứng.
Gần đây, một số báo cáo đã ghi nhận việc thu nhận các tế bào noãn trưởng thành ngoài cơ thể (ex vivo) từ các mẫu buồng trứng được cắt bỏ ở bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng nhằm tránh ảnh hưởng đến khối u và nguy cơ thải ra lượng lớn tế bào ác tính do chọc hút buồng trứng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có trường hợp mang thai hoặc sinh nở nào từ phương pháp trên được ghi nhận. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã báo cáo trường hợp mang thai và có trẻ sinh sống đầu tiên từ kỹ thuật ICSI các noãn MII được thu nhận ex vivo từ một phụ nữ mắc ung thư biểu mô buồng trứng thanh dịch độ cao.
Mô tả
Một phụ nữ 34 tuổi chưa sinh con có khối u buồng trứng hai bên, nguy cơ ác tính là 96,1%. Bệnh nhân có mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản trước khi điều trị bằng phẫu thuật và được tư vấn thu nhận ex vivo noãn MII, sau đó là thụ tinh với tinh trùng của người hiến tặng và chuyển phôi sang người mang thai hộ.
Vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh, bệnh nhân được tiêm một mũi Corifollitropin alfa 150 μg (Elonva, MSD, Mỹ) và bổ sung với follitropin beta 100 IU/ngày (Puregon, NV Organon Oss) từ ngày kích thích thứ 5 đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi, follitropin beta 200 IU (Puregon, NV Organon Oss) tiếp túc được tiêm hàng ngày. Sau đó, ganirelix acetate 0,25 mg (Orgalutran, NV Organon Oss) được thêm vào từ ngày 9–13. Siêu âm được thực hiện vào các ngày kích thích 1, 5, 8, 10 và 12. Sự trưởng thành của nang noãn được kích hoạt bằng một liều duy nhất choriogonadotropin alfa 250 μg (Ovidrel, Merck Serono SpA Bari, Italy) vào ngày thứ 13.
Phẫu thuật được lên kế hoạch và việc thu nhận ex vivo noãn từ mẫu buồng trứng đã cắt bỏ được thực hiện bên trong phòng phẫu thuật. Buồng trứng được đặt trên một miếng vải phẫu thuật vô trùng ở nhiệt độ phòng. Quá trình chọc hút được thực hiện bằng kim 17G 330 mm (Wallace, Smiths Medical International, Anh) trong một hệ thống khép kín nối trực tiếp với các ống được giữ ở 35,6°C. Chọc hút nang noãn được thực hiện với thời gian thiếu máu cục bộ tối đa là 31 phút và các nang được chọc dưới sự hướng dẫn của siêu âm, sử dụng đầu dò tuyến tính 6–13 MHz áp trực tiếp vào mẫu vật. Tổng cộng có 13 tế bào noãn được thu nhận, 12 trong số đó là noãn MII và được thủy tinh hóa bằng phương pháp Cryotech.
Sau 17 tháng, bệnh nhân trở lại với khối u đã thuyên giảm và mong muốn được làm mẹ với chị gái là người mang thai hộ. Kỹ thuật ICSI được thực hiện với tinh trùng của người hiến tặng và dẫn đến sự phát triển bình thường của 9 phôi ở giai đoạn phân chia. Hai trong số đó được chuyển sang người mang thai hộ. Quá trình mang thai bình thường, khỏe mạnh với kết quả cuối được ghi nhận là một trẻ sơ sinh 46, XX khỏe mạnh, nặng 3,770 kg được ra đời bằng phương pháp mổ lấy thai. Sau 30 tháng kích thích buồng trứng và phẫu thuật, nồng độ chất chỉ điểm khối u của bệnh nhân vẫn trong giới hạn bình thường (kháng nguyên ung thư 125: 8,09 U/mL, kháng nguyên CEA: 1,69 ng/mL).
Bàn luận
So với các báo cáo trường hợp trước đây về việc chọc hút và thu nhận ex vivo noãn MII sau khi kích thích buồng trứng, báo cáo của nhóm tác giả đã ghi nhận được trường hợp đầu tiên có trẻ sinh sống từ phương pháp này. Trong quá trình chọc hút, nhóm tác giả đã sử dụng đầu dò siêu âm tuyến tính áp trực tiếp vào mẫu vật để tiếp cận tất cả các nang noãn trưởng thành tiềm năng và đề xuất sử dụng đầu dò tuyến tính 6–13 MHz. Bên cạnh đó, một điểm đáng quan tâm được nêu ra trong trường hợp này là vai trò có thể của hormone FSH trong quá trình hình thành khối u biểu mô buồng trứng. Có những nghiên cứu chứng minh rằng FSH có thể ảnh hưởng đến con đường truyền tín hiệu, biểu hiện gen và tăng sinh khối u, ủng hộ giả thuyết về nguy cơ ung thư tiềm ẩn do tiếp xúc với nồng độ huyết thanh FSH siêu sinh lý. Ngược lại, dữ liệu từ 2 phân tích tổng hợp gần đây cho thấy các nghiên cứu hiện có không đủ mạnh để hỗ trợ những lo ngại về nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ở phụ nữ được điều trị bằng thuốc hỗ trợ sinh sản do chất lượng thấp, thời gian theo dõi ngắn và các yếu tố gây nhiễu quan trọng.
Tóm lại, việc chọc hút và thu nhận ex vivo noãn MII có thể là một chiến lược đầy hứa hẹn để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên cho đến nay, thu nhận ex vivo noãn vẫn chỉ được xem là phương pháp thử nghiệm. Cần có loạt nghiên cứu lớn hơn và được thiết kế tốt hơn để củng cố những phát hiện của nhóm tác giả, cung cấp thông tin đáng tin cậy về tính khả thi và an toàn của kích thích buồng trứng ở bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, cũng như khả năng đối mặt với rủi ro và cơ hội sinh sản thành công.
Nguồn: Carvalho, B. R., Cintra, G. F., Cabral, Í. O., Franceschi, T. M., Resende, L. S., Huguenin, J. F., & Barros, A. T. O. (2024). First pregnancy and live birth from ex vivo retrieved MII oocytes from a woman with bilateral ovarian carcinoma: case report. Fertility and Sterility.
Giới thiệu chung
Các chiến lược bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ hiện nay đang ngày càng được tư vấn rộng rãi cho các trường hợp bệnh nhân trước khi điều trị ung thư. Trong số đó, thuỷ tinh hoá noãn trưởng thành là một phương pháp được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quá trình kích thích buồng trứng và chọc hút noãn qua ngả âm đạo để thu nhận noãn MII có thể không an toàn khi có sự hiện diện của khối u ác tính ở buồng trứng. Một nguy cơ giả định khác đối với chiến lược trên là sự biến đổi và kích thích các tế bào ung thư do sử dụng gonadotropin ngoại sinh và nguy cơ vỡ khối u khi chọc hút noãn từ buồng trứng. Do đó, việc hút các nang nhỏ từ các mẫu mô buồng trứng không được kích thích hoặc kích thích nhẹ đã được thử nghiệm rộng rãi để loại bỏ các rủi ro nêu trên, thu được các tế bào noãn chưa trưởng thành sau đó được nuôi trưởng thành trong ống nghiệm (IVM), với tốc độ trưởng thành khoảng 35%. Mặc dù đã có 2 ca sinh sống được ghi nhận từ phương pháp này, kết quả sinh sản từ IVM đối với các trường hợp trên thấp hơn nhiều so với mong đợi. Vì những lý do này, việc phát triển các quy trình và biện pháp can thiệp để thu nhận noãn trưởng thành một cách hiệu quả mà không làm thay đổi tiên lượng ung thư sẽ là một bước tiến lớn trong việc bảo tồn khả năng sinh sản trong các trường hợp có khối u ác tính ở buồng trứng.
Gần đây, một số báo cáo đã ghi nhận việc thu nhận các tế bào noãn trưởng thành ngoài cơ thể (ex vivo) từ các mẫu buồng trứng được cắt bỏ ở bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng nhằm tránh ảnh hưởng đến khối u và nguy cơ thải ra lượng lớn tế bào ác tính do chọc hút buồng trứng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có trường hợp mang thai hoặc sinh nở nào từ phương pháp trên được ghi nhận. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã báo cáo trường hợp mang thai và có trẻ sinh sống đầu tiên từ kỹ thuật ICSI các noãn MII được thu nhận ex vivo từ một phụ nữ mắc ung thư biểu mô buồng trứng thanh dịch độ cao.
Mô tả
Một phụ nữ 34 tuổi chưa sinh con có khối u buồng trứng hai bên, nguy cơ ác tính là 96,1%. Bệnh nhân có mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản trước khi điều trị bằng phẫu thuật và được tư vấn thu nhận ex vivo noãn MII, sau đó là thụ tinh với tinh trùng của người hiến tặng và chuyển phôi sang người mang thai hộ.
Vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh, bệnh nhân được tiêm một mũi Corifollitropin alfa 150 μg (Elonva, MSD, Mỹ) và bổ sung với follitropin beta 100 IU/ngày (Puregon, NV Organon Oss) từ ngày kích thích thứ 5 đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi, follitropin beta 200 IU (Puregon, NV Organon Oss) tiếp túc được tiêm hàng ngày. Sau đó, ganirelix acetate 0,25 mg (Orgalutran, NV Organon Oss) được thêm vào từ ngày 9–13. Siêu âm được thực hiện vào các ngày kích thích 1, 5, 8, 10 và 12. Sự trưởng thành của nang noãn được kích hoạt bằng một liều duy nhất choriogonadotropin alfa 250 μg (Ovidrel, Merck Serono SpA Bari, Italy) vào ngày thứ 13.
Phẫu thuật được lên kế hoạch và việc thu nhận ex vivo noãn từ mẫu buồng trứng đã cắt bỏ được thực hiện bên trong phòng phẫu thuật. Buồng trứng được đặt trên một miếng vải phẫu thuật vô trùng ở nhiệt độ phòng. Quá trình chọc hút được thực hiện bằng kim 17G 330 mm (Wallace, Smiths Medical International, Anh) trong một hệ thống khép kín nối trực tiếp với các ống được giữ ở 35,6°C. Chọc hút nang noãn được thực hiện với thời gian thiếu máu cục bộ tối đa là 31 phút và các nang được chọc dưới sự hướng dẫn của siêu âm, sử dụng đầu dò tuyến tính 6–13 MHz áp trực tiếp vào mẫu vật. Tổng cộng có 13 tế bào noãn được thu nhận, 12 trong số đó là noãn MII và được thủy tinh hóa bằng phương pháp Cryotech.
Sau 17 tháng, bệnh nhân trở lại với khối u đã thuyên giảm và mong muốn được làm mẹ với chị gái là người mang thai hộ. Kỹ thuật ICSI được thực hiện với tinh trùng của người hiến tặng và dẫn đến sự phát triển bình thường của 9 phôi ở giai đoạn phân chia. Hai trong số đó được chuyển sang người mang thai hộ. Quá trình mang thai bình thường, khỏe mạnh với kết quả cuối được ghi nhận là một trẻ sơ sinh 46, XX khỏe mạnh, nặng 3,770 kg được ra đời bằng phương pháp mổ lấy thai. Sau 30 tháng kích thích buồng trứng và phẫu thuật, nồng độ chất chỉ điểm khối u của bệnh nhân vẫn trong giới hạn bình thường (kháng nguyên ung thư 125: 8,09 U/mL, kháng nguyên CEA: 1,69 ng/mL).
Bàn luận
So với các báo cáo trường hợp trước đây về việc chọc hút và thu nhận ex vivo noãn MII sau khi kích thích buồng trứng, báo cáo của nhóm tác giả đã ghi nhận được trường hợp đầu tiên có trẻ sinh sống từ phương pháp này. Trong quá trình chọc hút, nhóm tác giả đã sử dụng đầu dò siêu âm tuyến tính áp trực tiếp vào mẫu vật để tiếp cận tất cả các nang noãn trưởng thành tiềm năng và đề xuất sử dụng đầu dò tuyến tính 6–13 MHz. Bên cạnh đó, một điểm đáng quan tâm được nêu ra trong trường hợp này là vai trò có thể của hormone FSH trong quá trình hình thành khối u biểu mô buồng trứng. Có những nghiên cứu chứng minh rằng FSH có thể ảnh hưởng đến con đường truyền tín hiệu, biểu hiện gen và tăng sinh khối u, ủng hộ giả thuyết về nguy cơ ung thư tiềm ẩn do tiếp xúc với nồng độ huyết thanh FSH siêu sinh lý. Ngược lại, dữ liệu từ 2 phân tích tổng hợp gần đây cho thấy các nghiên cứu hiện có không đủ mạnh để hỗ trợ những lo ngại về nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ở phụ nữ được điều trị bằng thuốc hỗ trợ sinh sản do chất lượng thấp, thời gian theo dõi ngắn và các yếu tố gây nhiễu quan trọng.
Tóm lại, việc chọc hút và thu nhận ex vivo noãn MII có thể là một chiến lược đầy hứa hẹn để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên cho đến nay, thu nhận ex vivo noãn vẫn chỉ được xem là phương pháp thử nghiệm. Cần có loạt nghiên cứu lớn hơn và được thiết kế tốt hơn để củng cố những phát hiện của nhóm tác giả, cung cấp thông tin đáng tin cậy về tính khả thi và an toàn của kích thích buồng trứng ở bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, cũng như khả năng đối mặt với rủi ro và cơ hội sinh sản thành công.
Nguồn: Carvalho, B. R., Cintra, G. F., Cabral, Í. O., Franceschi, T. M., Resende, L. S., Huguenin, J. F., & Barros, A. T. O. (2024). First pregnancy and live birth from ex vivo retrieved MII oocytes from a woman with bilateral ovarian carcinoma: case report. Fertility and Sterility.
Từ khóa: bảo tồn khả năng sinh sản, thuỷ tinh hoá noãn, ung thư buồng trứng, noãn trưởng thành, ex vivo.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh đến kết quả thụ tinh và kết quả lâm sàng trong chu kỳ ICSI: một phân tích hồi cứu - Ngày đăng: 13-08-2024
Ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh lên các thông số tinh trùng: một phân tích tổng hợp các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 13-08-2024
Ảnh hưởng của số lần rửa phôi đến kết quả sàng lọc di truyền tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT) - Ngày đăng: 13-08-2024
Ti thể - mục tiêu điều trị tiềm năng trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 13-08-2024
Chất chống oxy hóa và khả năng sinh sản ở phụ nữ lão hóa buồng trứng: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 13-08-2024
Phương pháp điều trị hiện tại cho tình trạng vô sinh ở nam giới: một tổng quan toàn diện từ các tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 13-08-2024
Ảnh hưởng của khoảng thời gian ngắn và dài từ khi thu nhận mẫu tinh dịch đến khi thực hiện IUI: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 09-08-2024
Tăng bạch cầu trong tinh dịch không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn và xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ: kết quả từ 5435 chu kỳ - Ngày đăng: 09-08-2024
Đánh giá những vấn đề cấu trúc khi áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong đánh giá hình dạng tinh trùng - Ngày đăng: 05-08-2024
Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và vô sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Hoa Kỳ - Ngày đăng: 04-08-2024
Dự đoán kết cục lâm sàng theo các thông số tinh trùng, bao gồm phân mảnh DNA, trong trường hợp sảy thai liên tiếp - Ngày đăng: 01-08-2024
Đột biến PLCZ1 gây ra hiện tượng đa thụ tinh trong điều trị IVF - Ngày đăng: 01-08-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK