Tin tức
on Tuesday 13-08-2024 1:56am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Hiện nay, xét nghiệm tinh dịch đồ được xem là xét nghiệm cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Trong đó, một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu tinh dịch là thời gian kiêng xuất tinh. Phiên bản mới nhất từ hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng ngày kiêng xuất tinh nên trong khoảng 2-7 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ (WHO, 2021). Bên cạnh đó, Hiệp hội sinh sản và phôi thai người châu Âu (ESHRE) cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng nam giới nên kiêng xuất tinh trong 3-4 ngày trước xét nghiệm.
Ngày càng nhiều nghiên cứu tập trung vào tác động của việc kiêng xuất tinh đến chất lượng tinh dịch và kết quả lâm sàng sau ART, nhưng những ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh đối với kết quả điều trị dường như vẫn còn mâu thuẫn. Bất chấp các tài liệu gây tranh cãi, các phân tích tổng hợp gần đây đã ủng hộ những tác động tích cực của thời gian kiêng xuất tinh ngắn. Theo đó, việc kiêng xuất tinh trong thời gian ngắn có liên quan đến sự cải thiện tỉ lệ tinh trùng sống và di động. Mặc khác, sự gia tăng stress oxy hóa cũng được quan sát thấy trong các mẫu tinh dịch thu được sau 4 ngày kiêng xuất tinh so với 1 ngày, cho thấy rằng việc lưu giữ tinh trùng kéo dài trong các vùng mào tinh hoàn có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến cả hoạt động acrosome, ty thể, và tính toàn vẹn DNA của hạt nhân. Xem xét tác động của việc kiêng xuất tinh đến kết quả lâm sàng, một phân tích hồi cứu cho thấy tỉ lệ mang thai cao hơn khi kiêng xuất tinh trong 2 ngày trước khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung so với kiêng xuất tinh nhiều hơn 2 ngày. Ngoài ra, các tài liệu nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng thời gian kiêng xuất tinh ngắn hơn có liên quan đến tỉ lệ thụ tinh, mang thai và sinh sống cao hơn ở các cặp vợ chồng thực hiện IVF cổ điển và ICSI.
Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, sự thụ tinh tối ưu của noãn bào được xác nhận vào 16-18 giờ sau khi thụ tinh nhờ sự hiện diện của hai thể cực và hai tiền nhân. Đánh giá sự thụ tinh của hợp tử là một bước rất quan trọng để phân biệt giữa các hợp tử có 2 tiền nhân bình thường (2PN) và những hợp tử có số lượng tiền nhân bất thường (hợp tử một tiền nhân-1PN hoặc hợp tử ba tiền nhân-3PN). Tỉ lệ hợp tử 3PN được ước tính là khoảng 5-8% trong chu kỳ IVF và khoảng 2-6% trong chu kỳ ICSI. Điều quan trọng là tỉ lệ hợp tử 3PN trong tất cả các trường hợp mang thai được ước tính là khoảng 1-3% và chiếm 15-18% các bất thường về di truyền tế bào học trong số các trường hợp sẩy thai tự nhiên. Những dữ liệu này không khuyến khích việc chuyển hoặc bảo quản lạnh phôi có nguồn gốc từ hợp tử 3PN để tránh giảm cơ hội làm tổ hoặc mang thai đủ tháng sau khi chuyển phôi. Trong những năm qua, nhiều mô hình khác nhau đã được đưa ra để tìm hiểu cơ chế tạo ra các hợp tử bất thường số lượng tiền nhân. Mối quan hệ giữa chất lượng tinh dịch tổng thể và kết quả ICSI đã thu hút được sự quan tâm theo thời gian. Do đó, sự hiểu biết và tiêu chuẩn hóa thời gian kiêng xuất tinh tối ưu có thể hữu ích để cải thiện việc lựa chọn tinh trùng và kết quả lâm sàng tiếp theo của các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Bằng cách phân tích tổng cộng 6919 chu kỳ ICSI, nghiên cứu này nhấn mạnh những kết quả cụ thể liên quan đến các giai đoạn đầu sau khi thụ tinh để đưa ra góc nhìn ngắn gọn hơn về lĩnh vực nghiên cứu phức tạp này.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu quan sát hồi cứu bao gồm 6919 chu kỳ ICSI từ năm 2013 đến năm 2022. Kết quả chính của nghiên cứu đánh giá quá trình thụ tinh của noãn, được đo bằng tỉ lệ hợp tử 2PN, 3PN và 1PN. Kết quả phụ là tỉ lệ hình thành phôi nang, kết quả βhCG dương tính tích lũy và tỉ lệ thai lâm sàng. Mối quan hệ giữa việc kiêng xuất tinh với kết quả thụ tinh và kết quả lâm sàng được đánh giá bằng phân tích đa biến, bao gồm cả các yếu tố gây nhiễu có thể xảy ra.
Kết quả nghiên cứu
Một mối tương quan thuận đã được ghi nhận giữa việc kiêng xuất tinh và thể tích mẫu tinh dịch (P <0,001), mật độ tinh trùng (P <0,001) và tổng số lượng tinh trùng di động (P <0,001). Không tìm thấy mối liên quan nào giữa tỉ lệ hợp tử 1PN và việc kiêng xuất tinh (P = 0,97). Ngược lại, cứ thêm mỗi ngày kiêng xuất tinh, khả năng thu được hợp tử 2PN từ tất cả các tế bào noãn được thụ tinh giảm 3% (aOR 0,97, KTC 95% 0,94-0,99). Trong khi khả năng thu được hợp tử 3PN từ tất cả các tế bào noãn đã thụ tinh tăng đáng kể 14% (aOR 1,14, KTC 95% 1,07-1,22). Không có mối liên quan đáng kể nào được tìm thấy giữa việc kiêng xuất tinh và sự hình thành phôi nang, mang thai tích lũy hoặc tỉ lệ sẩy thai.
Kết luận
Tóm lại, thời gian kiêng xuất tinh kéo dài làm giảm đáng kể tỉ lệ hợp tử 2PN và tăng tỉ lệ hợp tử 3PN mà không ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ tạo phôi nang và mang thai. Trong nhiều năm kể từ khi ICSI được giới thiệu, người ta đã nảy sinh ý tưởng rằng những bất thường về tinh trùng có thể góp phần gây ra những bất thường về chức năng hoặc nhiễm sắc thể chưa được nghiên cứu. Theo hiểu biết của nhóm tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu vai trò của tinh trùng trong quá trình thụ tinh bất thường của noãn. Mặc dù các bài báo gần đây đã ghi nhận một tỉ lệ tạo phôi nang phát triển từ hợp tử 3PN mang bộ NST nguyên bội, sự phát triển tiền nhân bất thường là một trong những thông số hình thái đầu tiên được sử dụng để lựa chọn phôi tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên toàn thế giới. Do đó, việc hạn chế sự hình thành hợp tử 3PN có thể tối ưu hóa số lượng phôi có thể sử dụng được từ cùng một nhóm noãn bào. Những phát hiện này ủng hộ quan điểm cho rằng các khuyến nghị hiện tại về kiêng xuất tinh có thể cần phải được sửa đổi ở các cặp vợ chồng vô sinh đang trải qua chu kỳ điều trị TTON. Đặc biệt, thời gian kiêng xuất tinh ngắn hơn có liên quan đến tỉ lệ hợp tử có thể sử dụng được cao hơn và do đó hiệu quả của chu kì điều trị ICSI có thể tăng lên mà không phải trả thêm chi phí.
Nguồn: Cermisoni, G. C., Minetto, S., Marzanati, D., Alteri, A., Salmeri, N., Rabellotti, E., ... & Pagliardini, L. (2024). Effect of ejaculatory abstinence period on fertilization and clinical outcomes in ICSI cycles: a retrospective analysis. Reproductive BioMedicine Online, 48(1), 103401.
Giới thiệu chung
Hiện nay, xét nghiệm tinh dịch đồ được xem là xét nghiệm cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Trong đó, một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu tinh dịch là thời gian kiêng xuất tinh. Phiên bản mới nhất từ hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng ngày kiêng xuất tinh nên trong khoảng 2-7 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ (WHO, 2021). Bên cạnh đó, Hiệp hội sinh sản và phôi thai người châu Âu (ESHRE) cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng nam giới nên kiêng xuất tinh trong 3-4 ngày trước xét nghiệm.
Ngày càng nhiều nghiên cứu tập trung vào tác động của việc kiêng xuất tinh đến chất lượng tinh dịch và kết quả lâm sàng sau ART, nhưng những ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh đối với kết quả điều trị dường như vẫn còn mâu thuẫn. Bất chấp các tài liệu gây tranh cãi, các phân tích tổng hợp gần đây đã ủng hộ những tác động tích cực của thời gian kiêng xuất tinh ngắn. Theo đó, việc kiêng xuất tinh trong thời gian ngắn có liên quan đến sự cải thiện tỉ lệ tinh trùng sống và di động. Mặc khác, sự gia tăng stress oxy hóa cũng được quan sát thấy trong các mẫu tinh dịch thu được sau 4 ngày kiêng xuất tinh so với 1 ngày, cho thấy rằng việc lưu giữ tinh trùng kéo dài trong các vùng mào tinh hoàn có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến cả hoạt động acrosome, ty thể, và tính toàn vẹn DNA của hạt nhân. Xem xét tác động của việc kiêng xuất tinh đến kết quả lâm sàng, một phân tích hồi cứu cho thấy tỉ lệ mang thai cao hơn khi kiêng xuất tinh trong 2 ngày trước khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung so với kiêng xuất tinh nhiều hơn 2 ngày. Ngoài ra, các tài liệu nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng thời gian kiêng xuất tinh ngắn hơn có liên quan đến tỉ lệ thụ tinh, mang thai và sinh sống cao hơn ở các cặp vợ chồng thực hiện IVF cổ điển và ICSI.
Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, sự thụ tinh tối ưu của noãn bào được xác nhận vào 16-18 giờ sau khi thụ tinh nhờ sự hiện diện của hai thể cực và hai tiền nhân. Đánh giá sự thụ tinh của hợp tử là một bước rất quan trọng để phân biệt giữa các hợp tử có 2 tiền nhân bình thường (2PN) và những hợp tử có số lượng tiền nhân bất thường (hợp tử một tiền nhân-1PN hoặc hợp tử ba tiền nhân-3PN). Tỉ lệ hợp tử 3PN được ước tính là khoảng 5-8% trong chu kỳ IVF và khoảng 2-6% trong chu kỳ ICSI. Điều quan trọng là tỉ lệ hợp tử 3PN trong tất cả các trường hợp mang thai được ước tính là khoảng 1-3% và chiếm 15-18% các bất thường về di truyền tế bào học trong số các trường hợp sẩy thai tự nhiên. Những dữ liệu này không khuyến khích việc chuyển hoặc bảo quản lạnh phôi có nguồn gốc từ hợp tử 3PN để tránh giảm cơ hội làm tổ hoặc mang thai đủ tháng sau khi chuyển phôi. Trong những năm qua, nhiều mô hình khác nhau đã được đưa ra để tìm hiểu cơ chế tạo ra các hợp tử bất thường số lượng tiền nhân. Mối quan hệ giữa chất lượng tinh dịch tổng thể và kết quả ICSI đã thu hút được sự quan tâm theo thời gian. Do đó, sự hiểu biết và tiêu chuẩn hóa thời gian kiêng xuất tinh tối ưu có thể hữu ích để cải thiện việc lựa chọn tinh trùng và kết quả lâm sàng tiếp theo của các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Bằng cách phân tích tổng cộng 6919 chu kỳ ICSI, nghiên cứu này nhấn mạnh những kết quả cụ thể liên quan đến các giai đoạn đầu sau khi thụ tinh để đưa ra góc nhìn ngắn gọn hơn về lĩnh vực nghiên cứu phức tạp này.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu quan sát hồi cứu bao gồm 6919 chu kỳ ICSI từ năm 2013 đến năm 2022. Kết quả chính của nghiên cứu đánh giá quá trình thụ tinh của noãn, được đo bằng tỉ lệ hợp tử 2PN, 3PN và 1PN. Kết quả phụ là tỉ lệ hình thành phôi nang, kết quả βhCG dương tính tích lũy và tỉ lệ thai lâm sàng. Mối quan hệ giữa việc kiêng xuất tinh với kết quả thụ tinh và kết quả lâm sàng được đánh giá bằng phân tích đa biến, bao gồm cả các yếu tố gây nhiễu có thể xảy ra.
Kết quả nghiên cứu
Một mối tương quan thuận đã được ghi nhận giữa việc kiêng xuất tinh và thể tích mẫu tinh dịch (P <0,001), mật độ tinh trùng (P <0,001) và tổng số lượng tinh trùng di động (P <0,001). Không tìm thấy mối liên quan nào giữa tỉ lệ hợp tử 1PN và việc kiêng xuất tinh (P = 0,97). Ngược lại, cứ thêm mỗi ngày kiêng xuất tinh, khả năng thu được hợp tử 2PN từ tất cả các tế bào noãn được thụ tinh giảm 3% (aOR 0,97, KTC 95% 0,94-0,99). Trong khi khả năng thu được hợp tử 3PN từ tất cả các tế bào noãn đã thụ tinh tăng đáng kể 14% (aOR 1,14, KTC 95% 1,07-1,22). Không có mối liên quan đáng kể nào được tìm thấy giữa việc kiêng xuất tinh và sự hình thành phôi nang, mang thai tích lũy hoặc tỉ lệ sẩy thai.
Kết luận
Tóm lại, thời gian kiêng xuất tinh kéo dài làm giảm đáng kể tỉ lệ hợp tử 2PN và tăng tỉ lệ hợp tử 3PN mà không ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ tạo phôi nang và mang thai. Trong nhiều năm kể từ khi ICSI được giới thiệu, người ta đã nảy sinh ý tưởng rằng những bất thường về tinh trùng có thể góp phần gây ra những bất thường về chức năng hoặc nhiễm sắc thể chưa được nghiên cứu. Theo hiểu biết của nhóm tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu vai trò của tinh trùng trong quá trình thụ tinh bất thường của noãn. Mặc dù các bài báo gần đây đã ghi nhận một tỉ lệ tạo phôi nang phát triển từ hợp tử 3PN mang bộ NST nguyên bội, sự phát triển tiền nhân bất thường là một trong những thông số hình thái đầu tiên được sử dụng để lựa chọn phôi tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên toàn thế giới. Do đó, việc hạn chế sự hình thành hợp tử 3PN có thể tối ưu hóa số lượng phôi có thể sử dụng được từ cùng một nhóm noãn bào. Những phát hiện này ủng hộ quan điểm cho rằng các khuyến nghị hiện tại về kiêng xuất tinh có thể cần phải được sửa đổi ở các cặp vợ chồng vô sinh đang trải qua chu kỳ điều trị TTON. Đặc biệt, thời gian kiêng xuất tinh ngắn hơn có liên quan đến tỉ lệ hợp tử có thể sử dụng được cao hơn và do đó hiệu quả của chu kì điều trị ICSI có thể tăng lên mà không phải trả thêm chi phí.
Nguồn: Cermisoni, G. C., Minetto, S., Marzanati, D., Alteri, A., Salmeri, N., Rabellotti, E., ... & Pagliardini, L. (2024). Effect of ejaculatory abstinence period on fertilization and clinical outcomes in ICSI cycles: a retrospective analysis. Reproductive BioMedicine Online, 48(1), 103401.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh lên các thông số tinh trùng: một phân tích tổng hợp các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 13-08-2024
Ảnh hưởng của số lần rửa phôi đến kết quả sàng lọc di truyền tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT) - Ngày đăng: 13-08-2024
Ti thể - mục tiêu điều trị tiềm năng trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 13-08-2024
Chất chống oxy hóa và khả năng sinh sản ở phụ nữ lão hóa buồng trứng: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 13-08-2024
Phương pháp điều trị hiện tại cho tình trạng vô sinh ở nam giới: một tổng quan toàn diện từ các tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 13-08-2024
Ảnh hưởng của khoảng thời gian ngắn và dài từ khi thu nhận mẫu tinh dịch đến khi thực hiện IUI: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 09-08-2024
Tăng bạch cầu trong tinh dịch không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn và xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ: kết quả từ 5435 chu kỳ - Ngày đăng: 09-08-2024
Đánh giá những vấn đề cấu trúc khi áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong đánh giá hình dạng tinh trùng - Ngày đăng: 05-08-2024
Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và vô sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Hoa Kỳ - Ngày đăng: 04-08-2024
Dự đoán kết cục lâm sàng theo các thông số tinh trùng, bao gồm phân mảnh DNA, trong trường hợp sảy thai liên tiếp - Ngày đăng: 01-08-2024
Đột biến PLCZ1 gây ra hiện tượng đa thụ tinh trong điều trị IVF - Ngày đăng: 01-08-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK