Tin tức
on Tuesday 13-08-2024 1:54am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Nguyễn Hoàng Bảo Ngân, Th.S Nguyễn Huyền Minh Thụy – IVF Tâm Anh
Vô sinh nam đang là một vấn đề đáng lo ngại do có nhiều bằng chứng khác nhau về các chỉ số sinh sản nam giới bị suy giảm trong nửa thế kỷ qua. Các nghiên cứu cho thấy vô sinh nam ngoài nguyên nhân từ hình dạng, sinh lý thì vấn đề di truyền của tinh trùng bị ảnh hưởng từ nhiều nguồn như stress oxy hóa gây phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation - SDF). Tuy nhiên, việc đánh giá SDF thường quy chưa chứng minh có lợi cho một số nhóm bệnh nhân sảy thai liên tiếp hoặc người có lối sống nguy cơ và vô sinh. Chuẩn hóa quy trình lấy mẫu tinh trùng sẽ làm rõ và tối ưu hóa xét nghiệm SDF và cải thiện chất lượng tinh trùng, đặc biệt là thời gian kiêng xuất tinh nên được xem xét vì ngày kiêng ảnh hưởng đến thể tích và tổng số tinh trùng.
Phân tích tổng hợp này nhằm so sánh thời gian kiêng dài và ngắn lên các thông số tinh trùng ở nam giới trưởng thành qua các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled trial - RCT).
Phương pháp
Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 3 nguồn PubMed, Scopus và Embase. Tổng cộng có 13 nghiên cứu RCT từ năm 2013 đến năm 2022, bao gồm 2315 bệnh nhân. Nghiên cứu định nghĩa thời điểm 2 ngày là thời gian kiêng dài hoặc ngắn, cụ thể thời gian kiêng dài là ≥3 ngày và ngắn là <2 ngày (2 giờ đến 2 ngày). Các thông số bao gồm thể tích tinh dịch, mật độ, tổng di động, độ di động tiến tới, và SDF tinh trùng được phân tích và trình bày dưới dạng chênh lệch trung bình (mean difference - MD). Mối tương quan giữa ngày kiêng và các thông số tinh trùng được báo cáo bằng biểu đồ bubble plot.
Kết quả
Nhóm bệnh nhân có thời gian kiêng dài có thể tích, mật độ, SDF cao hơn so với thời gian kiêng ngắn lần lượt là (1; 95% KTC 0,81–1,2; p<0,01), (9,07; 95% KTC 2,87–15,27; p<0,01) và (3,67; 95% KTC 2,32–5,03; p<0,01), nhưng di động tiến tới và tổng di động lại giảm hơn (−1,34; p=0,1) (−1,15; p=0,35). Ngoài ra, phân tích cho thấy có mối tương quan giữa ngày kiêng và mật độ (3,74; 95% KTC 1,09 – 6,38; p<0,01), cũng như SDF (0,65; 95% KTC 0,018 – 1,82; p=0,044), nhưng không nhấn mạnh mối tương quan giữa ngày kiêng và thể tích (p=0,24), và di động tiến tới (p=0,11).
Bàn luận
Kết quả nhiên cứu chỉ ra số ngày kiêng xuất tinh ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, có mối tương quan mang ý nghĩa thống kê giữa thời gian kiêng dài đối với thể tích, mật độ và SDF, nhưng không có mối tương quan giữa ngày kiêng và tổng di động. Theo khuyến cáo của WHO, thời gian kiêng quan hệ trước khi xét nghiệm tinh dịch đồ trong khoảng 2–7 ngày. Tuy nhiên, thời gian kiêng xuất tinh lý tưởng vẫn còn tranh cãi vì sự khác nhau về số ngày kiêng ảnh hưởng đến kết quả phân tích tinh trùng chưa được hiểu rõ. Bên cạnh đó, mối tương quan giữa ngày kiêng và mật độ là do sự hiện diện của tinh trùng được lưu trữ trong mào tinh, vì vậy nguồn dự trữ tinh trùng cạn kiệt và có thể dự đoán tổng số tinh trùng thấp hơn ở nhóm kiêng ngắn.
Điểm mạnh của nghiên cứu là so sánh tác động của cả thời gian kiêng dài và ngắn đối với nhiều thông số tinh trùng khác nhau trên các nghiên cứu RCT, cung cấp những hiểu biết về thời gian kiêng tối ưu để cải thiện chất lượng tinh trùng, có ý nghĩa trong điều trị và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế như không đánh giá tỷ lệ mang thai và các dấu hiệu của stress oxy hóa tinh dịch.
Kết luận
Tóm lại, bệnh nhân kiêng xuất tinh trong thời gian ngắn có thông số tinh trùng tốt hơn như tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao và phân mảnh DNA tinh trùng thấp, trong khi kiêng xuất tinh dài ghi nhận mật độ tinh trùng cao hơn.
Nguồn: Giudice, A. L., Asmundo, M. G., Cimino, S., Cocci, A., Falcone, M., Capece, M., Abdelhameed, A. S., Capogrosso, P., Morgado, A., Tsampoukas, G., Manfredi, C., & Russo, G. I. (2024). Effects of long and short ejaculatory abstinence on sperm parameters: A meta-analysis of randomized-controlled trials. Frontiers in Endocrinology, 15. https://doi.org/10.3389/fendo.2024.1373426
Vô sinh nam đang là một vấn đề đáng lo ngại do có nhiều bằng chứng khác nhau về các chỉ số sinh sản nam giới bị suy giảm trong nửa thế kỷ qua. Các nghiên cứu cho thấy vô sinh nam ngoài nguyên nhân từ hình dạng, sinh lý thì vấn đề di truyền của tinh trùng bị ảnh hưởng từ nhiều nguồn như stress oxy hóa gây phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation - SDF). Tuy nhiên, việc đánh giá SDF thường quy chưa chứng minh có lợi cho một số nhóm bệnh nhân sảy thai liên tiếp hoặc người có lối sống nguy cơ và vô sinh. Chuẩn hóa quy trình lấy mẫu tinh trùng sẽ làm rõ và tối ưu hóa xét nghiệm SDF và cải thiện chất lượng tinh trùng, đặc biệt là thời gian kiêng xuất tinh nên được xem xét vì ngày kiêng ảnh hưởng đến thể tích và tổng số tinh trùng.
Phân tích tổng hợp này nhằm so sánh thời gian kiêng dài và ngắn lên các thông số tinh trùng ở nam giới trưởng thành qua các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled trial - RCT).
Phương pháp
Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 3 nguồn PubMed, Scopus và Embase. Tổng cộng có 13 nghiên cứu RCT từ năm 2013 đến năm 2022, bao gồm 2315 bệnh nhân. Nghiên cứu định nghĩa thời điểm 2 ngày là thời gian kiêng dài hoặc ngắn, cụ thể thời gian kiêng dài là ≥3 ngày và ngắn là <2 ngày (2 giờ đến 2 ngày). Các thông số bao gồm thể tích tinh dịch, mật độ, tổng di động, độ di động tiến tới, và SDF tinh trùng được phân tích và trình bày dưới dạng chênh lệch trung bình (mean difference - MD). Mối tương quan giữa ngày kiêng và các thông số tinh trùng được báo cáo bằng biểu đồ bubble plot.
Kết quả
Nhóm bệnh nhân có thời gian kiêng dài có thể tích, mật độ, SDF cao hơn so với thời gian kiêng ngắn lần lượt là (1; 95% KTC 0,81–1,2; p<0,01), (9,07; 95% KTC 2,87–15,27; p<0,01) và (3,67; 95% KTC 2,32–5,03; p<0,01), nhưng di động tiến tới và tổng di động lại giảm hơn (−1,34; p=0,1) (−1,15; p=0,35). Ngoài ra, phân tích cho thấy có mối tương quan giữa ngày kiêng và mật độ (3,74; 95% KTC 1,09 – 6,38; p<0,01), cũng như SDF (0,65; 95% KTC 0,018 – 1,82; p=0,044), nhưng không nhấn mạnh mối tương quan giữa ngày kiêng và thể tích (p=0,24), và di động tiến tới (p=0,11).
Bàn luận
Kết quả nhiên cứu chỉ ra số ngày kiêng xuất tinh ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tinh trùng. Hơn nữa, có mối tương quan mang ý nghĩa thống kê giữa thời gian kiêng dài đối với thể tích, mật độ và SDF, nhưng không có mối tương quan giữa ngày kiêng và tổng di động. Theo khuyến cáo của WHO, thời gian kiêng quan hệ trước khi xét nghiệm tinh dịch đồ trong khoảng 2–7 ngày. Tuy nhiên, thời gian kiêng xuất tinh lý tưởng vẫn còn tranh cãi vì sự khác nhau về số ngày kiêng ảnh hưởng đến kết quả phân tích tinh trùng chưa được hiểu rõ. Bên cạnh đó, mối tương quan giữa ngày kiêng và mật độ là do sự hiện diện của tinh trùng được lưu trữ trong mào tinh, vì vậy nguồn dự trữ tinh trùng cạn kiệt và có thể dự đoán tổng số tinh trùng thấp hơn ở nhóm kiêng ngắn.
Điểm mạnh của nghiên cứu là so sánh tác động của cả thời gian kiêng dài và ngắn đối với nhiều thông số tinh trùng khác nhau trên các nghiên cứu RCT, cung cấp những hiểu biết về thời gian kiêng tối ưu để cải thiện chất lượng tinh trùng, có ý nghĩa trong điều trị và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế như không đánh giá tỷ lệ mang thai và các dấu hiệu của stress oxy hóa tinh dịch.
Kết luận
Tóm lại, bệnh nhân kiêng xuất tinh trong thời gian ngắn có thông số tinh trùng tốt hơn như tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao và phân mảnh DNA tinh trùng thấp, trong khi kiêng xuất tinh dài ghi nhận mật độ tinh trùng cao hơn.
Nguồn: Giudice, A. L., Asmundo, M. G., Cimino, S., Cocci, A., Falcone, M., Capece, M., Abdelhameed, A. S., Capogrosso, P., Morgado, A., Tsampoukas, G., Manfredi, C., & Russo, G. I. (2024). Effects of long and short ejaculatory abstinence on sperm parameters: A meta-analysis of randomized-controlled trials. Frontiers in Endocrinology, 15. https://doi.org/10.3389/fendo.2024.1373426
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của số lần rửa phôi đến kết quả sàng lọc di truyền tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT) - Ngày đăng: 13-08-2024
Ti thể - mục tiêu điều trị tiềm năng trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 13-08-2024
Chất chống oxy hóa và khả năng sinh sản ở phụ nữ lão hóa buồng trứng: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 13-08-2024
Phương pháp điều trị hiện tại cho tình trạng vô sinh ở nam giới: một tổng quan toàn diện từ các tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 13-08-2024
Ảnh hưởng của khoảng thời gian ngắn và dài từ khi thu nhận mẫu tinh dịch đến khi thực hiện IUI: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 09-08-2024
Tăng bạch cầu trong tinh dịch không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn và xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ: kết quả từ 5435 chu kỳ - Ngày đăng: 09-08-2024
Đánh giá những vấn đề cấu trúc khi áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong đánh giá hình dạng tinh trùng - Ngày đăng: 05-08-2024
Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và vô sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Hoa Kỳ - Ngày đăng: 04-08-2024
Dự đoán kết cục lâm sàng theo các thông số tinh trùng, bao gồm phân mảnh DNA, trong trường hợp sảy thai liên tiếp - Ngày đăng: 01-08-2024
Đột biến PLCZ1 gây ra hiện tượng đa thụ tinh trong điều trị IVF - Ngày đăng: 01-08-2024
Kết quả sinh sản của phôi nang phát triển chậm: ý nghĩa lâm sàng của phôi nang nguyên bội ngày 7 trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 31-07-2024
Tình trạng sức khỏe sinh sản nam giới hiện tại trên toàn cầu - Ngày đăng: 30-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK