Tin tức
on Tuesday 30-07-2024 2:26am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phạm Bích Vân, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy - IVF Tâm Anh
Sau khi phương pháp trữ lạnh tinh trùng được giới thiệu vào năm 1960, phương pháp này đã trở thành một phần thiết yếu của công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technology - ART). Tuy nhiên, những phương pháp truyền thống vẫn có những thách thức trong các trường hợp trữ số lượng tinh trùng yếu. Dụng cụ lưu mẫu tinh trùng có diện tích bề mặt nhỏ và khả năng phục hồi cao cũng được nghiên cứu, trong đó Cryotop là công cụ mới nhất cho thủy tinh hóa tinh trùng với thể tích thấp nhất.
Giống với phương pháp truyền thống, trữ lạnh giao tử đặt ra những thách thức liên quan đến stress oxi hóa và sự phá hủy thẩm thấu gây ra bởi chất bảo vệ lạnh (Cryoprotectants – CPAs). Taurine (T) như là một chất chống oxy hóa tự nhiên thiết yếu trong cơ thể, có thể được sử dụng để giảm thiểu những tổn thương oxi hóa trong việc bảo quản lạnh tinh trùng.
Ngoài ra một yếu tố quan trọng trong việc duy trì chất lượng và khả năng vận động của tinh trùng trong quá trình trữ lạnh đó là tốc độ rã đông. Rã tinh trùng ở nhiệt độ 42oC có thể làm tăng khả năng di động của tinh trùng.
Mục đích của nghiên cứu này là so sánh ảnh hưởng của Taurine (T) và Sucrose (S) trong bảo quản tinh trùng riêng lẻ bằng cách sử dụng cryotop và đĩa petri rồi rã đông ở nhiệt độ 37oC và 42oC.
Phương pháp:
Trong thí nghiệm này, 17 mẫu tinh dịch bình thường được được xử lý bằng phương pháp Swim up và được phân lập bằng kính hiển vi đảo ngược. Mẫu tinh trùng sẽ được thêm vào giọt môi trường Sucrose với chất chống oxy hóa Taurine (S+T) và chất bảo vệ đông lạnh thương mại “Sperm Freeze” (CPA), sau đó hỗn hợp mẫu sẽ được chuyển vào đĩa Petri và Cryotop. Sau khi đông lạnh nhanh, mẫu trữ được rã ở hai nhiệt độ khác nhau (37oC và 42oC), và đánh giá các thông số cổ điển (tỉ lệ thu hồi, tỉ lệ di động, tỉ lệ sống) và sự phân mảnh DNA của tinh trùng.
Kết quả:
Các thông số cổ điển sau khi trữ/rã bằng phương pháp vi giọt:
Tỉ lệ hồi phục của tinh trùng ở các nhóm là 100%. Tỉ lệ di động tiến tới ở nhóm (S+T)42 là 3,23% không tăng đáng kể so với nhóm (CPA)42 là 1,67%. Ngược lại, nhóm tinh trùng trữ sau khi rã ở nhiệt độ 37oC lại không cho thấy có bất kỳ sự di động nào (0%). Ngoài ra, người ta nhận thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ sống của tinh trùng giữa các nhóm.
Các thông số cổ điển sau khi trữ/rã bằng phương pháp cryotop:
Bàn luận:
Cryotop hoạt động như là thiết bị đông lạnh cho phôi và noãn với 99% tỉ lệ sống sau rã và là cơ hội tốt để trữ tinh trùng với thể tích thấp nhất. Mục đích của nghiên cứu này là thêm Taurine vào như là một chất chống oxy hóa để làm tăng tỉ lệ di động trong nhóm (S+T). Tuy nhiên tỉ lệ di động ở nhóm này lại thấp hơn so với nhóm sử dụng môi trường Sperm Freeze. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã trữ lạnh thành công một lượng nhỏ tinh trùng với tốc độ hồi phục nhanh và hiệu quả bằng dụng cụ Cryotop. Hơn nữa, dụng cụ Cryotop thích hợp hơn đối với mẫu nhiễm và ít gây nhiễm hơn so với phương pháp vi giọt, cũng như là các vấn đề về không gian lưu trữ.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rã đông ở nhiệt độ 42oC duy trì được tỉ lệ sống sót và tỉ lệ di động tốt hơn khi rã ở nhiệt độ 37oC, nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng rã ở nhiệt độ cao hơn có tác dụng có lợi cho việc phục hồi quá trình trao đổi chất và ổn định màng của tinh trùng (Malo và cs, 2019).
Kết luận:
Mặc dù cả hai chất bảo quản lạnh (CPA và S+T) đều có thể bảo quản hiệu quả từng tinh trùng riêng lẻ khi sử dụng Cryotop, nhưng CPA và rã đông ở nhiệt độ 42oC cho thấy hiệu quả tốt hơn đối với mẫu tinh trùng có số lượng ít.
Nguồn:
TAHMASEBI, Moloud, et al. Cryopreservation of limited sperm using a combination of sucrose and Taurine, loaded on two different devices, and thawed at two different temperatures. International Journal of Fertility & Sterility, 2024, 18.2: 173.
Sau khi phương pháp trữ lạnh tinh trùng được giới thiệu vào năm 1960, phương pháp này đã trở thành một phần thiết yếu của công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technology - ART). Tuy nhiên, những phương pháp truyền thống vẫn có những thách thức trong các trường hợp trữ số lượng tinh trùng yếu. Dụng cụ lưu mẫu tinh trùng có diện tích bề mặt nhỏ và khả năng phục hồi cao cũng được nghiên cứu, trong đó Cryotop là công cụ mới nhất cho thủy tinh hóa tinh trùng với thể tích thấp nhất.
Giống với phương pháp truyền thống, trữ lạnh giao tử đặt ra những thách thức liên quan đến stress oxi hóa và sự phá hủy thẩm thấu gây ra bởi chất bảo vệ lạnh (Cryoprotectants – CPAs). Taurine (T) như là một chất chống oxy hóa tự nhiên thiết yếu trong cơ thể, có thể được sử dụng để giảm thiểu những tổn thương oxi hóa trong việc bảo quản lạnh tinh trùng.
Ngoài ra một yếu tố quan trọng trong việc duy trì chất lượng và khả năng vận động của tinh trùng trong quá trình trữ lạnh đó là tốc độ rã đông. Rã tinh trùng ở nhiệt độ 42oC có thể làm tăng khả năng di động của tinh trùng.
Mục đích của nghiên cứu này là so sánh ảnh hưởng của Taurine (T) và Sucrose (S) trong bảo quản tinh trùng riêng lẻ bằng cách sử dụng cryotop và đĩa petri rồi rã đông ở nhiệt độ 37oC và 42oC.
Phương pháp:
Trong thí nghiệm này, 17 mẫu tinh dịch bình thường được được xử lý bằng phương pháp Swim up và được phân lập bằng kính hiển vi đảo ngược. Mẫu tinh trùng sẽ được thêm vào giọt môi trường Sucrose với chất chống oxy hóa Taurine (S+T) và chất bảo vệ đông lạnh thương mại “Sperm Freeze” (CPA), sau đó hỗn hợp mẫu sẽ được chuyển vào đĩa Petri và Cryotop. Sau khi đông lạnh nhanh, mẫu trữ được rã ở hai nhiệt độ khác nhau (37oC và 42oC), và đánh giá các thông số cổ điển (tỉ lệ thu hồi, tỉ lệ di động, tỉ lệ sống) và sự phân mảnh DNA của tinh trùng.
Kết quả:
Các thông số cổ điển sau khi trữ/rã bằng phương pháp vi giọt:
Tỉ lệ hồi phục của tinh trùng ở các nhóm là 100%. Tỉ lệ di động tiến tới ở nhóm (S+T)42 là 3,23% không tăng đáng kể so với nhóm (CPA)42 là 1,67%. Ngược lại, nhóm tinh trùng trữ sau khi rã ở nhiệt độ 37oC lại không cho thấy có bất kỳ sự di động nào (0%). Ngoài ra, người ta nhận thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ sống của tinh trùng giữa các nhóm.
Các thông số cổ điển sau khi trữ/rã bằng phương pháp cryotop:
- Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ phục hồi giữa các nhóm: (S+T)37: 99,6%; (S+T)42: 97,52%; (CPA)37: 98,05%; (CPA)42: 96,52%.
- Tỉ lệ di động trong nhóm (CPA)42 là 75,5% tăng không đáng kể so với nhóm (CPA)37 là 60,28%. Trong nhóm (CPA)42 , tỉ lệ di động (75,5%) cao hơn nhiều so với nhóm (S+T)37 và (S+T)42 (P= 0,005).
- Ở nhóm (CPA)42 cho thấy tỉ lệ di động tiến tới là 52,92%, tăng đáng kể so với nhóm (S+T)37 và (S+T)42 lần lượt là 25,83% và 27,69% (P=0,001).
- Tỉ lệ sống của tinh trùng sau rã ở nhóm (CPA)37 và (CPA)42 không cao hơn nhiều so với hai nhóm (S+T)37 và (S+T)42.
- Kết quả phân mảnh DNA tinh trùng gia tăng ở cả 2 nhóm tinh trùng đông lạnh có và không có chất bảo vệ đông lạnh. Không có sự khác biệt về tỷ lệ phân mảnh DNA ở mỗi nhóm nhiệt độ.
Bàn luận:
Cryotop hoạt động như là thiết bị đông lạnh cho phôi và noãn với 99% tỉ lệ sống sau rã và là cơ hội tốt để trữ tinh trùng với thể tích thấp nhất. Mục đích của nghiên cứu này là thêm Taurine vào như là một chất chống oxy hóa để làm tăng tỉ lệ di động trong nhóm (S+T). Tuy nhiên tỉ lệ di động ở nhóm này lại thấp hơn so với nhóm sử dụng môi trường Sperm Freeze. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã trữ lạnh thành công một lượng nhỏ tinh trùng với tốc độ hồi phục nhanh và hiệu quả bằng dụng cụ Cryotop. Hơn nữa, dụng cụ Cryotop thích hợp hơn đối với mẫu nhiễm và ít gây nhiễm hơn so với phương pháp vi giọt, cũng như là các vấn đề về không gian lưu trữ.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rã đông ở nhiệt độ 42oC duy trì được tỉ lệ sống sót và tỉ lệ di động tốt hơn khi rã ở nhiệt độ 37oC, nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng rã ở nhiệt độ cao hơn có tác dụng có lợi cho việc phục hồi quá trình trao đổi chất và ổn định màng của tinh trùng (Malo và cs, 2019).
Kết luận:
Mặc dù cả hai chất bảo quản lạnh (CPA và S+T) đều có thể bảo quản hiệu quả từng tinh trùng riêng lẻ khi sử dụng Cryotop, nhưng CPA và rã đông ở nhiệt độ 42oC cho thấy hiệu quả tốt hơn đối với mẫu tinh trùng có số lượng ít.
Nguồn:
TAHMASEBI, Moloud, et al. Cryopreservation of limited sperm using a combination of sucrose and Taurine, loaded on two different devices, and thawed at two different temperatures. International Journal of Fertility & Sterility, 2024, 18.2: 173.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của nuôi cấy đơn và nuôi cấy nhóm lên quá trình phát triển phôi nang và kết quả lâm sàng - Ngày đăng: 30-07-2024
Phân tích thử nghiệm toàn bộ bản sao của tinh trùng người bảo quản lạnh - Ngày đăng: 30-07-2024
Những yếu tố di truyền liên quan đến sự ngừng trưởng thành noãn: một nguyên nhân quan trọng cho sự thất bại IVF/ICSI nhiều lần - Ngày đăng: 29-07-2024
OXO-001 thuốc mới đầy triển vọng giúp cải thiện tỉ lệ làm tổ ở phụ nữ vô sinh thực hiện phương pháp IVF/ICSI: Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên pha II - Ngày đăng: 29-07-2024
Sự bất thường hình thái noãn trưởng thành có thể liên quan đến nồng độ progesterone, hàm lượng DNA ty thể và sức sống các tế bào hạt hoàng thể - Ngày đăng: 25-07-2024
Phân tích gene cho thấy vai trò của tình trạng viêm, co thắt cơ tử cung bất thường và hệ thống mạch máu đến thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 25-07-2024
Tác động của các thông số tinh dịch đồ lên kết quả ICSI và mang thai trong chu kỳ xin noãn thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 23-07-2024
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn thay đổi điều gì lên sự phát triển của phôi? Sự đóng góp của tinh trùng - Ngày đăng: 23-07-2024
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mù đôi nghiên cứu thuật toán time-lapse để chọn phôi nang ngày 5 để chuyển - Ngày đăng: 23-07-2024
Đánh giá sự hiện diện của tế bào miễn dịch trong dịch tử cung tại thời điểm chuyển phôi - Ngày đăng: 23-07-2024
Ảnh hưởng của việc chuyển một phôi chất lượng kém cùng với một phôi chất lượng tốt đến kết cục thai kì - Ngày đăng: 23-07-2024
Chỉ số hCG trong giai đoạn thai sớm sau IVF dự đoán kết cục thai kỳ - Ngày đăng: 23-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK