Tin tức
on Wednesday 30-06-2021 2:30pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trương Văn Hải
IVFBMT - Bệnh viện đại học y dược Buôn Ma Thuột
Hội chứng buồng chứng đa nang (PCOS) là rối loạn nội tiết phổ biến nhất ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một số bệnh nhân PCOS có đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng, phát triển một lượng lớn các nang noãn vượt trội, và có nguy cơ gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Trái lại, một số bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng (KTBT), biểu hiện qua không có hoặc có ít (<3) nang trội, thêm vào đó nồng độ estrogen huyết thanh thấp, mặc dù đã sử dụng liều gonadotropin cao (≥450 IU/ngày). Các chu kì điều trị IVF cho nhóm bệnh nhân này đa số đều phải dừng lại sớm. Trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) là một lựa chọn khả thi cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, quy trình IVM còn nhiều hạn chế và các mối quan tâm lâm sàng khác nhau, bao gồm tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai và trẻ sinh sống thấp hơn cũng như tỷ lệ phôi dị bội và sẩy thai cao hơn. Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn cải thiện hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân PCOS đáp ứng kém với kích thích buồng trứng bằng phương pháp đốt điểm buồng trứng qua ngả âm đạo (TVOD) và thực hiện kích thích buồng trứng từ ngày thứ 2 sau đốt điểm trong cùng một chu kì điều trị. Ngoài ra, để hiểu cơ chế tác dụng của TVOD đối với việc tăng cường đáp ứng của buồng trứng, nhóm tác giả còn nghiên cứu nồng độ nội tiết tố trong huyết thanh trong thời gian kích thích buồng trứng trong ba nhóm bệnh nhân PCOS đáp ứng với kích thích buồng trứng (bao gồm đáp ứng kém, đáp ứng nhiều và đáp ứng bình thường).
Nghiên cứu được tiến hành từ 1/2017 đến 1/2019, gồm 3 nhóm: (i) 7 bệnh nhân PCOS có đáp ứng kém với KTBT, độ tuổi từ 24-38, với tiêu chí là đáp ứng kém lặp lại trong ít nhất 2 chu kỳ IVF trước đó (không có hoặc ít nang trội phát triển sau hai tuần kích thích dần dần với liều gonadotrophin lên đến 450 IU, ít nhất trong 7 ngày). Trước đó, 7 bệnh nhân này đã trải qua 16 chu kì IVF nhưng phải dừng lại do đáp ứng kém. (ii) 14 bệnh nhân đáp ứng nhiều (> 15 nang trội phát triển trong vòng hai tuần sau khi được KTBT, với mức E2> 4200 pg/ml vào ngày khởi động trưởng thành noãn; (iii) 14 bệnh nhân đáp ứng ở mức bình thường (5–15 nang trội phát triển trong vòng hai tuần sau khi được KTBT, với mức E2 <4200 pg/ml vào ngày khởi động trưởng thành noãn). Kỹ thuật thụ tinh có thể là IVF hoặc ICSI.
Các kết quả của nghiên cứu như sau:
- Đặc điểm nền giữa các nhóm bệnh nhân: không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về độ tuổi, nồng độ FSH, LH, estradiol, progesterone và PRL trong huyết thanh. Tuy nhiên, chỉ số BMI và testosterone trước khi điều trị ở nhóm đáp ứng kém cao hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại. BMI lần lượt nhóm (i), (ii), (iii) là 29,07 ± 2,15 kg/m2; 22,33 ± 3,39 kg/m2 và 23,47 ± 3,76 kg/m2, P <0,01. Testosterone lần lượt nhóm (i), (ii), (iii) là 1,02 ± 0,30 ng/ml; 0,69 ± 0,30 ng/ml và 0,57 ± 0,21 ng/ml, P <0,05. Mức AMH cơ bản ở cả nhóm đáp ứng kém và đáp ứng cao đều cao hơn ở nhóm đáp ứng bình thường (lần lượt là 10,94 ± 3,80 ng/ml và 7,50 ± 4,92 ng/ml so với 2,33 ± 2,08 ng/ml, P <0,01.
- Sau khi điều trị: tất cả 7 bệnh nhân trong nhóm đáp ứng kém được thực hiện TVOD không có bất kỳ biến chứng nào, trong chu kỳ kích thích tiếp theo, họ đều có đáp ứng buồng trứng bình thường. Thời gian KTBT trung bình là 8,00 ± 1,73 ngày với tổng liều gonadotrophin là 2592,86 ± 430,53 IU, tương tự như ở hai nhóm còn lại.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phát triển phôi, tỷ lệ phôi làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sảy thai giữa ba nhóm. Ngoài ra, độ dày nội mạc tử cung và tỷ lệ hình thái nội mạc tử cung loại A vào ngày bắt đầu không có sự khác biệt đáng kể giữa ba nhóm. Không có bệnh nhân đáp ứng kém nào bị OHSS nghiêm trọng.
- Các kết quả nội tiết của nhóm đáp ứng kém đều cao hơn so với nhóm đáp ứng cao và đáp ứng bình thường: AMH ở nhóm (i) 213,23 ± 85,67 ng/ml; nhóm (ii) 12,34 ± 4,08 ng/ml và nhóm (iii) 13,80 ± 6,77 ng/ml. Testosterone ở nhóm (i) 9,79 ± 4,08 ng/ml; nhóm (ii) 6,24 ± 2,62 ng/ml và nhóm (iii) 4,27 ± 2,54 ng/ml.
- Sau TVOD, những thay đổi của nồng độ nội tiết tố ở những bệnh nhân đáp ứng kém tương tự như ở những nhóm khác. Ví dụ, mức AMH đã giảm đáng kể, trong khi mức testosterone và estradiol tăng dần, mức PRL không có thay đổi đáng kể.
Như vậy, phác đồ TVOD và KTBT ngay sau đó trong cùng chu kì có thể cải thiện đáp ứng của buồng trứng đối với những bệnh nhân PCOS đáp ứng kém, đây là một chiến lược thiết thực cho những bệnh nhân này trong quá trình điều trị IVF.
Nguồn tài liệu tham khảo: Xu, B., Zhou, M., Cheng, M., Zhang, 2020. Transvaginal ovarian drilling followed by controlled ovarian stimulation from the next day improves ovarian response for the poor responders with polycystic ovary syndrome during IVF treatment: a pilot study. Reprod Biol Endocrinol 18, 7. https://doi.org/10.1186/s12958-019-0559-7.
IVFBMT - Bệnh viện đại học y dược Buôn Ma Thuột
Hội chứng buồng chứng đa nang (PCOS) là rối loạn nội tiết phổ biến nhất ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một số bệnh nhân PCOS có đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng, phát triển một lượng lớn các nang noãn vượt trội, và có nguy cơ gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Trái lại, một số bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng (KTBT), biểu hiện qua không có hoặc có ít (<3) nang trội, thêm vào đó nồng độ estrogen huyết thanh thấp, mặc dù đã sử dụng liều gonadotropin cao (≥450 IU/ngày). Các chu kì điều trị IVF cho nhóm bệnh nhân này đa số đều phải dừng lại sớm. Trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM) là một lựa chọn khả thi cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, quy trình IVM còn nhiều hạn chế và các mối quan tâm lâm sàng khác nhau, bao gồm tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai và trẻ sinh sống thấp hơn cũng như tỷ lệ phôi dị bội và sẩy thai cao hơn. Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn cải thiện hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân PCOS đáp ứng kém với kích thích buồng trứng bằng phương pháp đốt điểm buồng trứng qua ngả âm đạo (TVOD) và thực hiện kích thích buồng trứng từ ngày thứ 2 sau đốt điểm trong cùng một chu kì điều trị. Ngoài ra, để hiểu cơ chế tác dụng của TVOD đối với việc tăng cường đáp ứng của buồng trứng, nhóm tác giả còn nghiên cứu nồng độ nội tiết tố trong huyết thanh trong thời gian kích thích buồng trứng trong ba nhóm bệnh nhân PCOS đáp ứng với kích thích buồng trứng (bao gồm đáp ứng kém, đáp ứng nhiều và đáp ứng bình thường).
Nghiên cứu được tiến hành từ 1/2017 đến 1/2019, gồm 3 nhóm: (i) 7 bệnh nhân PCOS có đáp ứng kém với KTBT, độ tuổi từ 24-38, với tiêu chí là đáp ứng kém lặp lại trong ít nhất 2 chu kỳ IVF trước đó (không có hoặc ít nang trội phát triển sau hai tuần kích thích dần dần với liều gonadotrophin lên đến 450 IU, ít nhất trong 7 ngày). Trước đó, 7 bệnh nhân này đã trải qua 16 chu kì IVF nhưng phải dừng lại do đáp ứng kém. (ii) 14 bệnh nhân đáp ứng nhiều (> 15 nang trội phát triển trong vòng hai tuần sau khi được KTBT, với mức E2> 4200 pg/ml vào ngày khởi động trưởng thành noãn; (iii) 14 bệnh nhân đáp ứng ở mức bình thường (5–15 nang trội phát triển trong vòng hai tuần sau khi được KTBT, với mức E2 <4200 pg/ml vào ngày khởi động trưởng thành noãn). Kỹ thuật thụ tinh có thể là IVF hoặc ICSI.
Các kết quả của nghiên cứu như sau:
- Đặc điểm nền giữa các nhóm bệnh nhân: không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về độ tuổi, nồng độ FSH, LH, estradiol, progesterone và PRL trong huyết thanh. Tuy nhiên, chỉ số BMI và testosterone trước khi điều trị ở nhóm đáp ứng kém cao hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại. BMI lần lượt nhóm (i), (ii), (iii) là 29,07 ± 2,15 kg/m2; 22,33 ± 3,39 kg/m2 và 23,47 ± 3,76 kg/m2, P <0,01. Testosterone lần lượt nhóm (i), (ii), (iii) là 1,02 ± 0,30 ng/ml; 0,69 ± 0,30 ng/ml và 0,57 ± 0,21 ng/ml, P <0,05. Mức AMH cơ bản ở cả nhóm đáp ứng kém và đáp ứng cao đều cao hơn ở nhóm đáp ứng bình thường (lần lượt là 10,94 ± 3,80 ng/ml và 7,50 ± 4,92 ng/ml so với 2,33 ± 2,08 ng/ml, P <0,01.
- Sau khi điều trị: tất cả 7 bệnh nhân trong nhóm đáp ứng kém được thực hiện TVOD không có bất kỳ biến chứng nào, trong chu kỳ kích thích tiếp theo, họ đều có đáp ứng buồng trứng bình thường. Thời gian KTBT trung bình là 8,00 ± 1,73 ngày với tổng liều gonadotrophin là 2592,86 ± 430,53 IU, tương tự như ở hai nhóm còn lại.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phát triển phôi, tỷ lệ phôi làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sảy thai giữa ba nhóm. Ngoài ra, độ dày nội mạc tử cung và tỷ lệ hình thái nội mạc tử cung loại A vào ngày bắt đầu không có sự khác biệt đáng kể giữa ba nhóm. Không có bệnh nhân đáp ứng kém nào bị OHSS nghiêm trọng.
- Các kết quả nội tiết của nhóm đáp ứng kém đều cao hơn so với nhóm đáp ứng cao và đáp ứng bình thường: AMH ở nhóm (i) 213,23 ± 85,67 ng/ml; nhóm (ii) 12,34 ± 4,08 ng/ml và nhóm (iii) 13,80 ± 6,77 ng/ml. Testosterone ở nhóm (i) 9,79 ± 4,08 ng/ml; nhóm (ii) 6,24 ± 2,62 ng/ml và nhóm (iii) 4,27 ± 2,54 ng/ml.
- Sau TVOD, những thay đổi của nồng độ nội tiết tố ở những bệnh nhân đáp ứng kém tương tự như ở những nhóm khác. Ví dụ, mức AMH đã giảm đáng kể, trong khi mức testosterone và estradiol tăng dần, mức PRL không có thay đổi đáng kể.
Như vậy, phác đồ TVOD và KTBT ngay sau đó trong cùng chu kì có thể cải thiện đáp ứng của buồng trứng đối với những bệnh nhân PCOS đáp ứng kém, đây là một chiến lược thiết thực cho những bệnh nhân này trong quá trình điều trị IVF.
Nguồn tài liệu tham khảo: Xu, B., Zhou, M., Cheng, M., Zhang, 2020. Transvaginal ovarian drilling followed by controlled ovarian stimulation from the next day improves ovarian response for the poor responders with polycystic ovary syndrome during IVF treatment: a pilot study. Reprod Biol Endocrinol 18, 7. https://doi.org/10.1186/s12958-019-0559-7.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mổ lấy thai và nguy cơ tổn thương ống dẫn trứng sau đó ở phụ nữ hiếm muộn - Ngày đăng: 30-06-2021
Vai trò của một số chỉ số huyết học trong việc dự đoán thành công của các chu kì thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 30-06-2021
Lựa chọn tinh trùng dựa trên quá trình xâm nhập – lắng đọng và không cần ly tâm: Phương pháp mới giúp đảm bảo chức năng và tính toàn vẹn của DNA tinh trùng - Ngày đăng: 27-06-2021
Suy giảm quá trình sinh tinh ở bệnh nhân COVID-19 - Ngày đăng: 26-06-2021
Đặc điểm phôi và các kết quả lâm sàng của noãn có màng zona pellucida không đồng nhất: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 26-06-2021
Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của đám lưới nội chất trơn đối với kết quả sinh sản - Ngày đăng: 26-06-2021
Sơ lược về phôi khảm và kết quả chuyển phôi khảm trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 24-06-2021
Sự hài lòng và gắn bó của bệnh nhân với trung tâm điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 24-06-2021
Chu kỳ FET dựa trên chu kỳ phóng noãn có thể đạt được tỷ lệ thai cao hơn trong dân số chung và ở phụ nữ không phóng noãn - Ngày đăng: 22-06-2021
Hiệu quả của việc phân tách phôi IVF tiền làm tổ trong ART - Ngày đăng: 22-06-2021
Chuyển phôi nang đông lạnh bằng thủy tinh hóa ngày 5 so với ngày 6 trong chu kỳ xin noãn - Ngày đăng: 22-06-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK