Tin tức
on Tuesday 22-06-2021 10:45pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Ngày nay, việc lựa chọn phôi tốt nhất để chuyển trong chu kỳ chuyển đơn phôi (elective single embryo transfer - e-SET) là một quyết định quan trọng trong nỗ lực giảm tỷ lệ đa thai, đồng thời duy trì tỷ lệ trẻ sinh sống (Live birth rate - LBR). Những cải tiến trong môi trường nuôi cấy và những phương pháp thủy tinh hóa cho phép chuyển phôi giai đoạn phôi nang nhằm chọn lọc tốt hơn các phôi có thể tiếp tục phát triển sau khi chuyển. Những tranh luận về ảnh hưởng của chuyển phôi nang ngày 5 so với ngày 6 đối với kết quả thụ tinh trong ống nghiệm đã là trọng tâm của một số nghiên cứu trong suốt thập kỷ qua, nhưng chưa có kết luận cuối cùng. Trong khi hầu hết các nghiên cứu về chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy lợi thế của phôi chuyển vào ngày 5 so với ngày 6, các nghiên cứu trên phôi đông lạnh cho thấy kết quả trái ngược nhau. Việc ưu tiên chuyển phôi ngày 5 trong các chu kỳ chuyển phôi tươi có thể được giải thích bởi sự không đồng bộ của nội mạc tử cung hoặc chất lượng phôi. Trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfers - FET), yếu tố nội mạc tử cung là nguyên nhân được cho là đã bị loại trừ. Một phân tích tổng hợp từ năm 2010 đã chứng minh rằng phôi ngày 6 có cùng chất lượng khi đông lạnh với phôi đông lạnh ngày 5, có tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate - CPR) và tỷ lệ trẻ sinh sống tương tự nhau. Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy rằng chuyển phôi ngày 5 có tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn so với phôi ngày 6 trong cả chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh, bất kể chất lượng phôi, phù hợp với các nghiên cứu hồi cứu trước đó. Nhưng hạn chế của những nghiên cứu này là không đồng nhất về bệnh nhân, phác đồ và phương pháp đông lạnh. Do đó, GM Yerushalmi và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu này với mục đích so sánh tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống giữa chuyển phôi nang đông lạnh bằng thủy tinh hóa ngày 5 và phôi nang đông lạnh bằng thuỷ tinh hoá ngày 6 trong chu kỳ xin noãn. Để kiểm soát nhiều yếu tố gây nhiễu nhất có thể, nghiên cứu đã phân tích chu kỳ FET của các chu kỳ chỉ có phôi nang, đến từ một trung tâm hiến noãn duy nhất.
Nghiên cứu đã phân tích tổng cộng 1.840 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, bao gồm 1.180 chu kỳ chuyển phôi nang ngày 5 và 660 chu kỳ chuyển phôi nang ngày 6.
Kết quả cho thấy CPR chung là 29,18% với LBR là 22,75% và tỷ lệ sẩy thai là 9,12%. FET của phôi ngày 5 so với FET của phôi ngày 6 có tuổi người cho, tuổi người nhận, chất lượng tinh trùng và số lượng noãn trung bình nhận được trên mỗi bệnh nhân tương tự nhau. Sự khác biệt đáng kể được ghi nhận trong tỷ lệ thụ tinh (85,12% so với 83,62%, P = 0,007) và tỷ lệ phôi phân chia (83,79% so với 81,83%, P = 0,0008) giữa FET ngày 5 và ngày 6. Bên cạnh đó, những chu kỳ chuyển phôi ngày 5 có sự phát triển phôi tốt hơn và CPR cao hơn đáng kể (34,24% so với 20,15%, P < 0,0001), LBR cao hơn (26,89% so với 14,77%, P < 0,0001), ít chu kỳ hơn để đạt LBR (1,83 ± 0,08 so với 2,39 ± 0,18, P = 0,003) và thời gian ngắn hơn để đạt LBR (76,32 ± 8,7 so với 123,24 ± 19,1 ngày, P = 0,01) so với chuyển phôi ngày 6. Ngoài ra, chuyển phôi ngày 5 là một yếu tố độc lập đối với CPR (OR 1,91; KTC 95% 1,43–2,54, P <0,001) và LBR (OR 2,26; KTC 95% 1,19–4,28, P = 0,01), không phụ thuộc vào chất lượng phôi so với chuyển phôi ngày 6.
Nghiên cứu cho thấy rằng chuyển phôi nang ngày 5 dẫn đến kết quả lâm sàng tốt hơn đáng kể so với chuyển phôi nang ngày 6 trong chu kỳ xin noãn và chỉ có phôi nang. Các chu kỳ chuyển phôi nang ngày 5 cho thấy sự phát triển phôi tốt hơn, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn và thời gian để có kết quả trẻ sinh sống ngắn hơn, bất kể chất lượng phôi so với chuyển phôi nang ngày 6. Kết quả của nghiên cứu có thể giúp lựa chọn phôi tốt hơn trong e-SET và có thể giúp rút ngắn thời gian để đạt được thai kỳ.
Tài liệu tham khảo: G. M. Yerushalmi, T. Shavit, S. Avraham và cộng sự. Day 5 vitrifed blastocyst transfer versus day 6 vitrifed blastocyst transfer in oocyte donation program. Scientific Reports . 2021.
Ngày nay, việc lựa chọn phôi tốt nhất để chuyển trong chu kỳ chuyển đơn phôi (elective single embryo transfer - e-SET) là một quyết định quan trọng trong nỗ lực giảm tỷ lệ đa thai, đồng thời duy trì tỷ lệ trẻ sinh sống (Live birth rate - LBR). Những cải tiến trong môi trường nuôi cấy và những phương pháp thủy tinh hóa cho phép chuyển phôi giai đoạn phôi nang nhằm chọn lọc tốt hơn các phôi có thể tiếp tục phát triển sau khi chuyển. Những tranh luận về ảnh hưởng của chuyển phôi nang ngày 5 so với ngày 6 đối với kết quả thụ tinh trong ống nghiệm đã là trọng tâm của một số nghiên cứu trong suốt thập kỷ qua, nhưng chưa có kết luận cuối cùng. Trong khi hầu hết các nghiên cứu về chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy lợi thế của phôi chuyển vào ngày 5 so với ngày 6, các nghiên cứu trên phôi đông lạnh cho thấy kết quả trái ngược nhau. Việc ưu tiên chuyển phôi ngày 5 trong các chu kỳ chuyển phôi tươi có thể được giải thích bởi sự không đồng bộ của nội mạc tử cung hoặc chất lượng phôi. Trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfers - FET), yếu tố nội mạc tử cung là nguyên nhân được cho là đã bị loại trừ. Một phân tích tổng hợp từ năm 2010 đã chứng minh rằng phôi ngày 6 có cùng chất lượng khi đông lạnh với phôi đông lạnh ngày 5, có tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate - CPR) và tỷ lệ trẻ sinh sống tương tự nhau. Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy rằng chuyển phôi ngày 5 có tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn so với phôi ngày 6 trong cả chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh, bất kể chất lượng phôi, phù hợp với các nghiên cứu hồi cứu trước đó. Nhưng hạn chế của những nghiên cứu này là không đồng nhất về bệnh nhân, phác đồ và phương pháp đông lạnh. Do đó, GM Yerushalmi và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu này với mục đích so sánh tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống giữa chuyển phôi nang đông lạnh bằng thủy tinh hóa ngày 5 và phôi nang đông lạnh bằng thuỷ tinh hoá ngày 6 trong chu kỳ xin noãn. Để kiểm soát nhiều yếu tố gây nhiễu nhất có thể, nghiên cứu đã phân tích chu kỳ FET của các chu kỳ chỉ có phôi nang, đến từ một trung tâm hiến noãn duy nhất.
Nghiên cứu đã phân tích tổng cộng 1.840 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, bao gồm 1.180 chu kỳ chuyển phôi nang ngày 5 và 660 chu kỳ chuyển phôi nang ngày 6.
Kết quả cho thấy CPR chung là 29,18% với LBR là 22,75% và tỷ lệ sẩy thai là 9,12%. FET của phôi ngày 5 so với FET của phôi ngày 6 có tuổi người cho, tuổi người nhận, chất lượng tinh trùng và số lượng noãn trung bình nhận được trên mỗi bệnh nhân tương tự nhau. Sự khác biệt đáng kể được ghi nhận trong tỷ lệ thụ tinh (85,12% so với 83,62%, P = 0,007) và tỷ lệ phôi phân chia (83,79% so với 81,83%, P = 0,0008) giữa FET ngày 5 và ngày 6. Bên cạnh đó, những chu kỳ chuyển phôi ngày 5 có sự phát triển phôi tốt hơn và CPR cao hơn đáng kể (34,24% so với 20,15%, P < 0,0001), LBR cao hơn (26,89% so với 14,77%, P < 0,0001), ít chu kỳ hơn để đạt LBR (1,83 ± 0,08 so với 2,39 ± 0,18, P = 0,003) và thời gian ngắn hơn để đạt LBR (76,32 ± 8,7 so với 123,24 ± 19,1 ngày, P = 0,01) so với chuyển phôi ngày 6. Ngoài ra, chuyển phôi ngày 5 là một yếu tố độc lập đối với CPR (OR 1,91; KTC 95% 1,43–2,54, P <0,001) và LBR (OR 2,26; KTC 95% 1,19–4,28, P = 0,01), không phụ thuộc vào chất lượng phôi so với chuyển phôi ngày 6.
Nghiên cứu cho thấy rằng chuyển phôi nang ngày 5 dẫn đến kết quả lâm sàng tốt hơn đáng kể so với chuyển phôi nang ngày 6 trong chu kỳ xin noãn và chỉ có phôi nang. Các chu kỳ chuyển phôi nang ngày 5 cho thấy sự phát triển phôi tốt hơn, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn và thời gian để có kết quả trẻ sinh sống ngắn hơn, bất kể chất lượng phôi so với chuyển phôi nang ngày 6. Kết quả của nghiên cứu có thể giúp lựa chọn phôi tốt hơn trong e-SET và có thể giúp rút ngắn thời gian để đạt được thai kỳ.
Tài liệu tham khảo: G. M. Yerushalmi, T. Shavit, S. Avraham và cộng sự. Day 5 vitrifed blastocyst transfer versus day 6 vitrifed blastocyst transfer in oocyte donation program. Scientific Reports . 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của chất lượng phôi ngày 3 và ngày 5/6 đến kết quả lâm sàng trong các chu kỳ chuyển đơn phôi rã đông sau thuỷ tinh hoá - Ngày đăng: 22-06-2021
Thai lâm sàng sau khi loại bỏ phân mảnh phôi trước khi chuyển phôi tươi giai đoạn phôi phân chia. - Ngày đăng: 20-06-2021
Đo mức độ phân mảnh DNA tinh trùng trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 20-06-2021
Tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử vào ban đêm có liên quan đến sự suy giảm chất lượng tinh trùng và chất lượng giấc ngủ - Ngày đăng: 18-06-2021
Tác động của thời gian từ lúc chọc hút noãn đến khi ICSI lên sự phát triển của phôi và kết quả điều trị: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-06-2021
Lấy mẫu tinh dịch tại nhà không ảnh hưởng đến kết quả điều trị IVF/ ICSI - Ngày đăng: 18-06-2021
Tỷ lệ thu nhận tinh trùng và kết quả lâm sàng ở các nhóm bệnh nhân vô sinh nam do nhiều nguyên nhân khác nhau điều trị micro-TESE-ICSI - Ngày đăng: 16-06-2021
Béo phì loại 3 và loại 4 có tác động như thế nào đến kết quả điều trị IVF? - Ngày đăng: 17-06-2021
Tác động của các đại thực bào trong tinh dịch lên chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 17-06-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK