Tin tức
on Tuesday 22-06-2021 10:44pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Ngày nay, công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology - ART) đã giúp mang lại cơ hội có con của chính mình cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn và hơn bảy triệu trẻ sơ sinh đã được sinh ra nhờ ART trên khắp thế giới. Chuyển nhiều phôi là lựa chọn được ưu tiên trong những năm đầu của điều trị ART lâm sàng. Mặc dù lựa chọn này mang lại sự cải thiện về tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống nhưng việc chuyển nhiều phôi cũng dẫn đến tăng nguy cơ đa thai, và đây là biến chứng phổ biến nhất liên quan đến ART. Đa thai có liên quan đáng kể đến việc gia tăng các kết quả bất lợi về sức khỏe cho cả mẹ và trẻ sơ sinh, bao gồm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, tiền sản giật, tăng huyết áp do thai nghén và đái tháo đường, sinh non, nhẹ cân và hạn chế tăng trưởng trong tử cung. Với sự cải tiến của các công nghệ trong lâm sàng và phòng lab, mục tiêu cuối cùng của ART đã thay đổi từ mang thai thành công sang thành có được một trẻ sơ sinh khỏe mạnh được sinh ra đủ tháng. Vì vậy, chuyển đơn phôi (single embryo transfer -SET) đã được thực hiện như một cách đơn giản nhất để hạn chế đa thai và đang ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí được bắt buộc ở nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, sự cải tiến của kỹ thuật nuôi cấy phôi và việc sử dụng rộng rãi phương pháp thủy tinh hóa đã làm tăng đáng kể tỷ lệ chuyển phôi nang rã đông sau thủy tinh hóa trong các phương pháp điều trị lâm sàng. Những nghiên cứu hiện nay đã báo cáo rằng việc chuyển phôi nang rã đông sau thủy tinh hóa làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống và ảnh hưởng đáng kể đến trọng lượng trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại đã không xem xét ảnh hưởng của chất lượng phôi đến những kết quả này. Chất lượng phôi, dựa trên các thông số hình thái, là yếu tố dự đoán chính cho sự thành công của quá trình làm tổ. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng chất lượng phôi tốt có liên quan chặt chẽ đến việc tăng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Ebner và cộng sự cho thấy tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao hơn đáng kể trong số các thai được thụ thai sau khi chuyển phôi chất lượng kém. Liệu sự khác biệt đáng kể về kết quả thai lâm sàng và kết quả sơ sinh giữa chuyển phôi nang và chuyển phôi giai đoạn phân chia có liên quan đến chất lượng phôi hay không? Và liệu kết quả lâm sàng sau chuyển phôi nang chất lượng kém có cao hơn kết quả sau chuyển phôi giai đoạn phân chia chất lượng tốt không? Hiện nay, không có nghiên cứu nào báo cáo về vấn đề này. Do đó, Ningling Wang và cộng sự (2021) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ trẻ sinh sống và kết quả sơ sinh sau khi chuyển đơn phôi nang rã đông sau thủy tinh hóa so với chuyển đơn phôi giai đoạn phân chia rã đông sau thủy tinh hóa ở các chất lượng phôi khác nhau.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 6.077 chu kỳ chuyển đơn phôi rã đông sau thuỷ tinh hoá được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2018. Nghiên cứu tiến hành so sánh 6 nhóm theo giai đoạn phát triển của phôi và chất lượng phôi bao gồm: (1) đơn phôi chất lượng tốt ngày 3, (2) đơn phôi chất lượng kém ngày 3, (3) đơn phôi chất lượng tốt ngày 5, (4) đơn phôi chất lượng kém ngày 5, (5) đơn phôi chất lượng tốt ngày 6 và (6) đơn phôi chất lượng kém ngày 6.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn đáng kể ở các chu kỳ chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 5 (48,65%), chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 5 (47,50%) và chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 6 (36,93%) so với chu kỳ chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3 (24,80%). Sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn, tỷ lệ trẻ sinh sống tăng 161% sau khi chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 5, tăng 152% tỷ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 5, tăng 60% tỷ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 6 so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3. Ngoài ra, kết quả thai lâm sàng được ghi nhận cũng có kết quả tương tự. Bên cạnh đó, các chu kỳ chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 6 và chu kỳ chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3 không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (36,03% so với 31,86%) và tỷ lệ trẻ sinh sống (28,09% so với 24,80%). Ngoài ra, trọng lượng trẻ sơ sinh cao hơn đáng kể khi chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 5 (3395,53g) và ngày 6 (3355,79g) so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3 (3286,99g). Sau khi kiểm soát các yếu tố khác, kết quả thu được tương tự, cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa của trọng lượng trẻ sơ sinh với giai đoạn phát triển của phôi và chất lượng phôi (phôi chất lượng tốt ngày 5 so với phôi chất lượng tốt ngày 3, P = 0,002; phôi chất lượng tốt ngày 6 so với phôi chất lượng tốt ngày 3, P = 0,041). Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa trọng lượng trẻ sơ sinh khi chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 5, 6 so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3.
Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ trẻ sinh sống và trọng lượng trẻ sơ sinh sau khi chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 5 và ngày 6 so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3 trong các chu kỳ chuyển phôi rã đông sau thủy tinh hóa. Bên cạnh đó, không có sự khác biệt đáng kể về trọng lượng sơ sinh giữa chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 5 hoặc ngày 6 so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng phôi cần được xem xét đầy đủ khi đánh giá kết quả lâm sàng khi chuyển phôi nang so với chuyển phôi phân chia. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu tiến cứu để xác minh những phát hiện này.
Tài liệu tham khảo: Ningling Wang, Xinxi Zhao, Meng Ma và cộng sự. Effect of Day 3 and Day 5/6 Embryo Quality on the Reproductive Outcomes in the Single Vitrified Embryo Transfer Cycles. Frontiers in Endocrinology. 2021.
Ngày nay, công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology - ART) đã giúp mang lại cơ hội có con của chính mình cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn và hơn bảy triệu trẻ sơ sinh đã được sinh ra nhờ ART trên khắp thế giới. Chuyển nhiều phôi là lựa chọn được ưu tiên trong những năm đầu của điều trị ART lâm sàng. Mặc dù lựa chọn này mang lại sự cải thiện về tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống nhưng việc chuyển nhiều phôi cũng dẫn đến tăng nguy cơ đa thai, và đây là biến chứng phổ biến nhất liên quan đến ART. Đa thai có liên quan đáng kể đến việc gia tăng các kết quả bất lợi về sức khỏe cho cả mẹ và trẻ sơ sinh, bao gồm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, tiền sản giật, tăng huyết áp do thai nghén và đái tháo đường, sinh non, nhẹ cân và hạn chế tăng trưởng trong tử cung. Với sự cải tiến của các công nghệ trong lâm sàng và phòng lab, mục tiêu cuối cùng của ART đã thay đổi từ mang thai thành công sang thành có được một trẻ sơ sinh khỏe mạnh được sinh ra đủ tháng. Vì vậy, chuyển đơn phôi (single embryo transfer -SET) đã được thực hiện như một cách đơn giản nhất để hạn chế đa thai và đang ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí được bắt buộc ở nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, sự cải tiến của kỹ thuật nuôi cấy phôi và việc sử dụng rộng rãi phương pháp thủy tinh hóa đã làm tăng đáng kể tỷ lệ chuyển phôi nang rã đông sau thủy tinh hóa trong các phương pháp điều trị lâm sàng. Những nghiên cứu hiện nay đã báo cáo rằng việc chuyển phôi nang rã đông sau thủy tinh hóa làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống và ảnh hưởng đáng kể đến trọng lượng trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại đã không xem xét ảnh hưởng của chất lượng phôi đến những kết quả này. Chất lượng phôi, dựa trên các thông số hình thái, là yếu tố dự đoán chính cho sự thành công của quá trình làm tổ. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng chất lượng phôi tốt có liên quan chặt chẽ đến việc tăng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Ebner và cộng sự cho thấy tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao hơn đáng kể trong số các thai được thụ thai sau khi chuyển phôi chất lượng kém. Liệu sự khác biệt đáng kể về kết quả thai lâm sàng và kết quả sơ sinh giữa chuyển phôi nang và chuyển phôi giai đoạn phân chia có liên quan đến chất lượng phôi hay không? Và liệu kết quả lâm sàng sau chuyển phôi nang chất lượng kém có cao hơn kết quả sau chuyển phôi giai đoạn phân chia chất lượng tốt không? Hiện nay, không có nghiên cứu nào báo cáo về vấn đề này. Do đó, Ningling Wang và cộng sự (2021) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ trẻ sinh sống và kết quả sơ sinh sau khi chuyển đơn phôi nang rã đông sau thủy tinh hóa so với chuyển đơn phôi giai đoạn phân chia rã đông sau thủy tinh hóa ở các chất lượng phôi khác nhau.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 6.077 chu kỳ chuyển đơn phôi rã đông sau thuỷ tinh hoá được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2018. Nghiên cứu tiến hành so sánh 6 nhóm theo giai đoạn phát triển của phôi và chất lượng phôi bao gồm: (1) đơn phôi chất lượng tốt ngày 3, (2) đơn phôi chất lượng kém ngày 3, (3) đơn phôi chất lượng tốt ngày 5, (4) đơn phôi chất lượng kém ngày 5, (5) đơn phôi chất lượng tốt ngày 6 và (6) đơn phôi chất lượng kém ngày 6.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn đáng kể ở các chu kỳ chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 5 (48,65%), chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 5 (47,50%) và chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 6 (36,93%) so với chu kỳ chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3 (24,80%). Sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn, tỷ lệ trẻ sinh sống tăng 161% sau khi chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 5, tăng 152% tỷ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 5, tăng 60% tỷ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 6 so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3. Ngoài ra, kết quả thai lâm sàng được ghi nhận cũng có kết quả tương tự. Bên cạnh đó, các chu kỳ chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 6 và chu kỳ chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3 không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (36,03% so với 31,86%) và tỷ lệ trẻ sinh sống (28,09% so với 24,80%). Ngoài ra, trọng lượng trẻ sơ sinh cao hơn đáng kể khi chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 5 (3395,53g) và ngày 6 (3355,79g) so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3 (3286,99g). Sau khi kiểm soát các yếu tố khác, kết quả thu được tương tự, cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa của trọng lượng trẻ sơ sinh với giai đoạn phát triển của phôi và chất lượng phôi (phôi chất lượng tốt ngày 5 so với phôi chất lượng tốt ngày 3, P = 0,002; phôi chất lượng tốt ngày 6 so với phôi chất lượng tốt ngày 3, P = 0,041). Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa trọng lượng trẻ sơ sinh khi chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 5, 6 so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3.
Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ trẻ sinh sống và trọng lượng trẻ sơ sinh sau khi chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 5 và ngày 6 so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3 trong các chu kỳ chuyển phôi rã đông sau thủy tinh hóa. Bên cạnh đó, không có sự khác biệt đáng kể về trọng lượng sơ sinh giữa chuyển đơn phôi chất lượng kém ngày 5 hoặc ngày 6 so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt ngày 3. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng phôi cần được xem xét đầy đủ khi đánh giá kết quả lâm sàng khi chuyển phôi nang so với chuyển phôi phân chia. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu tiến cứu để xác minh những phát hiện này.
Tài liệu tham khảo: Ningling Wang, Xinxi Zhao, Meng Ma và cộng sự. Effect of Day 3 and Day 5/6 Embryo Quality on the Reproductive Outcomes in the Single Vitrified Embryo Transfer Cycles. Frontiers in Endocrinology. 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thai lâm sàng sau khi loại bỏ phân mảnh phôi trước khi chuyển phôi tươi giai đoạn phôi phân chia. - Ngày đăng: 20-06-2021
Đo mức độ phân mảnh DNA tinh trùng trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 20-06-2021
Tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử vào ban đêm có liên quan đến sự suy giảm chất lượng tinh trùng và chất lượng giấc ngủ - Ngày đăng: 18-06-2021
Tác động của thời gian từ lúc chọc hút noãn đến khi ICSI lên sự phát triển của phôi và kết quả điều trị: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-06-2021
Lấy mẫu tinh dịch tại nhà không ảnh hưởng đến kết quả điều trị IVF/ ICSI - Ngày đăng: 18-06-2021
Tỷ lệ thu nhận tinh trùng và kết quả lâm sàng ở các nhóm bệnh nhân vô sinh nam do nhiều nguyên nhân khác nhau điều trị micro-TESE-ICSI - Ngày đăng: 16-06-2021
Béo phì loại 3 và loại 4 có tác động như thế nào đến kết quả điều trị IVF? - Ngày đăng: 17-06-2021
Tác động của các đại thực bào trong tinh dịch lên chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 17-06-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Hội thảo trực tuyến, thứ bảy 21.9.2024 (11:00 - 13:00)
Năm 2020
Eastin Grand Hotel Saigon, thứ bảy 7.12.2024 và sáng chủ nhật ...
Năm 2020
Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024
Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách dự kiến phát hành đầu tháng 6.2024
FACEBOOK