Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 18-06-2021 8:13am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương

Leukocytospermia được Tổ chức Y tế Thế giới - WHO định nghĩa là sự hiện diện của các tế bào bạch cầu (White Blood Cells - WBCs) vượt mức giới hạn trong mẫu xuất tinh, với mật độ ≥1x106/mL. Sự hiện diện của bạch cầu được xem là một dấu hiệu có liên quan đến bệnh nhiễm trùng đường sinh dục. Các bạch cầu được cho là có nguồn gốc từ tinh hoàn và hiện diện hầu hết ở các mẫu tinh dịch (Pudney, 1993; Kiessling, 1995). Bạch cầu hạt là bạch cầu chiếm ưu thế trong tinh dịch (50% đến 60%), tiếp theo là đại thực bào (20 – 30%) và tế bào lympho T (2–5%) (Aitken và cộng sự,1995). Các bạch cầu khi được kích hoạt sẽ tiết ra các gốc oxy hóa tự do, protease và cytokine, có thể dẫn đến tổn thương tinh trùng qua quá trình peroxy hóa lipid và phân mảnh DNA (Agarwal, 2014). Dù vậy, mối quan hệ giữa số lượng bạch cầu cao và chất lượng tinh dịch cũng như các kết quả đều trị trong hỗ trợ sinh sản vẫn còn nhiều tranh cãi (Seshadri, 2012; Ricci, 2015). Do đó, nghiên cứu phân tích tổng hợp này được thực hiện nhằm xác định mối tương quan giữa bạch cầu và tỷ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng sau hỗ trợ sinh sản cũng như mức độ ảnh hưởng đến tinh trùng khi có sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch.
 
Một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp được tìm kiếm trên MEDLINE và SCOPUS đến tháng 6 năm 2018, trong đó có 28 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí thu nhận với cỡ mẫu 254 bệnh nhân leukocytospermia và 3613 bệnh nhân ở nhóm đối chứng. Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ thai lâm sàng sau mỗi chu kỳ sau khi điều trị được so sánh ở hai nhóm bệnh nhân .
 
Kết quả cho thấy:
- Sự hiện diện của các tế bào bạch cầu vượt mức giới hạn trong mẫu xuất tinh - leukocytospermia không làm giảm tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng sau hỗ trợ sinh sản.
- Các mẫu tinh dịch ở những bệnh nhân leukocytospermia có mật độ tinh trùng và di động tiến tới thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có tế bào bạch cầu trong mức giới hạn, khác biệt không có ý nghĩa thống kê do thiếu sự đồng nhất giữa các nghiên cứu.
 
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan giữa các tế bào bạch cầu tăng vượt mức giới hạn trong mẫu xuất tinh, không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng tinh dịch ở nhóm leukocytospermia so với nhóm đối chứng.
  
Tài liệu tham khảo: Castellini C, D'Andrea S, Martorella A và cộng sự. Relationship between leukocytospermia, reproductive potential after assisted reproductive technology, and sperm parameters: a systematic review and meta-analysis of case–control studies. Andrology 8.1 (2020): 125-135.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK