Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 14-06-2021 3:10pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Nguyễn Vũ Đan Quỳnh – Phòng khám Ngọc Lan

Ngày 27 tháng 12 năm 2020, vaccine COVID-19 đầu tiên đã được sử dụng tại Châu Âu và hiện có nhiều loại vaccine  COVID-19 khác nhau đang được phát triển (mRNA, tiểu đơn vị protein và vector). Dựa theo đánh giá của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) và sự cho phép của Uỷ ban Châu Âu, vaccine mRNA COVID19 (Comirnaty của Pfizer / BioNTech và COVID-19 Vaccine Moderna) và một loại virus vaccine vector (Vaccine COVID-19 AstraZeneca) đã được chấp thuận sử dụng ở Châu Âu. Các quốc gia khác như Anh và Mỹ, một số chương trình tiêm chủng vaccine COVID – 19 cũng được phê duyệt.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) đã khuyến nghị chiến lược tiêm chủng quốc gia dành cho các nhóm đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao; ECDC cho rằng nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai là những đối tượng cần được ưu tiên. 

Theo nguyên tắc chung, tất cả các vaccine bất hoạt độc được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên, sự tiếp cận của những người trong độ tuổi sinh sản với chương trình tiêm chủng COVID-19 đặt ra những câu hỏi cụ thể chưa được giải quyết một cách chính thức:
            - Nam giới và phụ nữ có nên tiêm ngừa COVID-19 trước khi để có thai không?
            - Các cặp vợ chồng đã tiêm vaccine COVID-19 có nên hoãn thụ thai không và nếu có, thì hoãn bao lâu?
            - Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng không?

Nam giới và phụ nữ có nên tiêm ngừa COVID-19 trước khi có kế hoạch sinh con không?
Chưa có thông tin cụ thể về ảnh hưởng có thể có của tiêm ngừa COVID-19 đối với điều trị hỗ trợ sinh sản hoặc để có thai. Thông tin về 3 loại vaccine nghiên cứu trên động vật ghi nhận "không tìm thấy bất kỳ tác dụng có hại nào trong thai kỳ". Tuy nhiên, các dữ liệu về tiêm ngừa Covid-19 trong thời kỳ mang thai và cho con bú được báo cáo là "rất hạn chế". Chính vì vậy, ESHRE không đưa ra khuyến cáo về việc có nên tiêm ngừa trước khi bắt đầu điều trị hỗ trợ sinh sản hay không.

Đối với phụ nữ có nguy cơ mắc COVID-19 và thai kì nguy cơ cao, nên xem xét khuyến khích tiêm chủng trước khi để có thai. Điều này cũng áp dụng cho những phụ nữ có nguy cơ phơi nhiễm với SARS-CoV-2 cao.

Các cặp vợ chồng đã tiêm vaccine COVID-19 có nên hoãn điều trị và nếu có, thì hoãn trong bao lâu?
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải hoãn điều trị hỗ trợ sinh sản (lấy tinh trùng, kích thích buồng trứng, chuyển phôi) sau khi tiêm chủng, cần ít nhất một vài ngày sau khi hoàn thành tiêm chủng (tức là sau liều thứ hai) để có thời gian đáp ứng miễn dịch. Trong trường hợp không có thông tin về tác dụng của vaccine COVID-19 đối với noãn và tinh trùng, quá trình cấy phôi và giai đoạn đầu của thai kỳ, và để có thời gian tạo kháng thể, nếu thận trọng hơn có thể hoãn điều trị trong tối đa 2 tháng.

Những phụ nữ đã có các tác dụng phụ do tiêm chủng COVID-19 (chẳng hạn như phản ứng dị ứng) không nên tiến hành điều trị hỗ trợ sinh sản cho đến khi được bác sĩ cho phép.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng không?
Như đã nêu trong các tài liệu hướng dẫn ESHRE trước đây, bệnh nhân mang thai trong dịch bệnh COVID-19 đang ở mức nguy cơ mắc bệnh nặng hơn so với những người cùng lứa tuổi không mang thai. Vaccine phòng bệnh chẳng hạn như uốn ván, ho gà và cúm đã được mô tả là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay tính an toàn của vaccine COVID-19 trong thai kỳ ở người vẫn chưa được làm rõ.

Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết đối với các chủng ngừa vaccine Comirnaty, Moderna và AstraZeneca, quyết định về việc có nên sử dụng vaccine cho phụ nữ mang thai hay không, cần được tham vấn với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để cân nhắc lợi ích và rủi ro của từng cá nhân.

Chưa có nghiên cứu dài hạn nào trên phụ nữ mang thai về vấn đề tiêm ngừa Covid – 19.

Tiêm phòng Covid – 19 cho nhân viên y tế
Việc tiêm phòng cho nhân viên y tế nhằm mục đích bảo vệ và giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.

Tóm lại, các khuyến cáo hiện tại của ESHRE về việc tiêm ngừa Covid-19 như sau:
  • ESHRE khẳng định lại hướng dẫn trước đây của mình về các thực hành điều trị hỗ trợ sinh sản an toàn, ngay cả sau khi bắt đầu chương trình tiêm chủng quy mô lớn, ESHRE đề nghị tuân thủ các khuyến cáo và các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp với dữ liệu dịch tễ học tại địa phương.
  • ESHRE khuyến nghị nam giới và phụ nữ vẫn có thể tiếp cận các biện pháp hỗ trợ sinh sản không phải phụ thuộc vào các chương trình tiêm chủng.
  • Nên trì hoãn việc điều trị hỗ trợ sinh sản trong ít nhất một vài ngày sau khi hoàn thành việc tiêm chủng.
  • Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine hay không, cần tham khảo ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe sau khi cân nhắc các lợi ích và rủi ro.
  • Hiện tại chưa có thông tin nào về vai trò của vaccine trên nhóm đối tượng đã từng mắc Covid – 19 và có thể đã có miễn dịch.
  • ESHRE khuyến cáo theo dõi kết quả của các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản nhằm so sánh giữa những bệnh nhân được tiêm chủng và không được tiêm chủng.
  • ESHRE kêu gọi các nhà sản xuất vaccine COVID-19 chia sẻ các thông tin và lời khuyên liên quan về tiêm chủng ở phụ nữ có thai và các cặp vợ chồng dự định có con.
  • Hiện tại không có thông tin nào về sự an toàn của các loại vaccine dành cho nam giới, phụ nữ trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản hoặc phụ nữ mang thai.
 
Nguồn: ESHRE : COVID-19 vaccination and assisted reproduction – update June 2021

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK