Tin tức
on Tuesday 08-06-2021 2:15pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Nguyễn Thành Nam, IVFMD - BV Mỹ Đức
Mặc dù đã có rất nhiều trẻ sinh ra từ kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intra-cytoplasmic sperm injection - ICSI), người ta vẫn không ngừng lo ngại về tính an toàn của kỹ thuật ICSI lên trẻ sinh ra, bởi vì ICSI thường được sử dụng phổ biến trong trường hợp hiếm muộn do bất thường yếu tố về tinh trùng nghiêm trọng. Nghiên cứu gần đây của Cheung và cs., (2021) xuất bản trên tạp chí Sản-Phụ khoa Hoa Kỳ (American Journal of Obstetrics and Gynecology, AJOG) đã góp phần giải đáp những lo ngại trên.
Nhóm tác giả này đã thực hiện nghiên cứu nhằm so sánh kết cục về sản khoa, nhi sơ sinh và sự phát triển về thể chất, tâm thần của trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI. Khi trẻ đạt mốc 3 tuổi, bố/mẹ của trẻ sẽ nhận được một bộ 06 bảng câu hỏi khảo sát, bao gồm:
Kết quả cho thấy, trong tổng cộng 12306 cặp vợ chồng thoả tiêu chuẩn nhận mẫu có 1914 trên tổng số 7433 cặp vợ chồng (chiếm 25,8%) được thực hiện kỹ thuật ICSI và 451 trên tổng số 4873 cặp vợ chồng (chiếm 9,3%) được thực hiện kỹ thuật IVF cổ điển (conventional in-vitro fertilization, cIVF) đã hoàn thành khảo sát. Phân tích bước đầu so sánh các kết cục về sản khoa giữa 2 nhóm cIVF và ICSI không cho thấy bất kỳ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trên phương diện kết cục sản khoa (phương pháp sinh) và các kết cục nhi sơ sinh (tỷ lệ trẻ mang dị tật bẩm sinh, cân nặng trẻ lúc sinh, tỷ lệ trẻ nhẹ cân so với tuổi thai, điểm số APGAR 1 phút và APGAR 5 phút, tỷ lệ nằm dưỡng nhi sau sinh) (BẢNG 1).
Tuy nhiên, trẻ sinh ra từ kỹ thuật cIVF có tỷ lệ bất thường điểm số phát triển (Abnormal development) cao hơn so với trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI (tỷ số chênh hiệu chỉnh 0,72; KTC 95% 0,5-0,9; P = 0,004). Không có sự khác biệt về biểu hiện hành vi ở 2 nhóm. Hơn nữa, 3 trường hợp ghi nhận trẻ tự kỷ cũng được báo cáo, trong đó 1 trường hợp trẻ sinh ra từ kỹ thuật cIVF và 2 trường hợp trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI, cả 3 trường hợp đều có bố lớn tuổi. Nhóm tác giả cũng so sánh điểm số ASQ của 2 nhóm chia theo giới tính của trẻ, tuy nhiên, chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (BẢNG 2).
Nhóm tác giả tiếp tục tiến hành 5 phân tích dưới nhóm (sub-analyses) trong nhóm thực hiện kỹ thuật ICSI. Kết quả cho thấy, 3 yếu tố về (a) mức độ bất thường quá trình sản sinh tinh trùng, (b) độ toàn vẹn DNA tinh trùng và (c) điều trị với các chất hoá học (Chymotrypsin, Pentoxifylline) không có mối liên quan đến bất thường phát triển của trẻ (BẢNG 3, BẢNG 4, BẢNG 5).
Tuy nhiên, đáng chú ý rằng trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI sử dụng tinh trùng xuất tinh có ghi nhận tỷ lệ phát triển bất thường cao hơn nhóm sử dụng tinh trùng phẫu thuật (tỷ số chênh hiệu chỉnh 4,9; KTC 95% 1,2-29,7; P = 0,05), không ghi nhận sự khác biệt về hành vi bất thường giữa 2 phân nhóm (BẢNG 6).
Ngoài ra, mặc dù thời gian nuôi cấy phôi không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nhưng tỷ lệ trẻ có biểu hiện hành vi bất thường được tìm thấy cao hơn trong nhóm phôi ngày 3 so với phôi ngày 5 (tỷ số chênh hiệu chỉnh 0,4; KTC 95% CI 0,05-0,34; P = 0,04) (BẢNG 7).
Bàn luận
Như vậy, theo nghiên cứu này, mặc dù các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm ảnh hưởng đến kết cục sản khoa và nhi sơ sinh của trẻ, cIVF có xu hướng tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ về sau. Tuy nhiên, các nghiên cứu theo dõi với cỡ mẫu lớn hơn cần được thực hiện để kiểm chứng lại trước khi quan điểm này được đưa vào tư vấn trên lâm sàng.
Ngoài ra, theo quan điểm trước đây, sự phát triển của trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI không bị ảnh hưởng bởi đặc điểm tinh trùng, sự toàn vẹn bộ gen tinh trùng, quá trình và thời gian nuôi cấy phôi. Tuy nhiên, cách thức lấy tinh trùng nhờ phẫu thuật có thể có tác động tốt đến sự phát triển của trẻ nhờ làm giảm được tỷ lệ tinh trùng lệch bội và phân mảnh DNA tinh trùng hơn so với tinh trùng xuất tinh.
Ưu điểm của nghiên cứu
Nhược điểm của nghiên cứu
Kết luận
Đa số trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI và IVF cổ điển đều phát triển tốt. Mặc dù sự phát triển của trẻ ICSI không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đánh giá, những trẻ sinh ra từ tinh trùng phẫu thuật có nguy cơ bất thường về phát triển và biểu hiện hành vi thấp hơn nhóm trẻ sinh ra từ tinh trùng xuất tinh. Tuy nhiên, do cỡ mẫu còn nhỏ, nhiều nghiên cứu trong tương lai cần được thực hiện để phân tích ảnh hưởng của yếu tố vô sinh nam nghiêm trọng lên trẻ sinh ra.
Nguồn: Cheung S, Neri QV, Squires J, Rosenwaks Z, Palermo GD. Assessing the cognitive and behavioral development of 3-year-old children born from fathers with severe male infertility. Am J Obstet Gynecol. 2021 May;224(5):508.e1-508.e11.
Mặc dù đã có rất nhiều trẻ sinh ra từ kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intra-cytoplasmic sperm injection - ICSI), người ta vẫn không ngừng lo ngại về tính an toàn của kỹ thuật ICSI lên trẻ sinh ra, bởi vì ICSI thường được sử dụng phổ biến trong trường hợp hiếm muộn do bất thường yếu tố về tinh trùng nghiêm trọng. Nghiên cứu gần đây của Cheung và cs., (2021) xuất bản trên tạp chí Sản-Phụ khoa Hoa Kỳ (American Journal of Obstetrics and Gynecology, AJOG) đã góp phần giải đáp những lo ngại trên.
Nhóm tác giả này đã thực hiện nghiên cứu nhằm so sánh kết cục về sản khoa, nhi sơ sinh và sự phát triển về thể chất, tâm thần của trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI. Khi trẻ đạt mốc 3 tuổi, bố/mẹ của trẻ sẽ nhận được một bộ 06 bảng câu hỏi khảo sát, bao gồm:
- Ages and Stages Questionnaires (ASQ);
- Prescreening Developmental Questionnaire 2;
- Peabody Developmental Motor Scales, phiên bản 2;
- Social Skills Rating System;
- Parenting Stress Index, phiên bản 3; và
- Child Behavior Checklist for Ages 2-3.
Kết quả cho thấy, trong tổng cộng 12306 cặp vợ chồng thoả tiêu chuẩn nhận mẫu có 1914 trên tổng số 7433 cặp vợ chồng (chiếm 25,8%) được thực hiện kỹ thuật ICSI và 451 trên tổng số 4873 cặp vợ chồng (chiếm 9,3%) được thực hiện kỹ thuật IVF cổ điển (conventional in-vitro fertilization, cIVF) đã hoàn thành khảo sát. Phân tích bước đầu so sánh các kết cục về sản khoa giữa 2 nhóm cIVF và ICSI không cho thấy bất kỳ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trên phương diện kết cục sản khoa (phương pháp sinh) và các kết cục nhi sơ sinh (tỷ lệ trẻ mang dị tật bẩm sinh, cân nặng trẻ lúc sinh, tỷ lệ trẻ nhẹ cân so với tuổi thai, điểm số APGAR 1 phút và APGAR 5 phút, tỷ lệ nằm dưỡng nhi sau sinh) (BẢNG 1).
Tuy nhiên, trẻ sinh ra từ kỹ thuật cIVF có tỷ lệ bất thường điểm số phát triển (Abnormal development) cao hơn so với trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI (tỷ số chênh hiệu chỉnh 0,72; KTC 95% 0,5-0,9; P = 0,004). Không có sự khác biệt về biểu hiện hành vi ở 2 nhóm. Hơn nữa, 3 trường hợp ghi nhận trẻ tự kỷ cũng được báo cáo, trong đó 1 trường hợp trẻ sinh ra từ kỹ thuật cIVF và 2 trường hợp trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI, cả 3 trường hợp đều có bố lớn tuổi. Nhóm tác giả cũng so sánh điểm số ASQ của 2 nhóm chia theo giới tính của trẻ, tuy nhiên, chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (BẢNG 2).
Nhóm tác giả tiếp tục tiến hành 5 phân tích dưới nhóm (sub-analyses) trong nhóm thực hiện kỹ thuật ICSI. Kết quả cho thấy, 3 yếu tố về (a) mức độ bất thường quá trình sản sinh tinh trùng, (b) độ toàn vẹn DNA tinh trùng và (c) điều trị với các chất hoá học (Chymotrypsin, Pentoxifylline) không có mối liên quan đến bất thường phát triển của trẻ (BẢNG 3, BẢNG 4, BẢNG 5).
Tuy nhiên, đáng chú ý rằng trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI sử dụng tinh trùng xuất tinh có ghi nhận tỷ lệ phát triển bất thường cao hơn nhóm sử dụng tinh trùng phẫu thuật (tỷ số chênh hiệu chỉnh 4,9; KTC 95% 1,2-29,7; P = 0,05), không ghi nhận sự khác biệt về hành vi bất thường giữa 2 phân nhóm (BẢNG 6).
Ngoài ra, mặc dù thời gian nuôi cấy phôi không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nhưng tỷ lệ trẻ có biểu hiện hành vi bất thường được tìm thấy cao hơn trong nhóm phôi ngày 3 so với phôi ngày 5 (tỷ số chênh hiệu chỉnh 0,4; KTC 95% CI 0,05-0,34; P = 0,04) (BẢNG 7).
Bàn luận
Như vậy, theo nghiên cứu này, mặc dù các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm ảnh hưởng đến kết cục sản khoa và nhi sơ sinh của trẻ, cIVF có xu hướng tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ về sau. Tuy nhiên, các nghiên cứu theo dõi với cỡ mẫu lớn hơn cần được thực hiện để kiểm chứng lại trước khi quan điểm này được đưa vào tư vấn trên lâm sàng.
Ngoài ra, theo quan điểm trước đây, sự phát triển của trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI không bị ảnh hưởng bởi đặc điểm tinh trùng, sự toàn vẹn bộ gen tinh trùng, quá trình và thời gian nuôi cấy phôi. Tuy nhiên, cách thức lấy tinh trùng nhờ phẫu thuật có thể có tác động tốt đến sự phát triển của trẻ nhờ làm giảm được tỷ lệ tinh trùng lệch bội và phân mảnh DNA tinh trùng hơn so với tinh trùng xuất tinh.
Ưu điểm của nghiên cứu
- Kết quả có sự tương đồng với y văn thế giới.
Nhược điểm của nghiên cứu
- Mỗi bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên một thang điểm riêng lẻ, gây khó khăn trong việc phân tích kết quả.
- Tỷ lệ phản hồi thấp (do sai địa chỉ, chuyển chỗ ở, ...).
- Độ tin cậy của phương pháp phản hồi qua email không cao.
- Có thể có yếu tố nhiễu trong nghiên cứu vì những cặp vợ chồng từ chối tham gia nghiên cứu có thể không muốn tiết lộ những thông tin nhạy cảm hoặc bệnh tật của con cái họ.
- Tỷ lệ cIVF và ICSI không đồng đều.
Kết luận
Đa số trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI và IVF cổ điển đều phát triển tốt. Mặc dù sự phát triển của trẻ ICSI không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đánh giá, những trẻ sinh ra từ tinh trùng phẫu thuật có nguy cơ bất thường về phát triển và biểu hiện hành vi thấp hơn nhóm trẻ sinh ra từ tinh trùng xuất tinh. Tuy nhiên, do cỡ mẫu còn nhỏ, nhiều nghiên cứu trong tương lai cần được thực hiện để phân tích ảnh hưởng của yếu tố vô sinh nam nghiêm trọng lên trẻ sinh ra.
Nguồn: Cheung S, Neri QV, Squires J, Rosenwaks Z, Palermo GD. Assessing the cognitive and behavioral development of 3-year-old children born from fathers with severe male infertility. Am J Obstet Gynecol. 2021 May;224(5):508.e1-508.e11.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Dự phòng nhiễm Cytomegalovirus bẩm sinh bằng Valaciclovir - Ngày đăng: 08-06-2021
Tóm tắt khuyến cáo thực hành mới nhất của ACOG về tiêm vaccine dự phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú - Ngày đăng: 08-06-2021
Các yếu tố liên quan đến sự hình thành máu tụ dưới màng đệm trong thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 08-06-2021
Tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa và tỷ lệ thai trong IUI: ngưỡng thấp đến mức nào để vẫn có thai? - Ngày đăng: 04-06-2021
Lựa chọn noãn không xâm lấn để chuyển đơn phôi ngày 3 giúp cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân ICSI - Ngày đăng: 02-06-2021
Động học hình thái phôi nang đông lạnh sau rã đông được quan sát bằng cách sử dụng Time-lapse phản ánh số lượng tế bào TE - Ngày đăng: 02-06-2021
AMH không thể dự đoán chất lượng noãn ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 01-06-2021
Quá trình nuôi cấy in vitro dài ngày tế bào cumulus người phản ánh sự biệt hóa của các gen chịu trách nhiệm về sự già hóa và chết theo chương trình - một nghiên cứu về các marker phân tử mới - Ngày đăng: 01-06-2021
Chất lượng tinh dịch của bệnh nhân sau khi phục hồi từ COVID-19 - Ngày đăng: 01-06-2021
Một đột biến đồng hợp tử trong gen TBPL2 được tìm thấy ở những phụ nữ bị khiếm khuyết trong quá trình trưởng thành noãn và vô sinh - Ngày đăng: 31-05-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Eastin Grand Hotel Saigon, thứ bảy 7.12.2024 và sáng chủ nhật ...
Năm 2020
Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024
Năm 2020
JW Marriott Hotel & Suites Saigon (InterContinental Saigon), Chủ Nhật ngày ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ
FACEBOOK