Tin tức
on Monday 31-05-2021 10:36pm
Danh mục: Tin quốc tế
Chu Khánh Linh – IVF Vạn Hạnh
Micro-TESE kết hợp với ICSI là phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp nam giới vô tinh không do bế tắc (NOA). Micro-TESE không chỉ là một công cụ chẩn đoán sự hiện diện của tinh trùng, mà còn là một quy trình điều trị để thu nhận tinh trùng cho ICSI. Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng ở nam giới bị NOA được báo cáo có thể lên tới 50%. Tuy nhiên, micro-TESE là một thủ thuật xâm lấn cần gây mê và nếu lặp đi lặp lại có thể gây các biến chứng như teo tinh hoàn và xuất huyết, và giảm nồng độ androgen trong huyết thanh. Ngoài việc là một thủ thuật xâm lấn, khi không thể lấy được tinh trùng trong quá trình micro-TESE sẽ tiếp tục gây nên sốc tâm lý đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn có thể giúp tiên lượng khả năng thu nhận tinh trùng thành công khi thực hiện micro-TESE ở những người đàn ông NOA là rất cần thiết trong điều trị lâm sàng. Các phương pháp như đánh giá các dấu hiệu sinh học trong huyết thanh hoặc dịch tinh, thể tích tinh hoàn, mô học tinh hoàn, nồng độ hormone FSH, testosterone, và vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y đã được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của tinh trùng trong tinh hoàn. Mỗi xét nghiệm đều còn những ý kiến trái chiều về hiệu quả dự đoán. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã giới thiệu một kỹ thuật mới không xâm lấn để xác định các mô sinh tinh là kỹ thuật quang phổ cộng hưởng từ (MRS). Đây được xem là một phương pháp hình ảnh không xâm lấn cung cấp thông tin định tính và định lượng về thành phần sinh hóa, phân tử của các mô sống, bao gồm cả tinh hoàn. Bất kỳ sự thay đổi nào trong trạng thái phân tử và tế bào của các mô sống đều chuyển thành cường độ tín hiệu, có thể được phát hiện bằng MRS. Bởi vì mỗi mô sống có một phổ duy nhất, cường độ tín hiệu quang phổ hoặc sự thay đổi hóa học có thể dự đoán các quá trình bệnh lý in vivo khác nhau ở cấp độ tế bào. Do đó, nghiên cứu này nhằm xác định liệu MRS tinh hoàn trước đó có thể dự đoán sự thành công hay thất bại của micro- TESE, cũng như giá trị của nó trong việc dự đoán bệnh nhân NOA khi thực hiện micro-TESE lần đầu hay lặp lại.
Đây là một nghiên cứu sơ bộ với tổng cộng 18 người đàn ông NOA với độ tuổi trung bình là 37 (khoảng từ 27-48 tuổi) và 5 bệnh nhân đối chứng. Có 9 trong số 18 bệnh nhân NOA trước đó đã trải qua micro-TESE, và những trường hợp này được đánh giá hồi cứu. Tất cả bệnh nhân NOA và nhóm đối chứng đều được thực hiện quang phổ tinh hoàn. Các tín hiệu tinh hoàn của choline (Cho), creatine (Cr), myo-inositol (MI), lactate và lipid được phân tích định lượng và so sánh với kết quả của micro-TESE.
Các đỉnh nổi bật nhất là Cho và Cr trong nhóm đối chứng và đối tượng NOA thu nhận được tinh trùng khi thực hiện micro-TESE. Đỉnh Cho cao được phát hiện ở 87% đàn ông NOA thu nhận được tinh trùng. Những người đàn ông NOA không có tinh trùng ở lần micro-TESE trước đó cho thấy sự giảm rõ rệt các tín hiệu Cho và Cr. Đối với các trường hợp thu nhận được tinh trùng trong micro-TESE, giá trị ngưỡng của Cho là 1,46 ppm, giá trị ngưỡng của Cr là 1,43 ppm và giá trị ngưỡng của MI là 0,79 ppm.
Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng các tín hiệu Cho và Cr cao là những yếu tố dự báo tốt nhất về khả năng thu nhận được tinh trùng ở nam giới NOA thực hiện micro-TESE. Quang phổ hai bên tinh hoàn không chỉ có thể cung cấp thông tin quan trọng về khả năng thu nhận tinh trùng trong micro-TESE mà còn có thể ngăn ngừa các can thiệp phẫu thuật không cần thiết. Các nghiên cứu với kích thước mẫu lớn hơn nên thực hiện để đánh giá đầy đủ về tác động của quang phổ in vivo đối với tỷ lệ thu nhận tinh trùng. Ngoài bản chất rẻ tiền và không xâm lấn, các kết quả nhanh chóng của quang phổ biến nó trở thành một công cụ lý tưởng để sàng lọc nam giới NOA trước khi micro-TESE. MRS tinh hoàn tốt nhất nên kết hợp với micro-TESE ban đầu trước khi bắt đầu chu kỳ ICSI. Kỹ thuật không xâm lấn này có thể đóng vai trò như một phương pháp tiên đoán mới và hữu ích để hướng dẫn các bác sĩ tiết niệu và chuyên gia IVF về việc có nên thực hiện hay không thực hiện micro-TESE.
Nguồn: Çelik, Önder, et al. "Testis spectroscopy may predict sperm retrieval rate in men with non-obstructive azoospermia undergoing micro-TESE: A pilot study." Journal of the Turkish German Gynecological Association 21.2 (2020): 70.
Micro-TESE kết hợp với ICSI là phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp nam giới vô tinh không do bế tắc (NOA). Micro-TESE không chỉ là một công cụ chẩn đoán sự hiện diện của tinh trùng, mà còn là một quy trình điều trị để thu nhận tinh trùng cho ICSI. Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng ở nam giới bị NOA được báo cáo có thể lên tới 50%. Tuy nhiên, micro-TESE là một thủ thuật xâm lấn cần gây mê và nếu lặp đi lặp lại có thể gây các biến chứng như teo tinh hoàn và xuất huyết, và giảm nồng độ androgen trong huyết thanh. Ngoài việc là một thủ thuật xâm lấn, khi không thể lấy được tinh trùng trong quá trình micro-TESE sẽ tiếp tục gây nên sốc tâm lý đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn có thể giúp tiên lượng khả năng thu nhận tinh trùng thành công khi thực hiện micro-TESE ở những người đàn ông NOA là rất cần thiết trong điều trị lâm sàng. Các phương pháp như đánh giá các dấu hiệu sinh học trong huyết thanh hoặc dịch tinh, thể tích tinh hoàn, mô học tinh hoàn, nồng độ hormone FSH, testosterone, và vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y đã được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của tinh trùng trong tinh hoàn. Mỗi xét nghiệm đều còn những ý kiến trái chiều về hiệu quả dự đoán. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã giới thiệu một kỹ thuật mới không xâm lấn để xác định các mô sinh tinh là kỹ thuật quang phổ cộng hưởng từ (MRS). Đây được xem là một phương pháp hình ảnh không xâm lấn cung cấp thông tin định tính và định lượng về thành phần sinh hóa, phân tử của các mô sống, bao gồm cả tinh hoàn. Bất kỳ sự thay đổi nào trong trạng thái phân tử và tế bào của các mô sống đều chuyển thành cường độ tín hiệu, có thể được phát hiện bằng MRS. Bởi vì mỗi mô sống có một phổ duy nhất, cường độ tín hiệu quang phổ hoặc sự thay đổi hóa học có thể dự đoán các quá trình bệnh lý in vivo khác nhau ở cấp độ tế bào. Do đó, nghiên cứu này nhằm xác định liệu MRS tinh hoàn trước đó có thể dự đoán sự thành công hay thất bại của micro- TESE, cũng như giá trị của nó trong việc dự đoán bệnh nhân NOA khi thực hiện micro-TESE lần đầu hay lặp lại.
Đây là một nghiên cứu sơ bộ với tổng cộng 18 người đàn ông NOA với độ tuổi trung bình là 37 (khoảng từ 27-48 tuổi) và 5 bệnh nhân đối chứng. Có 9 trong số 18 bệnh nhân NOA trước đó đã trải qua micro-TESE, và những trường hợp này được đánh giá hồi cứu. Tất cả bệnh nhân NOA và nhóm đối chứng đều được thực hiện quang phổ tinh hoàn. Các tín hiệu tinh hoàn của choline (Cho), creatine (Cr), myo-inositol (MI), lactate và lipid được phân tích định lượng và so sánh với kết quả của micro-TESE.
Các đỉnh nổi bật nhất là Cho và Cr trong nhóm đối chứng và đối tượng NOA thu nhận được tinh trùng khi thực hiện micro-TESE. Đỉnh Cho cao được phát hiện ở 87% đàn ông NOA thu nhận được tinh trùng. Những người đàn ông NOA không có tinh trùng ở lần micro-TESE trước đó cho thấy sự giảm rõ rệt các tín hiệu Cho và Cr. Đối với các trường hợp thu nhận được tinh trùng trong micro-TESE, giá trị ngưỡng của Cho là 1,46 ppm, giá trị ngưỡng của Cr là 1,43 ppm và giá trị ngưỡng của MI là 0,79 ppm.
Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng các tín hiệu Cho và Cr cao là những yếu tố dự báo tốt nhất về khả năng thu nhận được tinh trùng ở nam giới NOA thực hiện micro-TESE. Quang phổ hai bên tinh hoàn không chỉ có thể cung cấp thông tin quan trọng về khả năng thu nhận tinh trùng trong micro-TESE mà còn có thể ngăn ngừa các can thiệp phẫu thuật không cần thiết. Các nghiên cứu với kích thước mẫu lớn hơn nên thực hiện để đánh giá đầy đủ về tác động của quang phổ in vivo đối với tỷ lệ thu nhận tinh trùng. Ngoài bản chất rẻ tiền và không xâm lấn, các kết quả nhanh chóng của quang phổ biến nó trở thành một công cụ lý tưởng để sàng lọc nam giới NOA trước khi micro-TESE. MRS tinh hoàn tốt nhất nên kết hợp với micro-TESE ban đầu trước khi bắt đầu chu kỳ ICSI. Kỹ thuật không xâm lấn này có thể đóng vai trò như một phương pháp tiên đoán mới và hữu ích để hướng dẫn các bác sĩ tiết niệu và chuyên gia IVF về việc có nên thực hiện hay không thực hiện micro-TESE.
Nguồn: Çelik, Önder, et al. "Testis spectroscopy may predict sperm retrieval rate in men with non-obstructive azoospermia undergoing micro-TESE: A pilot study." Journal of the Turkish German Gynecological Association 21.2 (2020): 70.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các phương pháp sinh thiết lớp tế bào lá nuôi khác nhau và nguy cơ khảm của phôi ở các trường hợp PGT-A - Ngày đăng: 27-05-2021
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vô sinh nam theo AUA/ASRM 2020 (Phần 1) - Ngày đăng: 21-05-2021
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vô sinh nam theo AUA/ASRM 2020 (Phần 2) - Ngày đăng: 21-05-2021
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vô sinh nam theo AUA/ASRM 2020 (Phần 3) - Ngày đăng: 21-05-2021
Sẩy thai liên tiếp: nên tiếp cận sau hai hay ba lần sẩy thai? Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 21-05-2021
Thiền định và chánh niệm giúp giảm căng thẳng ở bệnh nhân sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 20-05-2021
Progestogens trong điều trị sẩy thai - Ngày đăng: 20-05-2021
Sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 20-05-2021
Ảnh hưởng của việc điều trị trước bằng thuốc tránh thai đường uống lên kết quả chuyển phôi tươi và tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở những phụ nữ điều trị IVF có kinh nguyệt bình thường - Ngày đăng: 20-05-2021
Tác động của việc chuyển hai phôi và chuyển lần lượt đơn phôi đến tỷ lệ đa thai - Ngày đăng: 19-05-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK