Tin tức
on Thursday 20-05-2021 8:41pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Tiểu My -Bệnh viện Mỹ Đức
Sẩy thai được định nghĩa là mất thai trước 24 tuần. Tỷ lệ sẩy thai hiện khoảng 15-25% tổng số thai kỳ. Đối với những trường hợp ra huyết âm đạo ở thai giai đoạn sớm (dọa sẩy thai) hoặc nhóm bệnh nhân tiền căn sẩy thai liên tiếp, thực hành phổ biến hiện nay là bổ sung progestogens (có thể kể đến progesterone vi hạt đặt âm đạo, dydrogesterone, 17-a-hydroxyprogesterone và progesterone vi hạt đường uống).
Kết quả của một meta-analysis trên gần 5700 phụ nữ, với dữ liệu thu thập đến 15/12/2020 nhằm trả lời câu hỏi “hiệu quả và tính an toàn của các loại progestogen khác nhau trong điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai liên tiếp” vừa công bố trên Cochrane. Và câu trả lời khá bất ngờ.
Đối với dọa sẩy thai (2 nghiên cứu, 4090 trường hợp): không có sự khác biệt hoặc rất ít khác biệt về tỷ lệ sinh sống giữa progesterone vi hạt đặt âm đạo (RR 1,03, 95% CI 1,00 – 1,07), dydrogesterone (RR 0,98, 95% CI 0,89 – 1,07) so với giả dược trong điều trị dọa sẩy thai. Không có dữ liệu đánh giá hiệu quả của progesterone vi hạt đường uống hay 17-a-hydroxyprogesterone lên kết cục sinh sống ở nhóm dọa sẩy thai. Phân tích theo nhóm, nếu không có tiền căn sẩy thai và ra huyết âm đạo, tỷ lệ sinh sống giữa nhóm sử dụng progesterone vi hạt đặt âm đạo không khác biệt so với giả dược (RR 0,99, 95% CI 0,95 – 1,04). Tuy nhiên, nếu từng bị sẩy thai và có ra huyết, progesterone vi hạt đặt âm đạo tăng tỷ lệ sinh sống so với giả dược (RR 1,08, 95% CI 1,02 – 1,15).
Đối với sẩy thai liên tiếp (1 nghiên cứu, 826 trường hợp): tỷ lệ sinh sống giữa nhóm sử dụng progesterone vi hạt đặt âm đạo không khác biệt so với giả dược (RR 1,04 95% CI 0,95 – 1,15). Bằng chứng về hiệu quả của dydrogesterone so với giả dược trong điều trị sẩy thai liên tiếp hiện không đủ mạnh, do đó hiệu quả tác động hiện chưa rõ.
Hiện tại không có dữ liệu so sánh hiệu quả của 17-a-hydroxyprogesterone hoặc progesterone vi hạt đường uống cho kết cục sinh sống ở nhóm sẩy thai liên tiếp.
Các kết cục khác: tất cả liệu pháp progestogen khi so với giả dược đều không có sự khác biệt về tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở cả hai nhóm dọa sẩy thai và sẩy thai liên tiếp.
- Progesterone vi hạt đặt âm đạo trong điều trị dọa sẩy thai so với giả dược: nguy cơ dị tật bẩm sinh RR 1,00 95% CI 0,68 – 1,46; tác dụng phụ của thuốc RR 1,07 95% CI 0,81 – 1,39.
- Progesterone vi hạt đặt âm đạo trong điều trị sẩy thai liên tiếp so với giả dược: nguy cơ dị tật bẩm sinh RR 0,75 95% CI 0,31 – 1,46; tác dụng phụ của thuốc RR 1,46 95% CI 0,93 – 2,29.
- Các progestogen khác hiện dữ liệu còn hạn chế.
Như vậy, đối với dọa sẩy thai và sẩy thai liên tiếp, bằng chứng hiện tại cho thấy progestogen không cải thiện tỷ lệ sinh sống, ngoại trừ progesterone vi hạt đặt âm đạo cho nhóm có tiền sử sẩy thai và có ra huyết âm đạo. Ngoài ra, dữ liệu hiện nay cho thấy cũng chỉ có progesterone vi hạt đặt âm đạo an toàn (dựa trên tỷ lệ dị tật bẩm sinh) và không có tác dụng phụ so với giả dược, các progestogen còn lại không đủ thông tin về tính an toàn.
Lược dịch từ: Devall, A.J., Papadopoulou, A., Podesek, M., Haas, D.M., Price, M.J., Coomarasamy, A., Gallos, I.D., 2021. Progestogens for preventing miscarriage: a network meta-analysis. Cochrane Database Syst. Rev. https://doi.org/10.1002/14651858.CD013792.pub2
Sẩy thai được định nghĩa là mất thai trước 24 tuần. Tỷ lệ sẩy thai hiện khoảng 15-25% tổng số thai kỳ. Đối với những trường hợp ra huyết âm đạo ở thai giai đoạn sớm (dọa sẩy thai) hoặc nhóm bệnh nhân tiền căn sẩy thai liên tiếp, thực hành phổ biến hiện nay là bổ sung progestogens (có thể kể đến progesterone vi hạt đặt âm đạo, dydrogesterone, 17-a-hydroxyprogesterone và progesterone vi hạt đường uống).
Kết quả của một meta-analysis trên gần 5700 phụ nữ, với dữ liệu thu thập đến 15/12/2020 nhằm trả lời câu hỏi “hiệu quả và tính an toàn của các loại progestogen khác nhau trong điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai liên tiếp” vừa công bố trên Cochrane. Và câu trả lời khá bất ngờ.
Đối với dọa sẩy thai (2 nghiên cứu, 4090 trường hợp): không có sự khác biệt hoặc rất ít khác biệt về tỷ lệ sinh sống giữa progesterone vi hạt đặt âm đạo (RR 1,03, 95% CI 1,00 – 1,07), dydrogesterone (RR 0,98, 95% CI 0,89 – 1,07) so với giả dược trong điều trị dọa sẩy thai. Không có dữ liệu đánh giá hiệu quả của progesterone vi hạt đường uống hay 17-a-hydroxyprogesterone lên kết cục sinh sống ở nhóm dọa sẩy thai. Phân tích theo nhóm, nếu không có tiền căn sẩy thai và ra huyết âm đạo, tỷ lệ sinh sống giữa nhóm sử dụng progesterone vi hạt đặt âm đạo không khác biệt so với giả dược (RR 0,99, 95% CI 0,95 – 1,04). Tuy nhiên, nếu từng bị sẩy thai và có ra huyết, progesterone vi hạt đặt âm đạo tăng tỷ lệ sinh sống so với giả dược (RR 1,08, 95% CI 1,02 – 1,15).
Đối với sẩy thai liên tiếp (1 nghiên cứu, 826 trường hợp): tỷ lệ sinh sống giữa nhóm sử dụng progesterone vi hạt đặt âm đạo không khác biệt so với giả dược (RR 1,04 95% CI 0,95 – 1,15). Bằng chứng về hiệu quả của dydrogesterone so với giả dược trong điều trị sẩy thai liên tiếp hiện không đủ mạnh, do đó hiệu quả tác động hiện chưa rõ.
Hiện tại không có dữ liệu so sánh hiệu quả của 17-a-hydroxyprogesterone hoặc progesterone vi hạt đường uống cho kết cục sinh sống ở nhóm sẩy thai liên tiếp.
Các kết cục khác: tất cả liệu pháp progestogen khi so với giả dược đều không có sự khác biệt về tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở cả hai nhóm dọa sẩy thai và sẩy thai liên tiếp.
- Progesterone vi hạt đặt âm đạo trong điều trị dọa sẩy thai so với giả dược: nguy cơ dị tật bẩm sinh RR 1,00 95% CI 0,68 – 1,46; tác dụng phụ của thuốc RR 1,07 95% CI 0,81 – 1,39.
- Progesterone vi hạt đặt âm đạo trong điều trị sẩy thai liên tiếp so với giả dược: nguy cơ dị tật bẩm sinh RR 0,75 95% CI 0,31 – 1,46; tác dụng phụ của thuốc RR 1,46 95% CI 0,93 – 2,29.
- Các progestogen khác hiện dữ liệu còn hạn chế.
Như vậy, đối với dọa sẩy thai và sẩy thai liên tiếp, bằng chứng hiện tại cho thấy progestogen không cải thiện tỷ lệ sinh sống, ngoại trừ progesterone vi hạt đặt âm đạo cho nhóm có tiền sử sẩy thai và có ra huyết âm đạo. Ngoài ra, dữ liệu hiện nay cho thấy cũng chỉ có progesterone vi hạt đặt âm đạo an toàn (dựa trên tỷ lệ dị tật bẩm sinh) và không có tác dụng phụ so với giả dược, các progestogen còn lại không đủ thông tin về tính an toàn.
Lược dịch từ: Devall, A.J., Papadopoulou, A., Podesek, M., Haas, D.M., Price, M.J., Coomarasamy, A., Gallos, I.D., 2021. Progestogens for preventing miscarriage: a network meta-analysis. Cochrane Database Syst. Rev. https://doi.org/10.1002/14651858.CD013792.pub2
Từ khóa: Progestogens trong điều trị sẩy thai
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 20-05-2021
Ảnh hưởng của việc điều trị trước bằng thuốc tránh thai đường uống lên kết quả chuyển phôi tươi và tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở những phụ nữ điều trị IVF có kinh nguyệt bình thường - Ngày đăng: 20-05-2021
Tác động của việc chuyển hai phôi và chuyển lần lượt đơn phôi đến tỷ lệ đa thai - Ngày đăng: 19-05-2021
Phương pháp lựa chọn tế bào bằng hoạt hóa từ tính (Magnetic Activated Cell Sorting - MACS): Phương pháp chọn lọc tinh trùng hiệu quả trong trường hợp phân mảnh dna tinh trùng ở mức độ cao - Ngày đăng: 18-05-2021
Chọn lọc tinh trùng bằng phương pháp dòng vi lỏng có giúp cải thiện tỷ lệ thành công trong ART ở nhóm vô sinh nam hay không? - Ngày đăng: 18-05-2021
ATP là yếu tố tạo nên sự khác biệt khi dùng Sr2+ để kích hoạt dao động Ca2+ trong noãn chuột và noãn người - Ngày đăng: 15-05-2021
Hiệu quả điều trị khi ICSI sử dụng mẫu tinh trùng TESE tươi so với mẫu tinh trùng TESE trữ lạnh - Ngày đăng: 15-05-2021
Nuôi cấy phôi dài ngày làm tăng nguy cơ sinh đôi đồng hợp tử, nhưng không liên quan đến các thao tác trên màng trong suốt hay quy trình trữ - rã phôi - Ngày đăng: 15-05-2021
Đồng thuận Cairo về điều kiện nuôi cấy trong IVF “Chỉ có một điều thực sự quan trọng trong một phòng lab thụ tinh ống nghiệm, đó là: tất cả mọi thứ” (phần II) - Ngày đăng: 05-05-2021
Đồng thuận Cairo về điều kiện nuôi cấy trong IVF “Chỉ có một điều thực sự quan trọng trong một phòng lab thụ tinh ống nghiệm, đó là: tất cả mọi thứ” (Phần I) - Ngày đăng: 05-05-2021
Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser có tốt hơn bằng cơ học trong việc cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng ở chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh? - Ngày đăng: 05-05-2021
SIÊU ÂM THAI PHỤ NHIỄM SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 04-05-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK