Tin tức
on Saturday 15-05-2021 10:43pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Ngô Hoàng Tín _ IVFVH
Khi tinh trùng thụ tinh với noãn, phospholipase-C (zeta) ζ (PLCζ) từ tinh trùng được giải phóng tạo ra inositol-1,4,5-trisphophate (InsP3) trong noãn làm khởi động quá trình trưởng thành noãn thông qua sự gia tăng nồng độ ion Ca 2+ tự do nội bào ( Kline và Kline, 1992 ; Miyazaki, 2007 ). Dao động Ca 2+ ở noãn chuột có thể được tạo ra bằng cách ủ trong môi trường chứa Sr2+. Môi trường Sr 2+ có hiệu quả cao ở noãn của loài gặm nhấm vì nó gây ra các dao động Ca 2+ kéo dài gần giống như các dao động thấy được khi thụ tinh tự nhiên. Sr 2+ hiệu quả như PLCζ trong việc kích hoạt sự phát triển của noãn chuột đến giai đoạn phôi nang ( Yu và cs, 2008 ; Ferrer-Buitrago và cs, 2018a ). Một số nghiên cứu cho thấy môi trường chứa Sr 2+ có thể có hiệu quả trong hoạt hóa noãn người ( Yanagida và cs, 2006; Fawzy và cs, 2018 ). Tuy nhiên, nghiên cứu của Lu và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng Sr 2+ không gây ra dao động Ca 2+ trong noãn người. Về lý thuyết, Sr 2+ có thể đi vào noãn thông qua thụ thể TRPV3, được biểu hiện và hoạt động ở cả noãn chuột và noãn người, vì vậy vẫn chưa giải thích rõ được vì sao Sr 2+ cho biểu hiện khác nhau ở noãn chuột và noãn người ( Lu và cs, 2018 ; Swann, 2018 ). Sự khác biệt giữa các loài có thể liên quan đến sự khác biệt trong quá trình chuyển hóa nội bào.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng noãn chuột và noãn người không thụ tinh sau IVF hoặc ICSI nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt khi hoạt hóa noãn chuột và noãn người bằng môi trường chứa Sr 2+.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, noãn chuột được ủ trong môi trường Sr2+ không chứa Ca 2+ luôn tạo được dao động Ca 2+ nhưng noãn người thường xuyên không tạo được dao động Ca2+ trong môi trường Sr 2+. Khi kiểm tra độ nhạy InsP3-receptor (IP3R) nhóm tác giả nhận thấy rằng noãn chuột nhạy cảm với InsP3 hơn noãn người khoảng 10 lần. Không có sự khác biệt lớn về hàm lượng Ca 2+ giữa noãn chuột và noãn người. Tuy nhiên, nồng độ Adenosine triphosphate (ATP) ở chuột luôn cao hơn so với noãn người. Khi mức ATP trong noãn chuột bị giảm xuống bằng cách ủ trong môi trường không có pyruvate, Sr 2+ không thể gây ra dao động Ca 2+. Khi pyruvate được thêm trở lại môi trường có noãn này, mức ATP tăng lên và có sự xuất hiện của sóng Ca 2+. Điều này cho thấy rằng ATP điều chỉnh khả năng của Sr 2+ để kích thích giải phóng Ca 2+ của IP3R trong noãn. Do đó, nhóm tác giả cho rằng noãn người có thể không phản ứng với môi trường Sr 2+ vì chúng có mức ATP trong tế bào thấp hơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng môi trường Sr 2+, hiện đang được sử dụng trong hoạt hóa noãn chuột, sẽ không thể hoạt hóa noãn người vì noãn người có mức ATP thấp hơn ở noãn chuột.
Nguồn: Storey A, Elgmati K, Wang Y, Knaggs P, Swann K. The role of ATP in the differential ability of Sr2+ to trigger Ca2+ oscillations in mouse and human eggs. Mol Hum Reprod. 2021 Jan 22;27(1):gaaa086. doi: 10.1093/molehr/gaaa086. PMID: 33543292; PMCID: PMC7846092.
Khi tinh trùng thụ tinh với noãn, phospholipase-C (zeta) ζ (PLCζ) từ tinh trùng được giải phóng tạo ra inositol-1,4,5-trisphophate (InsP3) trong noãn làm khởi động quá trình trưởng thành noãn thông qua sự gia tăng nồng độ ion Ca 2+ tự do nội bào ( Kline và Kline, 1992 ; Miyazaki, 2007 ). Dao động Ca 2+ ở noãn chuột có thể được tạo ra bằng cách ủ trong môi trường chứa Sr2+. Môi trường Sr 2+ có hiệu quả cao ở noãn của loài gặm nhấm vì nó gây ra các dao động Ca 2+ kéo dài gần giống như các dao động thấy được khi thụ tinh tự nhiên. Sr 2+ hiệu quả như PLCζ trong việc kích hoạt sự phát triển của noãn chuột đến giai đoạn phôi nang ( Yu và cs, 2008 ; Ferrer-Buitrago và cs, 2018a ). Một số nghiên cứu cho thấy môi trường chứa Sr 2+ có thể có hiệu quả trong hoạt hóa noãn người ( Yanagida và cs, 2006; Fawzy và cs, 2018 ). Tuy nhiên, nghiên cứu của Lu và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng Sr 2+ không gây ra dao động Ca 2+ trong noãn người. Về lý thuyết, Sr 2+ có thể đi vào noãn thông qua thụ thể TRPV3, được biểu hiện và hoạt động ở cả noãn chuột và noãn người, vì vậy vẫn chưa giải thích rõ được vì sao Sr 2+ cho biểu hiện khác nhau ở noãn chuột và noãn người ( Lu và cs, 2018 ; Swann, 2018 ). Sự khác biệt giữa các loài có thể liên quan đến sự khác biệt trong quá trình chuyển hóa nội bào.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng noãn chuột và noãn người không thụ tinh sau IVF hoặc ICSI nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt khi hoạt hóa noãn chuột và noãn người bằng môi trường chứa Sr 2+.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, noãn chuột được ủ trong môi trường Sr2+ không chứa Ca 2+ luôn tạo được dao động Ca 2+ nhưng noãn người thường xuyên không tạo được dao động Ca2+ trong môi trường Sr 2+. Khi kiểm tra độ nhạy InsP3-receptor (IP3R) nhóm tác giả nhận thấy rằng noãn chuột nhạy cảm với InsP3 hơn noãn người khoảng 10 lần. Không có sự khác biệt lớn về hàm lượng Ca 2+ giữa noãn chuột và noãn người. Tuy nhiên, nồng độ Adenosine triphosphate (ATP) ở chuột luôn cao hơn so với noãn người. Khi mức ATP trong noãn chuột bị giảm xuống bằng cách ủ trong môi trường không có pyruvate, Sr 2+ không thể gây ra dao động Ca 2+. Khi pyruvate được thêm trở lại môi trường có noãn này, mức ATP tăng lên và có sự xuất hiện của sóng Ca 2+. Điều này cho thấy rằng ATP điều chỉnh khả năng của Sr 2+ để kích thích giải phóng Ca 2+ của IP3R trong noãn. Do đó, nhóm tác giả cho rằng noãn người có thể không phản ứng với môi trường Sr 2+ vì chúng có mức ATP trong tế bào thấp hơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng môi trường Sr 2+, hiện đang được sử dụng trong hoạt hóa noãn chuột, sẽ không thể hoạt hóa noãn người vì noãn người có mức ATP thấp hơn ở noãn chuột.
Nguồn: Storey A, Elgmati K, Wang Y, Knaggs P, Swann K. The role of ATP in the differential ability of Sr2+ to trigger Ca2+ oscillations in mouse and human eggs. Mol Hum Reprod. 2021 Jan 22;27(1):gaaa086. doi: 10.1093/molehr/gaaa086. PMID: 33543292; PMCID: PMC7846092.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiệu quả điều trị khi ICSI sử dụng mẫu tinh trùng TESE tươi so với mẫu tinh trùng TESE trữ lạnh - Ngày đăng: 15-05-2021
Nuôi cấy phôi dài ngày làm tăng nguy cơ sinh đôi đồng hợp tử, nhưng không liên quan đến các thao tác trên màng trong suốt hay quy trình trữ - rã phôi - Ngày đăng: 15-05-2021
Đồng thuận Cairo về điều kiện nuôi cấy trong IVF “Chỉ có một điều thực sự quan trọng trong một phòng lab thụ tinh ống nghiệm, đó là: tất cả mọi thứ” (phần II) - Ngày đăng: 05-05-2021
Đồng thuận Cairo về điều kiện nuôi cấy trong IVF “Chỉ có một điều thực sự quan trọng trong một phòng lab thụ tinh ống nghiệm, đó là: tất cả mọi thứ” (Phần I) - Ngày đăng: 05-05-2021
Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser có tốt hơn bằng cơ học trong việc cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng ở chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh? - Ngày đăng: 05-05-2021
SIÊU ÂM THAI PHỤ NHIỄM SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 04-05-2021
Các yếu tố rủi ro đối với các cặp sinh đôi cùng trứng trong các chu kỳ IVF-ICSI: Một nghiên cứu bệnh - chứng - Ngày đăng: 04-05-2021
Ảnh hưởng của thừa cân và bệnh vẩy nến ở phụ nữ điều trị bằng kĩ thuật ICSI và tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 04-05-2021
Hình thái ICM có khả năng tiên lượng mạnh nhất tỉ lệ sinh sống trong chu kỳ chuyển đơn phôi trữ - Ngày đăng: 30-04-2021
Chuyển phôi đông lạnh có tỷ lệ sẩy thai do bất thường nhiễm sắc thể thấp hơn trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 30-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK