Tin tức
on Wednesday 16-06-2021 11:05pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH Chu Khánh Linh – IVF Vạn Hạnh
Azoospermia, được định nghĩa là không tìm thấy tinh trùng sau khi đánh giá mẫu tinh dịch sau ly tâm ít nhất hai lần, chiếm khoảng 10% các trường hợp vô sinh nam. Về mặt lâm sàng, vô tinh được chia thành vô tinh do bế tắc (OA) và vô tinh không do bế tắc (NOA) - chiếm 60% các trường hợp bất thường sinh tinh. Nguyên nhân của NOA có thể được phân loại là mắc phải, bẩm sinh hoặc vô căn. NOA bẩm sinh chủ yếu bao gồm các bất thường về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Klinefelter (KS), các vi mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y ( AZFa , AZFb và AZFc). Đối với nguyên nhân mắc phải của NOA chủ yếu bao gồm chấn thương, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm nhiễm, thuốc, bức xạ và rối loạn chức năng sinh tinh ở tinh hoàn do các yếu tố khác gây ra (chứng hẹp bao quy đầu, khối u tuyến yên và thiểu năng sinh dục). NOA vô căn được chẩn đoán khi loại trừ các nguyên nhân đã biết.
Gần đây, phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) kết hợp micro-TESE đã áp dụng phổ biến cho bệnh nhân NOA, và được xem là phương pháp tiêu chuẩn, với tỷ lệ thu nhận tinh trùng cao (SRR) cũng như giảm thiểu mất mô tế bào. Hầu hết các nghiên cứu về micro-TESE-ICSI cho bệnh nhân NOA chủ yếu tập trung vào việc so sánh việc thu nhận tinh trùng và kết quả thai lâm sàng với bệnh nhân vô tinh do bế tắc (OA). Tuy nhiên, hiện có rất ít dữ liệu về kết quả thai lâm sàng đối với các trường hợp NOA do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là so sánh SRRs và kết quả lâm sàng của những bệnh nhân có các nguyên nhân NOA khác nhau và đang điều trị bằng micro-TESE-ICSI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu với 769 bệnh nhân mắc chứng azoospermia không do bế tắc và đã trải qua 347 chu kỳ micro-TESE-ICSI. Các bệnh nhân azoospermia được phân loại thành 5 nhóm: Nhóm A (hội chứng Klinefelter, n = 284, 125 chu kỳ), Nhóm B (vi mất đoạn NST AZFc, n = 91, 64 chu kỳ), Nhóm C (tinh hoàn ẩn, n= 52, 39 chu kỳ), Nhóm D (quai bị trước đó và viêm tinh hoàn hai bên, n = 23, 23 chu kỳ), và Nhóm E (azoospermia vô căn, n = 319, 96 chu kỳ). Các đặc điểm lâm sàng, SRR, sự phát triển phôi và kết quả thai lâm sàng của bệnh nhân được so sánh giữa tất cả các nhóm.
Kết quả thu được là:
Đây là nghiên cứu đầu tiên khám phá một cách có hệ thống tỷ lệ thu nhận tinh trùng và kết quả lâm sàng ở những bệnh nhân mắc NOA do các nguyên nhân khác nhau điều trị bằng micro-TESE-ICSI. Nghiên cứu này cho thấy những bệnh nhân bị viêm tinh hoàn có SRR cao nhất và kết quả lâm sàng tốt nhất. Mặc dù bệnh nhân vi mất đoạn AZFc có SRR cao hơn, nhưng kết quả lâm sàng của họ lại kém hơn và SRR cao hơn không cho dự đoán được kết quả tốt cũng như không phải SRR thấp sẽ cho kết quả kém. Những thông tin này sẽ cung cấp thêm các hướng dẫn liên quan đến lâm sàng. Tuy nhiên, vì các dữ liệu liên quan còn rất hạn chế, nên cần có thêm bằng chứng với cỡ mẫu lớn hơn và các nhóm cộng đồng khác nhau nhằm nghiên cứu kỹ hơn khía cạnh này trong tương lai.
Nguồn: Zhang, Hong-Liang, et al. "Sperm retrieval rates and clinical outcomes for patients with different causes of azoospermia who undergo microdissection testicular sperm extraction-intracytoplasmic sperm injection." Asian journal of andrology 23.1 (2021): 59.
Azoospermia, được định nghĩa là không tìm thấy tinh trùng sau khi đánh giá mẫu tinh dịch sau ly tâm ít nhất hai lần, chiếm khoảng 10% các trường hợp vô sinh nam. Về mặt lâm sàng, vô tinh được chia thành vô tinh do bế tắc (OA) và vô tinh không do bế tắc (NOA) - chiếm 60% các trường hợp bất thường sinh tinh. Nguyên nhân của NOA có thể được phân loại là mắc phải, bẩm sinh hoặc vô căn. NOA bẩm sinh chủ yếu bao gồm các bất thường về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Klinefelter (KS), các vi mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y ( AZFa , AZFb và AZFc). Đối với nguyên nhân mắc phải của NOA chủ yếu bao gồm chấn thương, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm nhiễm, thuốc, bức xạ và rối loạn chức năng sinh tinh ở tinh hoàn do các yếu tố khác gây ra (chứng hẹp bao quy đầu, khối u tuyến yên và thiểu năng sinh dục). NOA vô căn được chẩn đoán khi loại trừ các nguyên nhân đã biết.
Gần đây, phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) kết hợp micro-TESE đã áp dụng phổ biến cho bệnh nhân NOA, và được xem là phương pháp tiêu chuẩn, với tỷ lệ thu nhận tinh trùng cao (SRR) cũng như giảm thiểu mất mô tế bào. Hầu hết các nghiên cứu về micro-TESE-ICSI cho bệnh nhân NOA chủ yếu tập trung vào việc so sánh việc thu nhận tinh trùng và kết quả thai lâm sàng với bệnh nhân vô tinh do bế tắc (OA). Tuy nhiên, hiện có rất ít dữ liệu về kết quả thai lâm sàng đối với các trường hợp NOA do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là so sánh SRRs và kết quả lâm sàng của những bệnh nhân có các nguyên nhân NOA khác nhau và đang điều trị bằng micro-TESE-ICSI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu với 769 bệnh nhân mắc chứng azoospermia không do bế tắc và đã trải qua 347 chu kỳ micro-TESE-ICSI. Các bệnh nhân azoospermia được phân loại thành 5 nhóm: Nhóm A (hội chứng Klinefelter, n = 284, 125 chu kỳ), Nhóm B (vi mất đoạn NST AZFc, n = 91, 64 chu kỳ), Nhóm C (tinh hoàn ẩn, n= 52, 39 chu kỳ), Nhóm D (quai bị trước đó và viêm tinh hoàn hai bên, n = 23, 23 chu kỳ), và Nhóm E (azoospermia vô căn, n = 319, 96 chu kỳ). Các đặc điểm lâm sàng, SRR, sự phát triển phôi và kết quả thai lâm sàng của bệnh nhân được so sánh giữa tất cả các nhóm.
Kết quả thu được là:
- Tỷ lệ thụ tinh là 27,9% ± 19,1% ở nhóm B, thấp nhất trong các nhóm và 65,1% ± 19,3% ở nhóm D, cao nhất trong các nhóm (P <0,05).
- Tỷ lệ thu nhận tinh trùng (SRR) cho thấy bệnh nhân nhóm D có SRR cao nhất và thành công nhất, là 100% và SRR trung bình của tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu là 46,0%.
- Tỷ lệ có thai lâm sàng, làm tổ và trẻ sinh sống ở nhóm D lần lượt là 78,3%, 65,0% và 74,0%, cao hơn các nhóm còn lại ( P <0,05). Bệnh nhân nhóm B có tỷ lệ mang thai lâm sàng, làm tổ và trẻ sinh sống thấp nhất trong tất cả các nhóm ( P <0,05). Không có sự khác biệt nào về tỷ lệ sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh giữa các nhóm ( P> 0,05).
Đây là nghiên cứu đầu tiên khám phá một cách có hệ thống tỷ lệ thu nhận tinh trùng và kết quả lâm sàng ở những bệnh nhân mắc NOA do các nguyên nhân khác nhau điều trị bằng micro-TESE-ICSI. Nghiên cứu này cho thấy những bệnh nhân bị viêm tinh hoàn có SRR cao nhất và kết quả lâm sàng tốt nhất. Mặc dù bệnh nhân vi mất đoạn AZFc có SRR cao hơn, nhưng kết quả lâm sàng của họ lại kém hơn và SRR cao hơn không cho dự đoán được kết quả tốt cũng như không phải SRR thấp sẽ cho kết quả kém. Những thông tin này sẽ cung cấp thêm các hướng dẫn liên quan đến lâm sàng. Tuy nhiên, vì các dữ liệu liên quan còn rất hạn chế, nên cần có thêm bằng chứng với cỡ mẫu lớn hơn và các nhóm cộng đồng khác nhau nhằm nghiên cứu kỹ hơn khía cạnh này trong tương lai.
Nguồn: Zhang, Hong-Liang, et al. "Sperm retrieval rates and clinical outcomes for patients with different causes of azoospermia who undergo microdissection testicular sperm extraction-intracytoplasmic sperm injection." Asian journal of andrology 23.1 (2021): 59.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Béo phì loại 3 và loại 4 có tác động như thế nào đến kết quả điều trị IVF? - Ngày đăng: 17-06-2021
Tác động của các đại thực bào trong tinh dịch lên chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 17-06-2021
Động học thụ tinh và phân chia nhanh ở phôi có tương quan với kết quả trẻ sinh sống sau ICSI, và có liên quan đến tuổi mẹ - Ngày đăng: 15-06-2021
Hình ảnh time-lapse của các sợi dây tế bào chất trong phôi nang có liên quan đến sự tự co sụp của phôi - Ngày đăng: 15-06-2021
Phân tích động học hình thái phôi cho thấy việc thụ tinh với tinh trùng từ tinh hoàn có ảnh hưởng đến chu kỳ phân bào đầu tiên của phôi - Ngày đăng: 14-06-2021
Tiêm ngừa COVID-19 và Hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 14-06-2021
Khả năng sinh sản sau thuyên tắc động mạch tử cung điều trị u xơ cơ tử cung - Ngày đăng: 10-06-2021
Nguy cơ sẩy thai – thai lưu sau sinh thiết gai nhau ở song thai - Ngày đăng: 10-06-2021
Phân tích động học hình thái của phôi giai đoạn phân chia và đánh giá biểu hiện các gen đặc hiệu trong tế bào cumulus để dự đoán sự phát triển của phôi người thành phôi nang nở rộng: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 10-06-2021
Hoạt động chuyển hoá của phôi nang liên quan đến động học, loại chất lượng hình thái, KIDScore và phân loại phôi bằng trí tuệ nhân tạo - Ngày đăng: 10-06-2021
So sánh tỉ lệ trẻ sinh sống giữa chuyển phôi khảm và phôi nguyên bội - Ngày đăng: 10-06-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK