Tin tức
on Wednesday 30-06-2021 2:25pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Anh - IVFMD Tân Bình
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của khuẩn hệ đường sinh dục đối với sức khoẻ sinh sản. Ở điều kiện sinh lý bình thường, khuẩn hệ âm đạo có đặc điểm đa dạng thấp, với chủng Lactobacillus chiếm ưu thế. Nghiên cứu thực hiện trên 396 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, kết quả cho thấy có 5 nhóm riêng biệt, 4 trong số đó được đặc trưng bởi sự phát triển ưu thế của Lactobacillus crispatus, Lactobacillus gasseri, Lactobacillus iners, và Lactobacillus jensenii. Ngược lại nhóm thứ 5 có tỷ lệ Lactobacilli thấp hơn và sự phát triển đa dạng của một số loại vi khuẩn kỵ khí như Gardnerella, Prevotella, Megasphaera, Atopobium hay Dialister. Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng và thay đổi sự phát triển của khuẩn hệ âm đạo ở mỗi cá nhân, tuy nhiên sự xâm nhập và phát triển đa dạng của các loài vi sinh vật kị khí, giảm sự phát triển của Lactobacilli gây nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis). Trên thực tế, rối loạn khuẩn hệ âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, sinh non, sẩy thai tự nhiên hoặc vô sinh.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khuẩn hệ âm đạo của phụ nữ vô sinh có những điểm khác biệt so với phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường, cùng với đó sự phát triển bất thường của chủng lactobacillus sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản. Một số nghiên cứu cũng thấy sự phát triển mạnh mẽ của các loài enterococci, streptococci, staphylococci, vi khuẩn gram âm khi phân tích ở đầu catheter sau chuyển phôi có liên quan đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai giảm đồng thời tăng tỷ lệ sẩy thai. Bên cạnh đó, khi phân tích các mẫu thu nhận trong tử cung, tỷ lệ trình tự của chi Lactobacillus thấp có liên quan với tỷ lệ thất bại cao khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Mặc dù DNA của Lactobacillus có thể do sự lây nhiễm từ âm đạo trong quá trình lấy mẫu, tuy nhiên những nghiên cứu này cho rằng sự hiện diện của Lactobacillus có thể giúp tiên lượng khả năng thành công của chu kỳ điều trị TTTON. Do đó, đánh giá khuẩn hệ sinh dục nên được thực hiện đối với các bệnh nhân vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc thất bại nhiều lần. Đồng thời, chiến lược sử dụng các sản phẩm probiotic để điều hoà khuẩn hệ đường sinh dục và tăng hiệu quả điều trị có thể có tiềm năng.
Lactobacillus salivarius CECT5713 là một chủng lợi khuẩn đã được chứng minh thích hợp sử dụng do người mẹ và trẻ sơ sinh do nhiều đặc tính kiểu hình và kiểu gen. Chủng lợi khuẩn này có tỷ lệ sống sót cao trong điều kiện đường tiêu hoá, hoạt động tạo acid cao, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và điều hoà miễn dịch. Những đặc tính này đã được chứng minh trong ống nghiệm, trên mô hình động vật và trong các thử nghiệm lâm sàng trên người. Do đó, sau khi đánh giá một số đặc tính liên quan đến âm đạo, nó đã được lựa chọn để sử dụng trong nghiên cứu này. Chủng này đã được đổi tên thành Ligilactobacillus salivarius do các đề xuất gần đây về phân loại lại chi Lactobacillus. Mục tiêu của nghiên cứu đã là đánh giá hiệu quả của chủng Lactobacillus salivarius CECT5713 trong việc cải thiện khả năng sinh sản thông qua các chỉ số pH, điểm Nugent, thành phần vi sinh vật, mức độ miễn dịch và tỷ lệ có thai sau 12 tuần.
Nghiên cứu được thực hiện trên 58 phụ nữ từ 28 – 45 tuổi và chia thành 3 nhóm. Nhóm 1: bệnh nhân có tiền sử sẩy thai liên tiếp (recurrent miscarriage - RA), nhóm 2: bệnh nhân vô sinh đã trải qua 2 chu kì điều trị IVF nhưng không có lần nào mang thai (infertility - INF) và nhóm 3 là những bệnh nhân có tiền căn sinh sản bình thường. Liệu pháp sử dụng L.salivarius CECT5713 kéo dài trong 6 tháng, bệnh nhân sẽ sử dụng 50mg probiotic đông khô bằng đường uống cho đến khi được chẩn đoán là có thai. Sau đó, duy trì sử dụng L.salivarius CECT5713 đến tuần thứ 15 của thai kì.
Kết quả của nghiên cứu sau 6 tháng sử dụng L.salivarius CECT5713 (~9 log10 CFU/ngày) như sau:
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự phát triển của chủng Lactobacillus đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh sản. Khi chủng này chiếm ưu thế sẽ làm giảm độ pH và điểm Nugent, ngược lại sự suy giảm Lactobacillus sẽ làm tăng độ pH và điểm Nugent. Đồng thời, can thiệp bằng liệu pháp probiotic giúp thay đổi các thông số vi sinh, sinh hoá và miễn dịch ở phụ nữ có thai, đồng thời việc sử dụng L.salivarius CECT5713 giúp cải thiện khả năng sinh sản những phụ nữ sảy thai liên tiếp và điều trị TTTON thất bại.
Nguồn: Fernández, L., Castro, I., Arroyo, R., Alba, C., Beltrán, D., & Rodríguez, J. M. (2021). Application of Ligilactobacillus salivarius CECT5713 to Achieve Term Pregnancies in Women with Repetitive Abortion or Infertility of Unknown Origin by Microbiological and Immunological Modulation of the Vaginal Ecosystem. Nutrients, 13(1), 162. Doi: https://doi.org/10.3390/nu13010162
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của khuẩn hệ đường sinh dục đối với sức khoẻ sinh sản. Ở điều kiện sinh lý bình thường, khuẩn hệ âm đạo có đặc điểm đa dạng thấp, với chủng Lactobacillus chiếm ưu thế. Nghiên cứu thực hiện trên 396 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, kết quả cho thấy có 5 nhóm riêng biệt, 4 trong số đó được đặc trưng bởi sự phát triển ưu thế của Lactobacillus crispatus, Lactobacillus gasseri, Lactobacillus iners, và Lactobacillus jensenii. Ngược lại nhóm thứ 5 có tỷ lệ Lactobacilli thấp hơn và sự phát triển đa dạng của một số loại vi khuẩn kỵ khí như Gardnerella, Prevotella, Megasphaera, Atopobium hay Dialister. Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng và thay đổi sự phát triển của khuẩn hệ âm đạo ở mỗi cá nhân, tuy nhiên sự xâm nhập và phát triển đa dạng của các loài vi sinh vật kị khí, giảm sự phát triển của Lactobacilli gây nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis). Trên thực tế, rối loạn khuẩn hệ âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, sinh non, sẩy thai tự nhiên hoặc vô sinh.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khuẩn hệ âm đạo của phụ nữ vô sinh có những điểm khác biệt so với phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường, cùng với đó sự phát triển bất thường của chủng lactobacillus sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản. Một số nghiên cứu cũng thấy sự phát triển mạnh mẽ của các loài enterococci, streptococci, staphylococci, vi khuẩn gram âm khi phân tích ở đầu catheter sau chuyển phôi có liên quan đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai giảm đồng thời tăng tỷ lệ sẩy thai. Bên cạnh đó, khi phân tích các mẫu thu nhận trong tử cung, tỷ lệ trình tự của chi Lactobacillus thấp có liên quan với tỷ lệ thất bại cao khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Mặc dù DNA của Lactobacillus có thể do sự lây nhiễm từ âm đạo trong quá trình lấy mẫu, tuy nhiên những nghiên cứu này cho rằng sự hiện diện của Lactobacillus có thể giúp tiên lượng khả năng thành công của chu kỳ điều trị TTTON. Do đó, đánh giá khuẩn hệ sinh dục nên được thực hiện đối với các bệnh nhân vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc thất bại nhiều lần. Đồng thời, chiến lược sử dụng các sản phẩm probiotic để điều hoà khuẩn hệ đường sinh dục và tăng hiệu quả điều trị có thể có tiềm năng.
Lactobacillus salivarius CECT5713 là một chủng lợi khuẩn đã được chứng minh thích hợp sử dụng do người mẹ và trẻ sơ sinh do nhiều đặc tính kiểu hình và kiểu gen. Chủng lợi khuẩn này có tỷ lệ sống sót cao trong điều kiện đường tiêu hoá, hoạt động tạo acid cao, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và điều hoà miễn dịch. Những đặc tính này đã được chứng minh trong ống nghiệm, trên mô hình động vật và trong các thử nghiệm lâm sàng trên người. Do đó, sau khi đánh giá một số đặc tính liên quan đến âm đạo, nó đã được lựa chọn để sử dụng trong nghiên cứu này. Chủng này đã được đổi tên thành Ligilactobacillus salivarius do các đề xuất gần đây về phân loại lại chi Lactobacillus. Mục tiêu của nghiên cứu đã là đánh giá hiệu quả của chủng Lactobacillus salivarius CECT5713 trong việc cải thiện khả năng sinh sản thông qua các chỉ số pH, điểm Nugent, thành phần vi sinh vật, mức độ miễn dịch và tỷ lệ có thai sau 12 tuần.
Nghiên cứu được thực hiện trên 58 phụ nữ từ 28 – 45 tuổi và chia thành 3 nhóm. Nhóm 1: bệnh nhân có tiền sử sẩy thai liên tiếp (recurrent miscarriage - RA), nhóm 2: bệnh nhân vô sinh đã trải qua 2 chu kì điều trị IVF nhưng không có lần nào mang thai (infertility - INF) và nhóm 3 là những bệnh nhân có tiền căn sinh sản bình thường. Liệu pháp sử dụng L.salivarius CECT5713 kéo dài trong 6 tháng, bệnh nhân sẽ sử dụng 50mg probiotic đông khô bằng đường uống cho đến khi được chẩn đoán là có thai. Sau đó, duy trì sử dụng L.salivarius CECT5713 đến tuần thứ 15 của thai kì.
Kết quả của nghiên cứu sau 6 tháng sử dụng L.salivarius CECT5713 (~9 log10 CFU/ngày) như sau:
- Hiệu quả mang thai sau khi sử dụng là 66% với 29/44 trường hợp có thai ở nhóm RA (17/21) và INF (12/23). Có 4 trường hợp sảy thai sau 12 tuần do đó tỷ lệ thành công sau cùng là 57% (KTC 95% 42–72%). Tất cả trường hợp mang thai đều sinh em bé ở tuần 38 của thai kì.
- Ở những bệnh nhân RA, sử dụng L.salivarius CECT5713 giúp giảm độ pH và điểm Nugent đồng thời tăng nồng độ các protein như TGF-β 1, TGF-β 2 và VEGF cũng như số lượng vi khuẩn lactobacilli khi so sánh giữa nhóm có thai và không có thai. Có sự hiện diện của chủng L.salivarius ở tất cả phụ nữ mang thai và ở 50% phụ nữ không có thai. Cùng với đó, đối với những phụ nữ không có thai không có sự khác biệt về các chỉ số nêu trên so với ban đầu.
- Nhóm INF cũng có sự giảm đáng kể nồng độ pH và điểm Nugent so với trước khi điều trị, các chỉ số này thấp hơn ở nhóm có thai so với không có thai. Đồng thời, quan sát thấy nồng độ protein TGF-β 1, TGF-β 2 ,VEGF và số lượng lactobacilli cũng cao hơn ở nhóm có thai. Có sự hiện hiện của chủng L.salivarius ở tất cả phụ nữ mang thai và ở 31% phụ nữ không có thai.
- Khi so sánh với nhóm sinh sản bình thường thì các chỉ số pH và điểm Nugent của nhóm mang thai không có sự khác biệt. Nồng độ TGF-β 1, TGF-β 2, VEGF và số lượng lactobacilli tăng lên gần tương đương với nhóm bình thường, mặc dù có sự khác biệt thống kê giữa 2 nhóm.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự phát triển của chủng Lactobacillus đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh sản. Khi chủng này chiếm ưu thế sẽ làm giảm độ pH và điểm Nugent, ngược lại sự suy giảm Lactobacillus sẽ làm tăng độ pH và điểm Nugent. Đồng thời, can thiệp bằng liệu pháp probiotic giúp thay đổi các thông số vi sinh, sinh hoá và miễn dịch ở phụ nữ có thai, đồng thời việc sử dụng L.salivarius CECT5713 giúp cải thiện khả năng sinh sản những phụ nữ sảy thai liên tiếp và điều trị TTTON thất bại.
Nguồn: Fernández, L., Castro, I., Arroyo, R., Alba, C., Beltrán, D., & Rodríguez, J. M. (2021). Application of Ligilactobacillus salivarius CECT5713 to Achieve Term Pregnancies in Women with Repetitive Abortion or Infertility of Unknown Origin by Microbiological and Immunological Modulation of the Vaginal Ecosystem. Nutrients, 13(1), 162. Doi: https://doi.org/10.3390/nu13010162
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lựa chọn tinh trùng dựa trên quá trình xâm nhập – lắng đọng và không cần ly tâm: Phương pháp mới giúp đảm bảo chức năng và tính toàn vẹn của DNA tinh trùng - Ngày đăng: 27-06-2021
Suy giảm quá trình sinh tinh ở bệnh nhân COVID-19 - Ngày đăng: 26-06-2021
Đặc điểm phôi và các kết quả lâm sàng của noãn có màng zona pellucida không đồng nhất: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 26-06-2021
Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của đám lưới nội chất trơn đối với kết quả sinh sản - Ngày đăng: 26-06-2021
Sơ lược về phôi khảm và kết quả chuyển phôi khảm trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 24-06-2021
Sự hài lòng và gắn bó của bệnh nhân với trung tâm điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 24-06-2021
Chu kỳ FET dựa trên chu kỳ phóng noãn có thể đạt được tỷ lệ thai cao hơn trong dân số chung và ở phụ nữ không phóng noãn - Ngày đăng: 22-06-2021
Hiệu quả của việc phân tách phôi IVF tiền làm tổ trong ART - Ngày đăng: 22-06-2021
Chuyển phôi nang đông lạnh bằng thủy tinh hóa ngày 5 so với ngày 6 trong chu kỳ xin noãn - Ngày đăng: 22-06-2021
Ảnh hưởng của chất lượng phôi ngày 3 và ngày 5/6 đến kết quả lâm sàng trong các chu kỳ chuyển đơn phôi rã đông sau thuỷ tinh hoá - Ngày đăng: 22-06-2021
Thai lâm sàng sau khi loại bỏ phân mảnh phôi trước khi chuyển phôi tươi giai đoạn phôi phân chia. - Ngày đăng: 20-06-2021
Đo mức độ phân mảnh DNA tinh trùng trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 20-06-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK