Tin tức
on Tuesday 22-06-2021 10:48pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Ngày nay, phương pháp chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer - FET) đang ngày càng phổ biến. Các phác đồ FET bao gồm các chu kỳ nhân tạo sử dụng kết hợp estrogen và progesterone theo các đường dùng khác nhau hoặc các phương pháp điều trị dựa trên quá trình phóng noãn nhằm đạt được sự chuẩn bị nội mạc tử cung tối ưu cho quá trình chuyển phôi. Letrozole là một loại thuốc sử dụng phổ biến giúp gây phóng noãn ở những phụ nữ không có kinh trong điều trị IUI. Một số nghiên cứu đã đánh giá kết quả của việc sử dụng letrozole trong các chu kỳ FET, với kết quả mâu thuẫn giữa việc dùng letrozole và các phương pháp tiếp cận khác để chuẩn bị nội mạc tử cung. Hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận về phác đồ nào là tốt nhất cho FET. Một trong những đối tượng khó điều trị bằng chu kỳ FET là bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovarian syndrome - PCOS). Về bản chất, nhóm bệnh nhân này thường được điều trị bằng FET nhân tạo (artificial FET - aFET) vì họ hiếm khi có chu kỳ phóng noãn. Do đó, Nardin Aslih và cộng sự (2021) tiến hành nghiên cứu này nhằm so sánh hai phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung cho FET là aFET và FET dựa trên chu kỳ phóng noãn (Ovulatory Cycle - Ovu-FET) ở nhóm dân số chung và nhóm bệnh nhân PCOS.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 634 chu kỳ FET được thực hiện từ 2016–2018. Các chu kỳ được chia thành 2 nhóm: Nhóm A – chuẩn bị nội mạc tử cung nhân tạo cho FET (aFET; n = 348), Nhóm B: Chuẩn bị nội mạc dựa trên chu kỳ phóng noãn (Ovu-FET, n= 286). Chuẩn bị nội mạc tử cung nhân tạo sử dụng estrogen và progesterone ngoại sinh. Trong các chu kỳ dựa trên sự phóng noãn, phóng noãn là tự nhiên hoặc do letrozole gây ra. Hơn nữa, quá trình phóng noãn diễn ra tự nhiên hoặc được kích thích bởi hCG tái tổ hợp (Ovitrelle) khi nang noãn đầu tiên có kích thước 18 mm và độ dày nội mạc tử cung lớn hơn 7,5 mm. Trong tất cả các trường hợp, quyết định về một chu kỳ hoàn toàn tự nhiên có phóng noãn tự nhiên hoặc kích hoạt phóng noãn với Ovitrelle dựa trên thời điểm chuyển phôi và dựa trên nồng độ luteinizing hormone trong máu và kích thước nang noãn thích hợp.
Kết quả cho thấy, bệnh nhân PCOS không phóng noãn có tỷ lệ thai cao hơn đáng kể khi điều trị bằng letrozole so với các chu kỳ aFET (44% so với 22,5%; p = 0,044). Trong toàn bộ đoàn hệ, chu kỳ phóng noãn và aFET tương tự nhau về đặc điểm bệnh nhân, nhân khẩu học, nguyên nhân vô sinh, phác đồ điều trị và số lượng phôi được chuyển. Mặc dù điểm ESHRE trung bình của phôi được chuyển cao hơn trong nhóm aFET, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn trong chu kỳ Ovu-FET (41,3% so với 27,3%, p <0,0001). Trong các chu kỳ Ovu-FET, kết quả của các chu kỳ có sử dụng letrozole và không sử dụng letrozole là tương đương nhau.
Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân PCOS không phóng noãn có thể được hưởng lợi từ các chu kỳ FET gây phóng noãn bằng letrozole, với kết quả tương đương với kết quả của dân số chung, chứng tỏ kết quả FET tốt hơn đáng kể trong các chu kỳ dựa trên sự phóng noãn so với aFET. Nhìn chung, nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể trong chu kỳ FET dựa trên chu kỳ phóng noãn (Ovu-FET), bất kể hình thức phóng noãn là tự nhhiên hay dùng thuốc. Cần thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) để đánh giá tính ưu việt của letrozole và Ovu-FET so với aFET.
Tài liệu tham khảo: Nardin Aslih, Dore Dorzia, Yuval Atzmon và cộng sự. Ovulatory-Based FET Cycles May Achieve Higher Pregnancy Rates in the General Population and among Anovulatory Women. Journal of Clinical Medicine. 2021.
Ngày nay, phương pháp chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer - FET) đang ngày càng phổ biến. Các phác đồ FET bao gồm các chu kỳ nhân tạo sử dụng kết hợp estrogen và progesterone theo các đường dùng khác nhau hoặc các phương pháp điều trị dựa trên quá trình phóng noãn nhằm đạt được sự chuẩn bị nội mạc tử cung tối ưu cho quá trình chuyển phôi. Letrozole là một loại thuốc sử dụng phổ biến giúp gây phóng noãn ở những phụ nữ không có kinh trong điều trị IUI. Một số nghiên cứu đã đánh giá kết quả của việc sử dụng letrozole trong các chu kỳ FET, với kết quả mâu thuẫn giữa việc dùng letrozole và các phương pháp tiếp cận khác để chuẩn bị nội mạc tử cung. Hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận về phác đồ nào là tốt nhất cho FET. Một trong những đối tượng khó điều trị bằng chu kỳ FET là bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovarian syndrome - PCOS). Về bản chất, nhóm bệnh nhân này thường được điều trị bằng FET nhân tạo (artificial FET - aFET) vì họ hiếm khi có chu kỳ phóng noãn. Do đó, Nardin Aslih và cộng sự (2021) tiến hành nghiên cứu này nhằm so sánh hai phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung cho FET là aFET và FET dựa trên chu kỳ phóng noãn (Ovulatory Cycle - Ovu-FET) ở nhóm dân số chung và nhóm bệnh nhân PCOS.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 634 chu kỳ FET được thực hiện từ 2016–2018. Các chu kỳ được chia thành 2 nhóm: Nhóm A – chuẩn bị nội mạc tử cung nhân tạo cho FET (aFET; n = 348), Nhóm B: Chuẩn bị nội mạc dựa trên chu kỳ phóng noãn (Ovu-FET, n= 286). Chuẩn bị nội mạc tử cung nhân tạo sử dụng estrogen và progesterone ngoại sinh. Trong các chu kỳ dựa trên sự phóng noãn, phóng noãn là tự nhiên hoặc do letrozole gây ra. Hơn nữa, quá trình phóng noãn diễn ra tự nhiên hoặc được kích thích bởi hCG tái tổ hợp (Ovitrelle) khi nang noãn đầu tiên có kích thước 18 mm và độ dày nội mạc tử cung lớn hơn 7,5 mm. Trong tất cả các trường hợp, quyết định về một chu kỳ hoàn toàn tự nhiên có phóng noãn tự nhiên hoặc kích hoạt phóng noãn với Ovitrelle dựa trên thời điểm chuyển phôi và dựa trên nồng độ luteinizing hormone trong máu và kích thước nang noãn thích hợp.
Kết quả cho thấy, bệnh nhân PCOS không phóng noãn có tỷ lệ thai cao hơn đáng kể khi điều trị bằng letrozole so với các chu kỳ aFET (44% so với 22,5%; p = 0,044). Trong toàn bộ đoàn hệ, chu kỳ phóng noãn và aFET tương tự nhau về đặc điểm bệnh nhân, nhân khẩu học, nguyên nhân vô sinh, phác đồ điều trị và số lượng phôi được chuyển. Mặc dù điểm ESHRE trung bình của phôi được chuyển cao hơn trong nhóm aFET, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn trong chu kỳ Ovu-FET (41,3% so với 27,3%, p <0,0001). Trong các chu kỳ Ovu-FET, kết quả của các chu kỳ có sử dụng letrozole và không sử dụng letrozole là tương đương nhau.
Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân PCOS không phóng noãn có thể được hưởng lợi từ các chu kỳ FET gây phóng noãn bằng letrozole, với kết quả tương đương với kết quả của dân số chung, chứng tỏ kết quả FET tốt hơn đáng kể trong các chu kỳ dựa trên sự phóng noãn so với aFET. Nhìn chung, nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể trong chu kỳ FET dựa trên chu kỳ phóng noãn (Ovu-FET), bất kể hình thức phóng noãn là tự nhhiên hay dùng thuốc. Cần thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) để đánh giá tính ưu việt của letrozole và Ovu-FET so với aFET.
Tài liệu tham khảo: Nardin Aslih, Dore Dorzia, Yuval Atzmon và cộng sự. Ovulatory-Based FET Cycles May Achieve Higher Pregnancy Rates in the General Population and among Anovulatory Women. Journal of Clinical Medicine. 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiệu quả của việc phân tách phôi IVF tiền làm tổ trong ART - Ngày đăng: 22-06-2021
Chuyển phôi nang đông lạnh bằng thủy tinh hóa ngày 5 so với ngày 6 trong chu kỳ xin noãn - Ngày đăng: 22-06-2021
Ảnh hưởng của chất lượng phôi ngày 3 và ngày 5/6 đến kết quả lâm sàng trong các chu kỳ chuyển đơn phôi rã đông sau thuỷ tinh hoá - Ngày đăng: 22-06-2021
Thai lâm sàng sau khi loại bỏ phân mảnh phôi trước khi chuyển phôi tươi giai đoạn phôi phân chia. - Ngày đăng: 20-06-2021
Đo mức độ phân mảnh DNA tinh trùng trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 20-06-2021
Tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử vào ban đêm có liên quan đến sự suy giảm chất lượng tinh trùng và chất lượng giấc ngủ - Ngày đăng: 18-06-2021
Tác động của thời gian từ lúc chọc hút noãn đến khi ICSI lên sự phát triển của phôi và kết quả điều trị: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-06-2021
Lấy mẫu tinh dịch tại nhà không ảnh hưởng đến kết quả điều trị IVF/ ICSI - Ngày đăng: 18-06-2021
Tỷ lệ thu nhận tinh trùng và kết quả lâm sàng ở các nhóm bệnh nhân vô sinh nam do nhiều nguyên nhân khác nhau điều trị micro-TESE-ICSI - Ngày đăng: 16-06-2021
Béo phì loại 3 và loại 4 có tác động như thế nào đến kết quả điều trị IVF? - Ngày đăng: 17-06-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK