Tin tức
on Monday 08-03-2021 2:36pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Minh Phượng – IVFMD Tân Bình
Với sự phát triển của thụ tinh trong ống nghiệm, ngày càng có nhiều lo ngại về các yếu tố ảnh hưởng tới kết cục sản khoa. Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) ra đời với mục đích hỗ trợ sàng lọc các bất thường về mặt di truyền từ đó lựa chọn phôi tốt nhất để chuyển cho bệnh nhân, tăng hiệu quả của một chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản. Để thực hiện PGT, kỹ thuật sinh thiết đóng một vai trò rất quan trọng. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy sinh thiết phôi nang cho các kết quả về tỷ lệ phôi làm tổ và thai diễn tiến cao hơn khi so sánh với phôi giai đoạn phân chia. Điều này đã khiến sinh thiết phôi nang dần trở thành tiêu chuẩn vàng trong sinh thiết phôi (Fritz và cs., 2008; Scott và cs., 2013). Tuy nhiên, vẫn có các quan điểm lo ngại rằng việc lấy đi 5-10 tế bào lá nuôi (TE) trong quá trình sinh thiết sẽ có những tác động tiềm tàng tới quá trình hình thành nhau thai dẫn tới một số tình trạng như tăng huyết áp thai kỳ (HPD), nhau tiền đạo, nhau bong non hay thai chậm tăng trưởng trong tử cung (FGR). Các ảnh hưởng tiêu cực của sinh thiết phôi nang đã được đánh giá trong một số nghiên cứu trước đây nhưng các kết quả không đồng nhất và gặp giới hạn trong quá trình tìm nhóm chứng hoặc không áp dụng được trong thực hành IVF hiện tại (Desmyttere và cs., 2012; Eldar-Geva và cs., 2014; Forman và cs., 2014; Bay và cs., 2016; Jing và cs., 2016). Chính vì vậy, Reeva Makhijani và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi sinh thiết tế bào TE từ phôi nang có làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa hoặc chu sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ (FET) hay không?
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với 756 bệnh nhân thực hiện chu kỳ FET được chia làm hai nhóm có (n= 241) hoặc không thực hiện sinh thiết (n= 515). Nghiên cứu phân tích kết quả của trẻ sinh từ năm 2013 đến 2019. Các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu có độ tuổi từ 20 đến 44 tuổi.
Một số kết quả thu nhận được:
- Nhóm bệnh nhân thực hiện sinh thiết có độ tuổi trung bình cao hơn, thời gian vô sinh dài và có ít phôi chuyển hơn so với nhóm không sinh thiết (P< 0,01).
- Sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, tỷ lệ HDP ở nhóm sinh thiết cao hơn đáng kể so với nhóm không sinh thiết (P= 0,029). Phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung ở các chu kỳ FET đã được chứng minh là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ HDP cao hơn.
- Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về tỷ lệ nhau tiền đạo hay tỷ lệ FGR.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân khi so sánh giữa nhóm phôi được sinh thiết với nhóm không sinh thiết cũng không tìm thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc sinh thiết tế bào TE có thể làm tăng nguy cơ HDP trong các chu kỳ FET. Cần có thêm các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm so sánh các kết cục sản khoa và chu sinh tương tự nhằm làm tăng độ chính xác cho các bằng chứng kể trên.
Nguồn: Impact of trophectoderm biopsy on obstetric and perinatal outcome following frozen-thawed embryo transfer cycles. Reeva Makhijani , Chantal Barbara Bartels , Prachi Godiwala , Alison Bartolucci , Andrea DiLuigi , John Nulsen , Daniel Grow , Claudio Benadiva , Lawrence Engmann. Human Reproduction, Volume 36, Issue 2, February 2021, Pages 340-348, https://doi.org/10.1093/humrep/deaa316
Với sự phát triển của thụ tinh trong ống nghiệm, ngày càng có nhiều lo ngại về các yếu tố ảnh hưởng tới kết cục sản khoa. Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) ra đời với mục đích hỗ trợ sàng lọc các bất thường về mặt di truyền từ đó lựa chọn phôi tốt nhất để chuyển cho bệnh nhân, tăng hiệu quả của một chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản. Để thực hiện PGT, kỹ thuật sinh thiết đóng một vai trò rất quan trọng. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy sinh thiết phôi nang cho các kết quả về tỷ lệ phôi làm tổ và thai diễn tiến cao hơn khi so sánh với phôi giai đoạn phân chia. Điều này đã khiến sinh thiết phôi nang dần trở thành tiêu chuẩn vàng trong sinh thiết phôi (Fritz và cs., 2008; Scott và cs., 2013). Tuy nhiên, vẫn có các quan điểm lo ngại rằng việc lấy đi 5-10 tế bào lá nuôi (TE) trong quá trình sinh thiết sẽ có những tác động tiềm tàng tới quá trình hình thành nhau thai dẫn tới một số tình trạng như tăng huyết áp thai kỳ (HPD), nhau tiền đạo, nhau bong non hay thai chậm tăng trưởng trong tử cung (FGR). Các ảnh hưởng tiêu cực của sinh thiết phôi nang đã được đánh giá trong một số nghiên cứu trước đây nhưng các kết quả không đồng nhất và gặp giới hạn trong quá trình tìm nhóm chứng hoặc không áp dụng được trong thực hành IVF hiện tại (Desmyttere và cs., 2012; Eldar-Geva và cs., 2014; Forman và cs., 2014; Bay và cs., 2016; Jing và cs., 2016). Chính vì vậy, Reeva Makhijani và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi sinh thiết tế bào TE từ phôi nang có làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa hoặc chu sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ (FET) hay không?
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với 756 bệnh nhân thực hiện chu kỳ FET được chia làm hai nhóm có (n= 241) hoặc không thực hiện sinh thiết (n= 515). Nghiên cứu phân tích kết quả của trẻ sinh từ năm 2013 đến 2019. Các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu có độ tuổi từ 20 đến 44 tuổi.
Một số kết quả thu nhận được:
- Nhóm bệnh nhân thực hiện sinh thiết có độ tuổi trung bình cao hơn, thời gian vô sinh dài và có ít phôi chuyển hơn so với nhóm không sinh thiết (P< 0,01).
- Sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, tỷ lệ HDP ở nhóm sinh thiết cao hơn đáng kể so với nhóm không sinh thiết (P= 0,029). Phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung ở các chu kỳ FET đã được chứng minh là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ HDP cao hơn.
- Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về tỷ lệ nhau tiền đạo hay tỷ lệ FGR.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân khi so sánh giữa nhóm phôi được sinh thiết với nhóm không sinh thiết cũng không tìm thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc sinh thiết tế bào TE có thể làm tăng nguy cơ HDP trong các chu kỳ FET. Cần có thêm các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm so sánh các kết cục sản khoa và chu sinh tương tự nhằm làm tăng độ chính xác cho các bằng chứng kể trên.
Nguồn: Impact of trophectoderm biopsy on obstetric and perinatal outcome following frozen-thawed embryo transfer cycles. Reeva Makhijani , Chantal Barbara Bartels , Prachi Godiwala , Alison Bartolucci , Andrea DiLuigi , John Nulsen , Daniel Grow , Claudio Benadiva , Lawrence Engmann. Human Reproduction, Volume 36, Issue 2, February 2021, Pages 340-348, https://doi.org/10.1093/humrep/deaa316
Các tin khác cùng chuyên mục:
MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VÀ NGUY CƠ DỊ TẬT TIM BẨM SINH Ở THẾ HỆ CON CÁI - Ngày đăng: 08-03-2021
CHUYỂN PHÔI NANG KHẢM - CƠ HỘI MỚI CHO BỆNH NHÂN - Ngày đăng: 08-03-2021
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC LIPID MÁU VÀ CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG QUÁ TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM - Ngày đăng: 08-03-2021
Mối tương quan giữa kích thước phôi nang và tỷ lệ thai lâm sàng - Ngày đăng: 08-03-2021
SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC LOẠI THUỐC KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG SỬ DỤNG TRÊN BỆNH NHÂN VÔ SINH KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN THỰC HIỆN IUI - Ngày đăng: 03-03-2021
Có thể tiên lượng tiềm năng phát triển của phôi từ các thông số động học hay không? - Ngày đăng: 26-03-2021
Hoạt hoá noãn nhân tạo và nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh: một phân tích gộp - Ngày đăng: 26-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE TRONG DỊCH NANG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG PHÔI VÀ SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA NOÃN Ở PHỤ NỮ VÔ SINH - Ngày đăng: 01-03-2021
Hiệu quả của chuyển đơn phôi chọn lọc so với chuyển hai phôi ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tiên lượng tốt - Ngày đăng: 01-03-2021
ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHU KỲ IUI - Ngày đăng: 27-02-2021
SỰ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH Ở PHỤ NỮ CHUYỂN GIỚI - Ngày đăng: 27-02-2021
ICSI CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN LÀM PHÔI LỆCH BỘI HAY KHÔNG? - Ngày đăng: 27-02-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK