Tin tức
on Saturday 27-02-2021 9:40am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD Tân Bình
“Gender dysphoria” là một thuật ngữ chỉ sự đau khổ xuất phát từ những khó khăn trong việc xác định giới tính ở cộng đồng LGBT. Tại Hà Lan, tỷ lệ gender dysphoria ở nam giới là 1/2800 (Wiepjes và cs., 2018). Những người nam này bắt đầu điều trị y tế bằng cách dùng thuốc kháng androgen kết hợp với estrogen hay thậm chí là phẫu thuật chuyển giới để có thể sống đúng với giới tính họ mong muốn. Tuy nhiên, việc điều trị hormone ở người chuyển giới đi kèm với việc giảm dần khả năng sinh tinh. Đặc biệt, việc phẫu thuật chuyển giới liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, dương vật hay phẫu thuật tạo hình âm đạo, sẽ làm mất khả năng sinh sản vĩnh viễn. Dù vậy, những người phụ nữ chuyển giới vẫn mong muốn có gia đình và có con trong tương lai, khoảng 69,9% muốn có con và 76,6% muốn bảo tồn khả năng sinh sản trước khi điều trị chuyển giới (Auer và cs., 2018). Việc đông lạnh tinh dịch trước khi chuyển giới là phương pháp thường dùng nhằm bảo tồn khả năng sinh sản cho những người chuyển giới.
Những dữ liệu trước đây cho thấy chất lượng các mẫu tinh dịch ở phụ nữ chuyển giới tương đối thấp, tuy nhiên những nghiên cứu này có cỡ mẫu nhỏ (Hamada và cs., 2015; Li và cs., 2018; Marsh và cs., 2019), thiếu kết quả nội tiết, thiếu dữ liệu lâm sàng về lối sống cũng như độ tuổi, tình trạng béo phì và hút thuốc lá (Sermondade và cs., 2013; Johnson và cs., 2015; Sharma và cs., 2016). Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là đánh giá đầy đủ chất lượng tinh dịch ở nhóm phụ nữ chuyển giới, và xác định các yếu tố lối sống ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch nhằm tối ưu hóa việc cải thiện chất lượng tinh dịch trước trước khi bảo tồn khả năng sinh sản.
Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ năm 1972 đến 2017 ở 11 trung tâm hỗ trợ sinh sản tại Hà Lan. Tổng cộng có 260 phụ nữ chuyển giới từ 16 – 52 tuổi và 748 mẫu tinh dịch được lưu trữ được đánh giá trong nghiên cứu.
Kết quả
Chất lượng tinh dịch ở phụ nữ chuyển giới thấp hơn đáng kể so với dân số chung theo dữ liệu của WHO. Tổng cộng, 21 phụ nữ chuyển giới có mẫu tinh dịch azoospermia. Chất lượng tinh dịch của những đối tượng còn lại so với dân số chung như sau: thể tích 2,7 so với 3,2 ml (P<0,05), nồng độ tinh trùng 40 so với 64 triệu/ml (P<0,05), tổng số tinh trùng 103 so với 196 triệu (P<0,05) và tỉ lệ di động tiến tới 41% so với 57% (P <0,05). Việc hút thuốc và tuổi cao đã được chứng minh có liên quan đến khả năng di động của tinh trùng. Mười hai phụ nữ chuyển giới được báo cáo sử dụng thuốc kháng androgen và estrogen, tuy nhiên tất cả đã ngừng sử dụng ít nhất 3 tháng trước khi tiến hành trữ đông tinh dịch. Không tìm thấy sự tương quan giữa việc sử dụng hormone và tình trạng giảm chất lượng tinh dịch. Tổng số tinh trùng di động sau rã đông là 1 triệu trên một đơn vị thể tích và chỉ 26,4% mẫu tinh dịch sau rã đông đủ điều kiện để thực hiện IUI.
Kết luận
Chất lượng tinh dịch ở phụ nữ chuyển giới thấp hơn so với dân số chung. Mặc dù ảnh hưởng tiêu cực của việc hút thuốc đã được quan sát, nhưng không đủ mạnh để chứng minh chất lượng tinh dịch giảm trong đoàn hệ này. Bên cạnh đó, chất lượng tinh dịch thấp trước khi trữ lạnh sẽ dẫn đến chất lượng tinh dịch sau rã đông cũng thấp, vì vậy phần lớn phụ nữ chuyển giới cần một phương pháp điều trị can thiệp như ICSI hay cIVF để tối ưu hóa việc có con trong tương lai.
Nguồn: de Nie, I., A. Meißner, E. Kostelijk, A. Soufan, I. Voorn-de Warem, M. den Heijer, J. Huirne & N. J. H. R. van Mello (2020) Impaired semen quality in trans women: prevalence and determinants. Human Reproduction 35, 1529-1536. doi:10.1093/humrep/deaa133
“Gender dysphoria” là một thuật ngữ chỉ sự đau khổ xuất phát từ những khó khăn trong việc xác định giới tính ở cộng đồng LGBT. Tại Hà Lan, tỷ lệ gender dysphoria ở nam giới là 1/2800 (Wiepjes và cs., 2018). Những người nam này bắt đầu điều trị y tế bằng cách dùng thuốc kháng androgen kết hợp với estrogen hay thậm chí là phẫu thuật chuyển giới để có thể sống đúng với giới tính họ mong muốn. Tuy nhiên, việc điều trị hormone ở người chuyển giới đi kèm với việc giảm dần khả năng sinh tinh. Đặc biệt, việc phẫu thuật chuyển giới liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, dương vật hay phẫu thuật tạo hình âm đạo, sẽ làm mất khả năng sinh sản vĩnh viễn. Dù vậy, những người phụ nữ chuyển giới vẫn mong muốn có gia đình và có con trong tương lai, khoảng 69,9% muốn có con và 76,6% muốn bảo tồn khả năng sinh sản trước khi điều trị chuyển giới (Auer và cs., 2018). Việc đông lạnh tinh dịch trước khi chuyển giới là phương pháp thường dùng nhằm bảo tồn khả năng sinh sản cho những người chuyển giới.
Những dữ liệu trước đây cho thấy chất lượng các mẫu tinh dịch ở phụ nữ chuyển giới tương đối thấp, tuy nhiên những nghiên cứu này có cỡ mẫu nhỏ (Hamada và cs., 2015; Li và cs., 2018; Marsh và cs., 2019), thiếu kết quả nội tiết, thiếu dữ liệu lâm sàng về lối sống cũng như độ tuổi, tình trạng béo phì và hút thuốc lá (Sermondade và cs., 2013; Johnson và cs., 2015; Sharma và cs., 2016). Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là đánh giá đầy đủ chất lượng tinh dịch ở nhóm phụ nữ chuyển giới, và xác định các yếu tố lối sống ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch nhằm tối ưu hóa việc cải thiện chất lượng tinh dịch trước trước khi bảo tồn khả năng sinh sản.
Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ năm 1972 đến 2017 ở 11 trung tâm hỗ trợ sinh sản tại Hà Lan. Tổng cộng có 260 phụ nữ chuyển giới từ 16 – 52 tuổi và 748 mẫu tinh dịch được lưu trữ được đánh giá trong nghiên cứu.
Kết quả
Chất lượng tinh dịch ở phụ nữ chuyển giới thấp hơn đáng kể so với dân số chung theo dữ liệu của WHO. Tổng cộng, 21 phụ nữ chuyển giới có mẫu tinh dịch azoospermia. Chất lượng tinh dịch của những đối tượng còn lại so với dân số chung như sau: thể tích 2,7 so với 3,2 ml (P<0,05), nồng độ tinh trùng 40 so với 64 triệu/ml (P<0,05), tổng số tinh trùng 103 so với 196 triệu (P<0,05) và tỉ lệ di động tiến tới 41% so với 57% (P <0,05). Việc hút thuốc và tuổi cao đã được chứng minh có liên quan đến khả năng di động của tinh trùng. Mười hai phụ nữ chuyển giới được báo cáo sử dụng thuốc kháng androgen và estrogen, tuy nhiên tất cả đã ngừng sử dụng ít nhất 3 tháng trước khi tiến hành trữ đông tinh dịch. Không tìm thấy sự tương quan giữa việc sử dụng hormone và tình trạng giảm chất lượng tinh dịch. Tổng số tinh trùng di động sau rã đông là 1 triệu trên một đơn vị thể tích và chỉ 26,4% mẫu tinh dịch sau rã đông đủ điều kiện để thực hiện IUI.
Kết luận
Chất lượng tinh dịch ở phụ nữ chuyển giới thấp hơn so với dân số chung. Mặc dù ảnh hưởng tiêu cực của việc hút thuốc đã được quan sát, nhưng không đủ mạnh để chứng minh chất lượng tinh dịch giảm trong đoàn hệ này. Bên cạnh đó, chất lượng tinh dịch thấp trước khi trữ lạnh sẽ dẫn đến chất lượng tinh dịch sau rã đông cũng thấp, vì vậy phần lớn phụ nữ chuyển giới cần một phương pháp điều trị can thiệp như ICSI hay cIVF để tối ưu hóa việc có con trong tương lai.
Nguồn: de Nie, I., A. Meißner, E. Kostelijk, A. Soufan, I. Voorn-de Warem, M. den Heijer, J. Huirne & N. J. H. R. van Mello (2020) Impaired semen quality in trans women: prevalence and determinants. Human Reproduction 35, 1529-1536. doi:10.1093/humrep/deaa133
Các tin khác cùng chuyên mục:
ICSI CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN LÀM PHÔI LỆCH BỘI HAY KHÔNG? - Ngày đăng: 27-02-2021
THỜI GIAN ĐÔNG LẠNH PHÔI NANG TỐI ƯU SAU KHI SINH THIẾT LÁ NUÔI PHÔI CHO XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN TIỀN LÀM TỔ - Ngày đăng: 19-02-2021
Tỷ lệ làm tổ tăng khi truyền vào tử cung một lượng nhỏ human Chorionic Gonadotropin (hCG) tại thời điểm chuyển phôi - Ngày đăng: 19-02-2021
So sánh ảnh hưởng của sitagliptin và metformin đối với chất lượng noãn và phôi ở bệnh nhân PCOS cổ điển thực hiện ICSI - Ngày đăng: 19-02-2021
SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ PHÂN MẢNH VÀ TỈ LỆ DỊ BỘI CỦA PHÔI - Ngày đăng: 06-02-2021
HPV và nguy cơ vô sinh ở nữ giới? - Ngày đăng: 06-02-2021
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT MẠCH MÁU TIỀN ĐẠO - VASA PREVIA - Ngày đăng: 06-02-2021
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP VỀ KẾT CỤC CHU SINH CỦA THAI KỲ CÓ HỘI CHỨNG THIẾU MÁU – ĐA HỒNG CẦU SONG THAI (Twin anemia – polycythemia sequence - TAPS) - Ngày đăng: 06-02-2021
Rối loạn hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi hay không? - Ngày đăng: 06-02-2021
Phân đoạn DNA tự do ngoài tế bào của thai trong các thai kỳ sau chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 05-02-2021
Phơi nhiễm bụi mịn trong môi trường xung quanh và chất lượng tinh dịch ở Đài Loan - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm bụi mịn lên chất lượng tinh dịch: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 01-02-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK