Tin tức
on Friday 19-02-2021 9:40am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS) là một rối loạn phổ biến và chiếm khoảng 80% nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có rối loạn phóng noãn. Phụ nữ PCOS có đặc trưng thường gặp như thu được nhiều noãn trong quá trình kích thích buồng trứng, mặc dù những noãn này thường có chất lượng thấp, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh, phân chia và làm tổ kém. PCOS là một hội chứng với nhiều biểu hiện khác nhau, do đó người ta phân loại hội chứng này theo tiêu chuẩn Rotterdam thành các nhóm kiểu hình "cổ điển" và không cổ điển. PCOS cổ điển được xác định khi phụ nữ có biểu hiện cường androgen trên lâm sàng/cận lâm sàng và kinh thưa/vô kinh kèm có hoặc không có hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. Phụ nữ có PCOS “cổ điển” thường có rối loạn kinh nguyệt rõ rệt hơn, tỷ lệ kháng insulin cao hơn và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và rối loạn lipid máu nặng hơn so với phụ nữ được chẩn đoán PCOS không cổ điển. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho rằng đề kháng insulin đóng vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của PCOS. Do đó, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc sử dụng các loại thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ thể với insulin trong điều trị PCOS. Metformin là một biguanide tổng hợp và là liệu pháp đường uống đầu tay trong điều trị đái tháo đường type 2. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng điều trị metformin ở phụ nữ bị PCOS có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng buồng trứng. Metformin tạo ra những tác dụng này bằng cách giảm cường androgen và giảm đề kháng insulin ở bệnh nhân PCOS. Metformin có thể ức chế trực tiếp việc sản xuất androgen hoặc gián tiếp làm giảm androgen bằng cách cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Một loại thuốc khác, sitagliptin là chất ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP4) đầu tiên giúp tăng cường tác dụng của các incretin như GLP-1 (glucagon-like peptide-1), có tác dụng hạ đường huyết, điều hòa bài tiết insulin và điều hòa chuyển hóa acid béo. Thuốc ức chế DPP4 đã được sử dụng trong điều trị đái tháo đường type 2 trong một thời gian dài. Trong những năm gần đây, dù các chất ức chế DPP4 như sitagliptin đã được báo cáo cải thiện chu kỳ buồng trứng và rụng trứng ở phụ nữ bị PCOS nhưng chưa có bất kỳ báo cáo liên quan nào về việc so sánh hiệu quả của sitagliptin và metformin trên chất lượng noãn và phôi của các bệnh nhân PCOS cổ điển điều trị thụ tinh trong ống nghiệm- tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intra-cytoplasmic Sperm Injection - ICSI). Do đó, Delbar Daneshjou và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh tác dụng của sitagliptin và metformin trên phụ nữ PCOS thực hiện ICSI.
Nghiên cứu thực hiện trên 60 bệnh nhân PCOS được chia thành 3 nhóm: sử dụng metformin, sử dụng sitagliptin và nhóm chứng. Điều trị được thực hiện 2 tháng trước khi bắt đầu chu kỳ kích thích buồng trứng và tiếp tục cho đến ngày chọc hút noãn. Mẫu máu (lúc bệnh nhân nhịn ăn) được thu thập vào ngày chọc hút noãn. Nồng độ testosterone toàn phần, estradiol và insulin trong huyết thanh ở tất cả các mẫu được đo bằng phương pháp ELISA. Noãn thu nhận được tiến hành ICSI và nuôi cấy phôi.
Kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể nồng độ insulin và testosterone toàn phần trong huyết thanh ở các nhóm được điều trị so với nhóm chứng (P < 0,05); trong khi đó, nồng độ estradiol không có sự khác biệt đáng kể ở bất kỳ nhóm điều trị nào khi so sánh với nhóm chứng. Số lượng noãn trưởng thành và bình thường tăng lên đáng kể ở các nhóm được điều trị so với nhóm chứng. Hơn nữa, số lượng noãn chưa trưởng thành giảm đáng kể và số lượng phôi loại I tăng lên đáng kể ở nhóm sử dụng sitagliptin so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt đáng kể về thời gian kích thích buồng trứng, số lượng phôi được chuyển (loại I + II), tỷ lệ thai sinh hóa và thai lâm sàng cũng như hội chứng quá kích buồng trứng ở bất kỳ nhóm điều trị nào (P > 0,05).
Nghiên cứu cho thấy sitagliptin có thể cải thiện sự trưởng thành của noãn và chất lượng phôi hiệu quả hơn metformin ở bệnh nhân PCOS thực hiện ICSI. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để khẳng định hiệu quả này.
Tài liệu tham khảo: Delbar Daneshjou, Shahrzad Zadeh Modarres, Malek Soleimani Mehranjani et al. Comparing the effect of sitagliptin and metformin on the oocyte and embryo quality in classic PCOS patients undergoing ICSI. Irish Journal of Medical Science. 2020.
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS) là một rối loạn phổ biến và chiếm khoảng 80% nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có rối loạn phóng noãn. Phụ nữ PCOS có đặc trưng thường gặp như thu được nhiều noãn trong quá trình kích thích buồng trứng, mặc dù những noãn này thường có chất lượng thấp, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh, phân chia và làm tổ kém. PCOS là một hội chứng với nhiều biểu hiện khác nhau, do đó người ta phân loại hội chứng này theo tiêu chuẩn Rotterdam thành các nhóm kiểu hình "cổ điển" và không cổ điển. PCOS cổ điển được xác định khi phụ nữ có biểu hiện cường androgen trên lâm sàng/cận lâm sàng và kinh thưa/vô kinh kèm có hoặc không có hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. Phụ nữ có PCOS “cổ điển” thường có rối loạn kinh nguyệt rõ rệt hơn, tỷ lệ kháng insulin cao hơn và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và rối loạn lipid máu nặng hơn so với phụ nữ được chẩn đoán PCOS không cổ điển. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho rằng đề kháng insulin đóng vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của PCOS. Do đó, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc sử dụng các loại thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ thể với insulin trong điều trị PCOS. Metformin là một biguanide tổng hợp và là liệu pháp đường uống đầu tay trong điều trị đái tháo đường type 2. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng điều trị metformin ở phụ nữ bị PCOS có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng buồng trứng. Metformin tạo ra những tác dụng này bằng cách giảm cường androgen và giảm đề kháng insulin ở bệnh nhân PCOS. Metformin có thể ức chế trực tiếp việc sản xuất androgen hoặc gián tiếp làm giảm androgen bằng cách cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Một loại thuốc khác, sitagliptin là chất ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP4) đầu tiên giúp tăng cường tác dụng của các incretin như GLP-1 (glucagon-like peptide-1), có tác dụng hạ đường huyết, điều hòa bài tiết insulin và điều hòa chuyển hóa acid béo. Thuốc ức chế DPP4 đã được sử dụng trong điều trị đái tháo đường type 2 trong một thời gian dài. Trong những năm gần đây, dù các chất ức chế DPP4 như sitagliptin đã được báo cáo cải thiện chu kỳ buồng trứng và rụng trứng ở phụ nữ bị PCOS nhưng chưa có bất kỳ báo cáo liên quan nào về việc so sánh hiệu quả của sitagliptin và metformin trên chất lượng noãn và phôi của các bệnh nhân PCOS cổ điển điều trị thụ tinh trong ống nghiệm- tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intra-cytoplasmic Sperm Injection - ICSI). Do đó, Delbar Daneshjou và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh tác dụng của sitagliptin và metformin trên phụ nữ PCOS thực hiện ICSI.
Nghiên cứu thực hiện trên 60 bệnh nhân PCOS được chia thành 3 nhóm: sử dụng metformin, sử dụng sitagliptin và nhóm chứng. Điều trị được thực hiện 2 tháng trước khi bắt đầu chu kỳ kích thích buồng trứng và tiếp tục cho đến ngày chọc hút noãn. Mẫu máu (lúc bệnh nhân nhịn ăn) được thu thập vào ngày chọc hút noãn. Nồng độ testosterone toàn phần, estradiol và insulin trong huyết thanh ở tất cả các mẫu được đo bằng phương pháp ELISA. Noãn thu nhận được tiến hành ICSI và nuôi cấy phôi.
Kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể nồng độ insulin và testosterone toàn phần trong huyết thanh ở các nhóm được điều trị so với nhóm chứng (P < 0,05); trong khi đó, nồng độ estradiol không có sự khác biệt đáng kể ở bất kỳ nhóm điều trị nào khi so sánh với nhóm chứng. Số lượng noãn trưởng thành và bình thường tăng lên đáng kể ở các nhóm được điều trị so với nhóm chứng. Hơn nữa, số lượng noãn chưa trưởng thành giảm đáng kể và số lượng phôi loại I tăng lên đáng kể ở nhóm sử dụng sitagliptin so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt đáng kể về thời gian kích thích buồng trứng, số lượng phôi được chuyển (loại I + II), tỷ lệ thai sinh hóa và thai lâm sàng cũng như hội chứng quá kích buồng trứng ở bất kỳ nhóm điều trị nào (P > 0,05).
Nghiên cứu cho thấy sitagliptin có thể cải thiện sự trưởng thành của noãn và chất lượng phôi hiệu quả hơn metformin ở bệnh nhân PCOS thực hiện ICSI. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để khẳng định hiệu quả này.
Tài liệu tham khảo: Delbar Daneshjou, Shahrzad Zadeh Modarres, Malek Soleimani Mehranjani et al. Comparing the effect of sitagliptin and metformin on the oocyte and embryo quality in classic PCOS patients undergoing ICSI. Irish Journal of Medical Science. 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ PHÂN MẢNH VÀ TỈ LỆ DỊ BỘI CỦA PHÔI - Ngày đăng: 06-02-2021
HPV và nguy cơ vô sinh ở nữ giới? - Ngày đăng: 06-02-2021
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT MẠCH MÁU TIỀN ĐẠO - VASA PREVIA - Ngày đăng: 06-02-2021
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP VỀ KẾT CỤC CHU SINH CỦA THAI KỲ CÓ HỘI CHỨNG THIẾU MÁU – ĐA HỒNG CẦU SONG THAI (Twin anemia – polycythemia sequence - TAPS) - Ngày đăng: 06-02-2021
Rối loạn hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi hay không? - Ngày đăng: 06-02-2021
Phân đoạn DNA tự do ngoài tế bào của thai trong các thai kỳ sau chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 05-02-2021
Phơi nhiễm bụi mịn trong môi trường xung quanh và chất lượng tinh dịch ở Đài Loan - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm bụi mịn lên chất lượng tinh dịch: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của chuyển phôi ngày 7 lên kết cục sản khoa và chu sinh ở trẻ sinh sống sau chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 22-01-2021
Có nên điều trị cho phụ nữ có kháng thể tự miễn tuyến giáp? - Ngày đăng: 16-01-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK