Tin tức
on Saturday 06-02-2021 3:44pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Tiểu My - Bệnh viện Mỹ Đức
Nguồn: hopkinsmedicine.org
Hội chứng thiếu máu – đa hồng cầu song thai (Twin anemia – polycythemia sequence – TAPS) được định nghĩa là có hiện tượng thiếu máu ở thai cho, đa hồng cầu ở thai nhận trên song thai một bánh nhau. TAPS xảy ra ở khoảng 3-5% thai kỳ song thai một bánh nhau và 2 - 16% khi có hội chứng truyền máu song thai. Hiện nay, dữ liệu về kết cục thai kỳ cũng như phác đồ quản lý và xử trí các trường hợp TAPS còn nhiều tranh cãi. Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp phân tích kết cục của các thai kỳ song thai một nhau hai ối (MCDA) có TAPS vừa được công bố kết quả. Tiêu chuẩn chẩn đoán TAPS trong tổng quan này bao gồm:
Tất cả các kết quả phân tích đều phân loại theo dạng TAPS (tự phát hoặc sau điều trị laser) và phương pháp điều trị TAPS (theo dõi, laser, truyền máu trong tử cung, giảm thai chọn lọc).
Kết quả phân tích cho thấy:
Tỷ lệ IUD là 5,32% (95% CI, 3,6–7,1) ở nhóm TAPS tự phát và 10,2% (95% CI, 7,4‐13,3) ở nhóm TAPS sau điều trị laser. Trong khi tỷ lệ NND tương ứng ở mỗi nhóm trên lần lượt là 4,0% (95% CI, 2,6‐5,7) và 9,2% (95% CI, 6,6‐12,3). Tỷ lệ sơ sinh mắc bệnh nặng là 29,3% (95% CI, 25,6‐33,1) ở nhóm TAPS tự phát và 33,3% (95% CI, 17,4-51,8) nhóm TAPS sau điều trị laser. Tỷ lệ mắc bệnh thần kinh nặng ở mỗi nhóm lần lượt là 4,0% (95% CI, 3,5‐5,7) và 11,1% (95% CI, 6,2‐17,2). Tỷ lệ sinh non là 86,3% (95% CI, 77,2‐ 93,3) ở nhóm TAPS tự phát và tất cả các trường hợp TAPS sau laser (95% CI, 84,3‐100). Tỷ lệ sinh non do tai biến thủ thuật nhiều hơn sinh non tự phát ở cả hai nhóm.
Kết cục thai kỳ theo phương pháp điều trị (418 trường hợp):
Tỷ lệ IUD là 9,8% (95% CI, 4,3‐17,1) ở nhóm theo dõi không can thiệp và 13,1% (95% CI, 9,2 - 17,6), 12,1% (95% CI, 7,7‐17,3) và 7,6% (95% CI, 1,3‐18,5) lần lượt ở các nhóm điều trị bằng laser, truyền máu trong tử cung và giảm thai chọn lọc.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng là 27,3% (95% CI, 13,6‐43,6) ở nhóm theo dõi không can thiệp, 28,7% (95% CI, 22,7‐35,1) ở nhóm điều trị bằng laser, 38,2% (95% CI, 18,3‐60,5) ở nhóm truyền máu trong tử cung và 23,3% (95%CI 10,5-39,2) ở nhóm giảm thai chọn lọc.
Tỷ lệ sinh non là 80,4% (95% CI, 59,8‐94,8), 73,4% (95% CI, 48,1‐ 92,3), 100% (95% CI, 76,5‐ 100) và 100% (95% CI, 39,8‐100) lần lượt ở các nhóm theo dõi không can thiệp, laser, truyền máu trong tử cung và giảm thai chọn lọc.
Như vậy, kết quả phân tích được từ tổng quan này cung cấp các tỷ lệ ước đoán về tỷ lệ tử vong chu sinh, tỷ lệ mắc bệnh và sinh non ở các trường hợp TAPS theo phân loại và phương pháp điều trị khác nhau. Mặc dù không thể so sánh trực tiếp, nhưng kết quả từ tổng quan hệ thống này cho thấy TAPS tự phát có thể có tiên lượng tốt hơn TAPS sau laser điều trị. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh khi so sánh giữa các phương pháp xử trí TAPS khác nhau, dù những kết quả này phân tích dựa trên những hạn chế của các nghiên cứu ban đầu. Chiến lược quản lý TAPS được khuyến nghị hiện tại là cá nhân hóa các trường hợp TAPS, lưu ý mức độ TAPS và tuổi thai.
Lược dịch từ: Perinatal outcomes of pregnanacy complicated by twin anemia-polycythemia sequence: a systematic review and meta-analysis – accepted article – UOG Jan 2021.
Nguồn: hopkinsmedicine.org
Hội chứng thiếu máu – đa hồng cầu song thai (Twin anemia – polycythemia sequence – TAPS) được định nghĩa là có hiện tượng thiếu máu ở thai cho, đa hồng cầu ở thai nhận trên song thai một bánh nhau. TAPS xảy ra ở khoảng 3-5% thai kỳ song thai một bánh nhau và 2 - 16% khi có hội chứng truyền máu song thai. Hiện nay, dữ liệu về kết cục thai kỳ cũng như phác đồ quản lý và xử trí các trường hợp TAPS còn nhiều tranh cãi. Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp phân tích kết cục của các thai kỳ song thai một nhau hai ối (MCDA) có TAPS vừa được công bố kết quả. Tiêu chuẩn chẩn đoán TAPS trong tổng quan này bao gồm:
- Chẩn đoán TAPS tiền sản cần kết hợp MCA-PSV ≥ 1,5 MoM ở thai thiếu máu và ≤ 1,0 MoM ở thai đa hồng cầu với điều kiện nước ối bình thường.
- Chẩn đoán TAPS sau sinh dựa vào sự chênh lệch hemoglobin giữa hai thai ≥ 8.0 g/dL và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau: có sự thông nối mạch máu nhỏ trên bề mặt nhau thai sau khi tiêm thuốc nhuộm và/ hoặc tỷ lệ hồng cầu lưới thai cho/nhận ≥ 1.7.
Tất cả các kết quả phân tích đều phân loại theo dạng TAPS (tự phát hoặc sau điều trị laser) và phương pháp điều trị TAPS (theo dõi, laser, truyền máu trong tử cung, giảm thai chọn lọc).
Kết quả phân tích cho thấy:
Tỷ lệ IUD là 5,32% (95% CI, 3,6–7,1) ở nhóm TAPS tự phát và 10,2% (95% CI, 7,4‐13,3) ở nhóm TAPS sau điều trị laser. Trong khi tỷ lệ NND tương ứng ở mỗi nhóm trên lần lượt là 4,0% (95% CI, 2,6‐5,7) và 9,2% (95% CI, 6,6‐12,3). Tỷ lệ sơ sinh mắc bệnh nặng là 29,3% (95% CI, 25,6‐33,1) ở nhóm TAPS tự phát và 33,3% (95% CI, 17,4-51,8) nhóm TAPS sau điều trị laser. Tỷ lệ mắc bệnh thần kinh nặng ở mỗi nhóm lần lượt là 4,0% (95% CI, 3,5‐5,7) và 11,1% (95% CI, 6,2‐17,2). Tỷ lệ sinh non là 86,3% (95% CI, 77,2‐ 93,3) ở nhóm TAPS tự phát và tất cả các trường hợp TAPS sau laser (95% CI, 84,3‐100). Tỷ lệ sinh non do tai biến thủ thuật nhiều hơn sinh non tự phát ở cả hai nhóm.
Kết cục thai kỳ theo phương pháp điều trị (418 trường hợp):
Tỷ lệ IUD là 9,8% (95% CI, 4,3‐17,1) ở nhóm theo dõi không can thiệp và 13,1% (95% CI, 9,2 - 17,6), 12,1% (95% CI, 7,7‐17,3) và 7,6% (95% CI, 1,3‐18,5) lần lượt ở các nhóm điều trị bằng laser, truyền máu trong tử cung và giảm thai chọn lọc.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng là 27,3% (95% CI, 13,6‐43,6) ở nhóm theo dõi không can thiệp, 28,7% (95% CI, 22,7‐35,1) ở nhóm điều trị bằng laser, 38,2% (95% CI, 18,3‐60,5) ở nhóm truyền máu trong tử cung và 23,3% (95%CI 10,5-39,2) ở nhóm giảm thai chọn lọc.
Tỷ lệ sinh non là 80,4% (95% CI, 59,8‐94,8), 73,4% (95% CI, 48,1‐ 92,3), 100% (95% CI, 76,5‐ 100) và 100% (95% CI, 39,8‐100) lần lượt ở các nhóm theo dõi không can thiệp, laser, truyền máu trong tử cung và giảm thai chọn lọc.
Như vậy, kết quả phân tích được từ tổng quan này cung cấp các tỷ lệ ước đoán về tỷ lệ tử vong chu sinh, tỷ lệ mắc bệnh và sinh non ở các trường hợp TAPS theo phân loại và phương pháp điều trị khác nhau. Mặc dù không thể so sánh trực tiếp, nhưng kết quả từ tổng quan hệ thống này cho thấy TAPS tự phát có thể có tiên lượng tốt hơn TAPS sau laser điều trị. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh khi so sánh giữa các phương pháp xử trí TAPS khác nhau, dù những kết quả này phân tích dựa trên những hạn chế của các nghiên cứu ban đầu. Chiến lược quản lý TAPS được khuyến nghị hiện tại là cá nhân hóa các trường hợp TAPS, lưu ý mức độ TAPS và tuổi thai.
Lược dịch từ: Perinatal outcomes of pregnanacy complicated by twin anemia-polycythemia sequence: a systematic review and meta-analysis – accepted article – UOG Jan 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Rối loạn hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi hay không? - Ngày đăng: 06-02-2021
Phân đoạn DNA tự do ngoài tế bào của thai trong các thai kỳ sau chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 05-02-2021
Phơi nhiễm bụi mịn trong môi trường xung quanh và chất lượng tinh dịch ở Đài Loan - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm bụi mịn lên chất lượng tinh dịch: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của chuyển phôi ngày 7 lên kết cục sản khoa và chu sinh ở trẻ sinh sống sau chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 22-01-2021
Có nên điều trị cho phụ nữ có kháng thể tự miễn tuyến giáp? - Ngày đăng: 16-01-2021
ACETAMINOPHEN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH HẠ SỐT TRONG CHUYỂN DẠ SINH – THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG - Ngày đăng: 14-01-2021
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT CỤC CHU SINH CỦA COVID-19 TRONG THAI KỲ - Ngày đăng: 14-01-2021
ĐÁNH GIÁ KHUẨN HỆ NỘI MẠC TỬ CUNG: CƠ HỘI MỚI CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI - Ngày đăng: 12-01-2021
THAI PHỤ MẮC COVID-19 CÓ THỂ LÂY TRUYỀN SANG TRẺ SƠ SINH TRONG LÚC SINH KHÔNG? - Ngày đăng: 12-01-2021
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục điều trị của phụ nữ hiếm muộn sau TTTON thất bại - Ngày đăng: 12-01-2021
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN PHÔI CỦA NỘI MẠC TỬ CUNG SAU THẤT BẠI LÀM TỔ NHIỀU LẦN - Ngày đăng: 08-01-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK