Tin tức
on Friday 08-01-2021 7:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Minh Phượng – IVFMD Tân Bình
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình cứ sáu cặp vợ chồng sẽ có một cặp phải đối mặt với tình trạng vô sinh. Để khắc phục tình trạng này, hỗ trợ sinh sản là hướng tiếp cận khả thi nhất, tuy nhiên có khoảng 45% trường hợp các cặp vợ chồng này hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân (Malchau và cs., 2017). Sự xuất hiện của IVF và ICSI mang đến giải pháp điều trị tiềm năng cho hầu hết các cặp vợ chồng vô sinh nhưng vẫn có khoảng 8-10% gặp phải vấn đề thất bại làm tổ liên tiếp (RIF) mặc dù đã trải qua ít nhất ba lần chuyển phôi chất lượng tốt (Koot và cs., 2012). Nguyên nhân có thể đến từ những rối loạn tại nội mạc tử cung chưa được chẩn đoán ra (Macklon, 2017). Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị cho những trường hợp này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, với nguy cơ có thể gây ra bất lợi hơn là hỗ trợ cho bệnh nhân (Datta và cs., 2015; Harper và cs., 2017; Lensen và cs., 2019).
Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra các biện pháp để khắc phục tình trạng thất bại làm tổ liên tiếp như phân tích biểu hiện gen nhằm xác định thời gian mở cửa sổ làm tổ, khảo sát miễn dịch và khuẩn hệ âm đạo hay tại nội mạc tử cung, nồng độ progesterone tối ưu để chuyển phôi, … Những thử nghiệm này thậm chí còn được thương mại hóa thành những bộ kit "chẩn đoán nội mạc tử cung" nhằm cung cấp thêm các thông tin để hỗ trợ điều trị cho nhóm bệnh nhân RIF (Labarta và cs., 2017; Alsbjerg và cs., 2018; Thomsen và cs., 2018; Cédrin-Durnerin và cs., 2019).
Malene và cộng sự (2020) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá các dấu hiệu rối loạn chức năng của nội mạc tử cung ở nhóm RIF so với phụ nữ thực hiện IVF lần đầu. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu có nhóm chứng này được thực hiện trên 86 phụ nữ có tiền sử RIF và 37 phụ nữ bắt đầu điều trị IVF lần đầu tiên (nhóm chứng). Nội mạc tử cung được chuẩn bị bằng phác đồ sử dụng nội tiết ngoại sinh. Sinh thiết nội mạc tử cung được phân tích bằng mô học, phân tích đặc điểm các tế bào miễn dịch, và bằng ERA test (Igenomix, Valencia, Tây Ban Nha) nhằm đánh giá tính tiếp nhận của nội mạc tử cung. Khuẩn hệ âm đạo được phân tích bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới NGS (ArtPRED, Amsterdam, Hà Lan). Các xét nghiệm máu được đưa vào phân tích bao gồm estradiol, progesterone, prolactin, TSH, vitamin D và nồng độ kháng thể kháng phospholipid.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có tiền sử RIF có bất thường trên nhiều kết quả xét nghiệm. So với nhóm chứng, phụ nữ RIF có tỷ lệ viêm nội mạc tử cung mãn tính cao hơn (24% so với 6%). Thêm vào đó, nồng độ vitamin D cũng được ghi nhận thấp hơn ở nhóm RIF. Vitamin D được xem là yếu tố quyết định sự tiếp nhận của nội mạc tử cung, thông qua kích hoạt các con đường làm giảm phản ứng miễn dịch bất lợi ở tử cung. Ngoài ra nồng độ progesterone được đo ở các bệnh nhân này cũng thấp hơn so với mức giới hạn. Những phụ nữ RIF có khuẩn hệ âm đạo thuận lợi hơn so với nhóm chứng. Không tìm thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khi phân tích đặc điểm miễn dịch tế bào và kết quả ERA test mặc dù nhóm RIF có độ tuổi trung bình lớn hơn nhóm chứng (33,8 tuổi so với 30,2 tuổi).
Các dữ liệu trên cho thấy một xét nghiệm hay điều trị đơn thuần điều chỉnh một rối loạn của nội mạc tử cung ở nhóm RIF có thể không mang đến hiệu quả điều trị. Chẩn đoán rối loạn cụ thể tại nội mạc tử cung ở những bệnh nhân RIF cho phép xác định các can thiệp phù hợp thay vì chỉ điều trị dựa trên kinh nghiệm. Thiếu hụt vitamin D, progesterone thấp giữa pha hoàng thể và viêm nội mạc tử cung mãn tính là những rối loạn có thể điều chỉnh hiệu quả. Việc hiểu rõ vai trò và điều chỉnh các rối loạn tại khuẩn hệ âm đạo trong nhóm bệnh nhân RIF cần được nghiên cứu thêm.
Nguồn: Malene Hviid Saxtorph, Trine Hallager, Gry Persson, Kathrine Birch Petersen, Jens Ole Eriksen, Lise Grupe Larsen, Thomas Vauvert Hviid, Nick Macklon. Assessing endometrial receptivity after recurrent implantation failure: a prospective controlled cohort study. 2020 Dec;41(6):998-1006. doi: 10.1016/j.rbmo.2020.08.015.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình cứ sáu cặp vợ chồng sẽ có một cặp phải đối mặt với tình trạng vô sinh. Để khắc phục tình trạng này, hỗ trợ sinh sản là hướng tiếp cận khả thi nhất, tuy nhiên có khoảng 45% trường hợp các cặp vợ chồng này hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân (Malchau và cs., 2017). Sự xuất hiện của IVF và ICSI mang đến giải pháp điều trị tiềm năng cho hầu hết các cặp vợ chồng vô sinh nhưng vẫn có khoảng 8-10% gặp phải vấn đề thất bại làm tổ liên tiếp (RIF) mặc dù đã trải qua ít nhất ba lần chuyển phôi chất lượng tốt (Koot và cs., 2012). Nguyên nhân có thể đến từ những rối loạn tại nội mạc tử cung chưa được chẩn đoán ra (Macklon, 2017). Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị cho những trường hợp này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, với nguy cơ có thể gây ra bất lợi hơn là hỗ trợ cho bệnh nhân (Datta và cs., 2015; Harper và cs., 2017; Lensen và cs., 2019).
Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra các biện pháp để khắc phục tình trạng thất bại làm tổ liên tiếp như phân tích biểu hiện gen nhằm xác định thời gian mở cửa sổ làm tổ, khảo sát miễn dịch và khuẩn hệ âm đạo hay tại nội mạc tử cung, nồng độ progesterone tối ưu để chuyển phôi, … Những thử nghiệm này thậm chí còn được thương mại hóa thành những bộ kit "chẩn đoán nội mạc tử cung" nhằm cung cấp thêm các thông tin để hỗ trợ điều trị cho nhóm bệnh nhân RIF (Labarta và cs., 2017; Alsbjerg và cs., 2018; Thomsen và cs., 2018; Cédrin-Durnerin và cs., 2019).
Malene và cộng sự (2020) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá các dấu hiệu rối loạn chức năng của nội mạc tử cung ở nhóm RIF so với phụ nữ thực hiện IVF lần đầu. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu có nhóm chứng này được thực hiện trên 86 phụ nữ có tiền sử RIF và 37 phụ nữ bắt đầu điều trị IVF lần đầu tiên (nhóm chứng). Nội mạc tử cung được chuẩn bị bằng phác đồ sử dụng nội tiết ngoại sinh. Sinh thiết nội mạc tử cung được phân tích bằng mô học, phân tích đặc điểm các tế bào miễn dịch, và bằng ERA test (Igenomix, Valencia, Tây Ban Nha) nhằm đánh giá tính tiếp nhận của nội mạc tử cung. Khuẩn hệ âm đạo được phân tích bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới NGS (ArtPRED, Amsterdam, Hà Lan). Các xét nghiệm máu được đưa vào phân tích bao gồm estradiol, progesterone, prolactin, TSH, vitamin D và nồng độ kháng thể kháng phospholipid.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có tiền sử RIF có bất thường trên nhiều kết quả xét nghiệm. So với nhóm chứng, phụ nữ RIF có tỷ lệ viêm nội mạc tử cung mãn tính cao hơn (24% so với 6%). Thêm vào đó, nồng độ vitamin D cũng được ghi nhận thấp hơn ở nhóm RIF. Vitamin D được xem là yếu tố quyết định sự tiếp nhận của nội mạc tử cung, thông qua kích hoạt các con đường làm giảm phản ứng miễn dịch bất lợi ở tử cung. Ngoài ra nồng độ progesterone được đo ở các bệnh nhân này cũng thấp hơn so với mức giới hạn. Những phụ nữ RIF có khuẩn hệ âm đạo thuận lợi hơn so với nhóm chứng. Không tìm thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khi phân tích đặc điểm miễn dịch tế bào và kết quả ERA test mặc dù nhóm RIF có độ tuổi trung bình lớn hơn nhóm chứng (33,8 tuổi so với 30,2 tuổi).
Các dữ liệu trên cho thấy một xét nghiệm hay điều trị đơn thuần điều chỉnh một rối loạn của nội mạc tử cung ở nhóm RIF có thể không mang đến hiệu quả điều trị. Chẩn đoán rối loạn cụ thể tại nội mạc tử cung ở những bệnh nhân RIF cho phép xác định các can thiệp phù hợp thay vì chỉ điều trị dựa trên kinh nghiệm. Thiếu hụt vitamin D, progesterone thấp giữa pha hoàng thể và viêm nội mạc tử cung mãn tính là những rối loạn có thể điều chỉnh hiệu quả. Việc hiểu rõ vai trò và điều chỉnh các rối loạn tại khuẩn hệ âm đạo trong nhóm bệnh nhân RIF cần được nghiên cứu thêm.
Nguồn: Malene Hviid Saxtorph, Trine Hallager, Gry Persson, Kathrine Birch Petersen, Jens Ole Eriksen, Lise Grupe Larsen, Thomas Vauvert Hviid, Nick Macklon. Assessing endometrial receptivity after recurrent implantation failure: a prospective controlled cohort study. 2020 Dec;41(6):998-1006. doi: 10.1016/j.rbmo.2020.08.015.
Các tin khác cùng chuyên mục:
QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA TẾ BÀO IN VITRO TỪ TẾ BÀO BUỒNG TRỨNG CỦA PHỤ NỮ MÃN KINH - Ngày đăng: 08-01-2021
Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở 224 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 08-01-2021
CÁC KẾT CỤC BẤT LỢI ĐẾN THAI KỲ VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS - Ngày đăng: 06-01-2021
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ngoài trời lên chất lượng tinh dịch: một phân tích gộp và tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-01-2021
Bất thường gene nuclear pore membrane glycoprotein 210-like (NUP210L) tương quan với tình trạng nhân tinh trùng không nén chặt và tình trạng vô sinh nam: báo cáo một trường hợp - Ngày đăng: 05-01-2021
Mối liên quan giữa phơi nhiễm bụi mịn và chất lượng tinh dịch - Ngày đăng: 04-01-2021
Chất lượng tinh trùng và ô nhiễm không khí xung quanh: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 04-01-2021
Ô nhiễm không khí và các thông số tinh dịch ở nam giới lần đầu điều trị vô sinh - Ngày đăng: 04-01-2021
Ô nhiễm không khí và khả năng sinh sản ở nữ giới: một tổng quan y văn hệ thống - Ngày đăng: 04-01-2021
Mối liên quan giữa cần sa và khả năng sinh sản, sức khỏe tình dục và u tân sinh ở nam: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 04-01-2021
Caffeine, rượu, hút thuốc lá và kết cục sinh sản ở những cặp vợ chồng điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 04-01-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK