Tin tức
on Friday 19-02-2021 9:45am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lâm Thị Mỹ Hậu
Chuyên viên phôi học
Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Olea Fertility, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Lớp tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm - TE) đóng vai trò như một hàng rào bao quanh phôi nang và điều hòa sự trao đổi cũng như tích lũy các phân tử nhỏ hoặc dịch nang trong quá trình hình thành khoang phôi. Việc sinh thiết TE làm thay đổi tính toàn vẹn của các cầu nối chặt (tight junction) và gây ra sự thay đổi hình thái phôi (phá vỡ khoang phôi hay mất tế bào) do áp lực giảm. Phôi sau sinh thiết thường được tiến hành đông lạnh ngay lập tức, do đó không thể đánh giá sự hồi phục khoang phôi. Trong khi đó, đây là một chỉ số quan trọng về tình trạng phôi và có thể ảnh hưởng đến kết cục của chu kỳ điều trị.
Chen và cộng sự đã tiến hành hồi cứu dữ liệu từ tháng 12/2012 đến tháng 05/2015 của các chu kỳ điều trị có tiến hành sinh thiết và chuyển phôi trữ sau sinh thiết. Dữ liệu được thu thập trên 1329 phôi nang từ 223 bệnh nhân. Các phôi nang chất lượng tốt được sinh thiết và trữ lạnh lại trong vòng 0,5-6 giờ, bao gồm 2 nhóm nuôi cấy dưới 3 giờ và trên 3 giờ. Tại thời điểm trữ phôi, độ hồi phục khoang phôi cũng được đánh giá và chia thành 3 nhóm với 3 cấp độ:
1. Khoang phôi không hồi phục (collapsed blastocysts - CB)
2. Khoang phôi hồi phục 3/4 nhưng không hoàn toàn (re-expansion - RE)
3. Khoang phôi hồi phục hoàn toàn hoặc phôi thoát màng (full re-expansion - FE)
Chỉ các phôi có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường mới được sử dụng cho chu kỳ chuyển phôi trữ ngay sau đó.
Kết quả:
- Về tương quan độ nở rộng khoang phôi và thời gian nuôi cấy sau sinh thiết: Tỷ lệ phôi hồi phục khoang 3/4 và hồi phục hoàn toàn tăng rõ rệt sau khi được nuôi cấy trên 3 giờ (96,5%) so với các nhóm được nuôi cấy với thời gian ngắn hơn.
- Về tương quan tỷ lệ làm tổ của phôi và tỷ lệ thai với thời gian nuôi cấy: nhóm phôi được nuôi cấy trên 3 giờ sau sinh thiết có tỷ lệ làm tổ (IR), tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) và thai diễn tiến (OPR) cao hơn đáng kể so với nhóm phôi được nuôi cấy dưới 3 giờ lần lượt là 63,1%, 73,7%, 67,0%, so với 47,8%, 54,5% và 50,0%.
- Giữa 4 nhóm: phôi CB với thời gian nuôi cấy dưới 3 giờ (nhóm 1), phôi RE và FE nuôi cấy dưới 3 giờ (nhóm 2), phôi CB với thời gian nuôi cấy trên 3 giờ (nhóm 3) và phôi RE/FE nuôi cấy trên 3 giờ (nhóm 4). Nhóm 4 có tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ thai diễn tiến cao hơn hẳn so với nhóm 1 (lần lượt là 63,7%, 74,0%, 67,1% so với 45,3%, 50,0% và 41,2%).
Như vậy, các phôi sau sinh thiết có thể cần tối thiểu 3 giờ nuôi cấy ổn định trước khi bước vào quy trình đông lạnh và sử dụng các phôi có sự hồi phục 3/4 hoặc hoàn toàn khoang phôi giúp cải thiện kết cục lâm sàng trong các chu kỳ điều trị chuyển phôi trữ sau xét nghiệm di truyền tiền làm tổ.
Nguồn: Chen H-H, Huang C-C, Cheng E-H, Lee T- H, Chien L-F, Lee M-S (2017). Optimal timing of blastocyst vitrification after trophectoderm biopsy for preimplantation genetic screening. PLoS ONE 12(10): e0185747. https://doi.org/10.1371/journal. pone.0185747
Chuyên viên phôi học
Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Olea Fertility, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Lớp tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm - TE) đóng vai trò như một hàng rào bao quanh phôi nang và điều hòa sự trao đổi cũng như tích lũy các phân tử nhỏ hoặc dịch nang trong quá trình hình thành khoang phôi. Việc sinh thiết TE làm thay đổi tính toàn vẹn của các cầu nối chặt (tight junction) và gây ra sự thay đổi hình thái phôi (phá vỡ khoang phôi hay mất tế bào) do áp lực giảm. Phôi sau sinh thiết thường được tiến hành đông lạnh ngay lập tức, do đó không thể đánh giá sự hồi phục khoang phôi. Trong khi đó, đây là một chỉ số quan trọng về tình trạng phôi và có thể ảnh hưởng đến kết cục của chu kỳ điều trị.
Chen và cộng sự đã tiến hành hồi cứu dữ liệu từ tháng 12/2012 đến tháng 05/2015 của các chu kỳ điều trị có tiến hành sinh thiết và chuyển phôi trữ sau sinh thiết. Dữ liệu được thu thập trên 1329 phôi nang từ 223 bệnh nhân. Các phôi nang chất lượng tốt được sinh thiết và trữ lạnh lại trong vòng 0,5-6 giờ, bao gồm 2 nhóm nuôi cấy dưới 3 giờ và trên 3 giờ. Tại thời điểm trữ phôi, độ hồi phục khoang phôi cũng được đánh giá và chia thành 3 nhóm với 3 cấp độ:
1. Khoang phôi không hồi phục (collapsed blastocysts - CB)
2. Khoang phôi hồi phục 3/4 nhưng không hoàn toàn (re-expansion - RE)
3. Khoang phôi hồi phục hoàn toàn hoặc phôi thoát màng (full re-expansion - FE)
Chỉ các phôi có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường mới được sử dụng cho chu kỳ chuyển phôi trữ ngay sau đó.
Kết quả:
- Về tương quan độ nở rộng khoang phôi và thời gian nuôi cấy sau sinh thiết: Tỷ lệ phôi hồi phục khoang 3/4 và hồi phục hoàn toàn tăng rõ rệt sau khi được nuôi cấy trên 3 giờ (96,5%) so với các nhóm được nuôi cấy với thời gian ngắn hơn.
- Về tương quan tỷ lệ làm tổ của phôi và tỷ lệ thai với thời gian nuôi cấy: nhóm phôi được nuôi cấy trên 3 giờ sau sinh thiết có tỷ lệ làm tổ (IR), tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) và thai diễn tiến (OPR) cao hơn đáng kể so với nhóm phôi được nuôi cấy dưới 3 giờ lần lượt là 63,1%, 73,7%, 67,0%, so với 47,8%, 54,5% và 50,0%.
- Giữa 4 nhóm: phôi CB với thời gian nuôi cấy dưới 3 giờ (nhóm 1), phôi RE và FE nuôi cấy dưới 3 giờ (nhóm 2), phôi CB với thời gian nuôi cấy trên 3 giờ (nhóm 3) và phôi RE/FE nuôi cấy trên 3 giờ (nhóm 4). Nhóm 4 có tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ thai diễn tiến cao hơn hẳn so với nhóm 1 (lần lượt là 63,7%, 74,0%, 67,1% so với 45,3%, 50,0% và 41,2%).
Như vậy, các phôi sau sinh thiết có thể cần tối thiểu 3 giờ nuôi cấy ổn định trước khi bước vào quy trình đông lạnh và sử dụng các phôi có sự hồi phục 3/4 hoặc hoàn toàn khoang phôi giúp cải thiện kết cục lâm sàng trong các chu kỳ điều trị chuyển phôi trữ sau xét nghiệm di truyền tiền làm tổ.
Nguồn: Chen H-H, Huang C-C, Cheng E-H, Lee T- H, Chien L-F, Lee M-S (2017). Optimal timing of blastocyst vitrification after trophectoderm biopsy for preimplantation genetic screening. PLoS ONE 12(10): e0185747. https://doi.org/10.1371/journal. pone.0185747
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tỷ lệ làm tổ tăng khi truyền vào tử cung một lượng nhỏ human Chorionic Gonadotropin (hCG) tại thời điểm chuyển phôi - Ngày đăng: 19-02-2021
So sánh ảnh hưởng của sitagliptin và metformin đối với chất lượng noãn và phôi ở bệnh nhân PCOS cổ điển thực hiện ICSI - Ngày đăng: 19-02-2021
SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ PHÂN MẢNH VÀ TỈ LỆ DỊ BỘI CỦA PHÔI - Ngày đăng: 06-02-2021
HPV và nguy cơ vô sinh ở nữ giới? - Ngày đăng: 06-02-2021
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT MẠCH MÁU TIỀN ĐẠO - VASA PREVIA - Ngày đăng: 06-02-2021
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP VỀ KẾT CỤC CHU SINH CỦA THAI KỲ CÓ HỘI CHỨNG THIẾU MÁU – ĐA HỒNG CẦU SONG THAI (Twin anemia – polycythemia sequence - TAPS) - Ngày đăng: 06-02-2021
Rối loạn hệ vi sinh vật trong nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi hay không? - Ngày đăng: 06-02-2021
Phân đoạn DNA tự do ngoài tế bào của thai trong các thai kỳ sau chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 05-02-2021
Phơi nhiễm bụi mịn trong môi trường xung quanh và chất lượng tinh dịch ở Đài Loan - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm bụi mịn lên chất lượng tinh dịch: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 01-02-2021
Ảnh hưởng của chuyển phôi ngày 7 lên kết cục sản khoa và chu sinh ở trẻ sinh sống sau chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 22-01-2021
Có nên điều trị cho phụ nữ có kháng thể tự miễn tuyến giáp? - Ngày đăng: 16-01-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK