Tin tức
on Thursday 08-10-2020 3:42pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Thời gian kiêng xuất tinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thông số tinh dịch. Thời gian kiêng xuất tinh lâu có thể dẫn đến tăng các gốc oxy hóa tự do (ROS-reactive oxygen species) trong tinh dịch gây stress oxy hóa, một số báo cáo cho rằng thời gian kiêng xuất tinh ≤2 ngày có tỉ lệ thai cao hơn trong IUI. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh với mức độ stress oxy hóa trong chu kì IUI. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh với sự hình thành ROS và tác động của nó đến kết quả của các chu kì IUI ở nam giới vô sinh không rõ nguyên nhân.
Đây là nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 90 bệnh nhân từ tháng 6- 2014 đến tháng 6- 2015 và chia thành 3 nhóm thời gian kiêng xuất tinh: nhóm 1 (0-2 ngày), nhóm 2 (3-4 ngày) và nhóm 3 (>4 ngày). ROS được đánh giá dựa trên khả năng phản ứng giữa superoxide anion với nitroblue tetrazolium (NBT), kết quả được đánh giá thông qua cường độ màu xanh dương sau phản ứng và được so sánh với thang màu tiêu chuẩn từ nhà sản xuất. Phần tinh dịch còn lại được lọc rửa bằng phương pháp thang nồng độ và thực hiện IUI.
Kết quả cho thấy:
- Mức độ ROS cao hơn ở nhóm 3 so với nhóm 1 và so với nhóm 2, tương ứng 70% và 43,3%, p=0,013 và 70% so với 50%, p=0,014.
- Tỉ lệ thai giảm đáng kể khi thời gian kiêng xuất tinh kéo dài, tương ứng nhóm 1, 2 và 3 là 26,7%, 16,7% và 6,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa nhóm 1 và 3, p=0,039.
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy thời gian kiêng xuất tinh >4 ngày có thể gây stress oxy hóa cao hơn so với nhóm thời gian kiêng 0-2 ngày và 3-4 ngày, tỉ lệ thai trong chu kì IUI cao hơn ở nhóm có thời gian kiêng xuất tinh 0-2 ngày so với nhóm >4 ngày.
Nguồn: Yaman Degirmenci và cs., (2020). Impact of the sexual abstinence period on the production of seminal reactive oxygen species in patients undergoing intrauterine insemination: A randomized trial, Obstetrics & Gynecology Research. DOI: 10.1111/jog.14308
Các tin khác cùng chuyên mục:
Điều trị ung thư vú trong thai kỳ - Ngày đăng: 08-10-2020
Sự thay đổi proteomic liên quan đến chất lượng phôi giai đoạn sớm ở bệnh nhân được điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp ICSI - Ngày đăng: 08-10-2020
Xét nghiệm ERA kết hợp với PGT-A có cải thiện kết cục điều trị ở những bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần hay không? - Ngày đăng: 06-10-2020
Lấy mẫu tinh dịch tại nhà có tác động tích cực đến tỉ lệ phôi nang hữu dụng - Ngày đăng: 06-10-2020
Không có mối tương quan giữa tuổi bố và kết cục điều trị trong chu kỳ xin cho noãn - Ngày đăng: 06-10-2020
Lạc nội mạc tử cung và nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 06-10-2020
Mắc Cytomegalovirus bẩm sinh có phải là nguyên nhân hàng đầu gây tật đầu nhỏ? - Ngày đăng: 06-10-2020
Tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp và bệnh tự miễn ở phụ nữ có tiền sử sẩy thai hoặc vô sinh - Ngày đăng: 06-10-2020
Thuốc lá và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 01-10-2020
Hút thuốc lá và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 01-10-2020
Vai trò của prokineticins ở những bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp - Ngày đăng: 30-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK