Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 20-08-2020 10:55am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương

Kể từ khi được báo cáo vào năm 1972, đông lạnh phôi đã dần trở nên phổ biến trong hỗ trợ sinh sản. Hai phương pháp đông lạnh noãn/phôi được biết đến là đông lạnh chậm và thủy tinh hóa, trong đó thủy tinh hóa được xem là phương pháp sử dụng phổ biến trong đông lạnh phôi người hiện nay. Phương pháp thủy tinh hóa thủ công sử dụng Cryotop cho thấy tốc độ đông lạnh cao và tỉ lệ sống của phôi cao, tuy nhiên hạn chế của phương pháp này chính là mất nhiều thời gian, đòi hỏi kỹ năng thao tác cũng như phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thao tác. Để giải quyết các vấn đề này, đông lạnh phôi bằng hệ thống tự động hóa ra đời, Gavi® là một hệ thống thủy tinh hóa khép kín tự động, có khả năng kiểm soát các bước của quy trình thủy tinh hóa cũng như nhiệt độ và thời gian tiếp xúc của môi trường đông lạnh đối với noãn/phôi giai đoạn phân chia và phôi nang với tính nhất quán cao, tiết kiệm thời gian và không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm của người thực hiện. Dù vậy, các lo ngại về tỉ lệ sống của phôi khi sử dụng Gavi vẫn đang được quan tâm. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá tác động của hệ thống thủy tinh hóa tự động (Gavi®) đến tỉ lệ sống sau rã, tỉ lệ thai, tỉ lệ sẩy thai so với đông lạnh thủ công (Cryotop).

Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2017 trên 398 phôi sử dụng phương pháp G Gavi® - nhóm G và 208 phôi sử dụng phương pháp C (Cryotop) - nhóm C.
Kết quả cho thấy:

- Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ phôi sống sau rã, tỉ lệ thai và tỉ lệ sẩy thai ở nhóm C và nhóm G, tương ứng tỉ lệ phôi sống sau rã ở nhóm C là 98,6% (208/211) và nhóm G là 99,3% (398/401), tỉ lệ thai tương ứng là 34,3% (72/208) và 33,4% (133/398), tỉ lệ sẩy thai lần lượt là 22,2% (16/72) và 24,8% (33/133).

- Kết quả so sánh giữa phương pháp C và G ở nhóm phụ nữ <35 tuổi cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ thai, tương ứng 41,1% (30/73) và 40,5% (62/153), tỷ lệ sẩy thai tương ứng 13,3% (4/30) và 16,1% (10/62). Tương tự, đối với nhóm phụ nữ ≥35 tuổi, tỷ lệ có thai và sẩy thai ở nhóm C và G là 31,1% (42/135) và 29,0% (71/245), tỷ lệ sẩy thai là 28,6% (12/42) và 32,4% (23/71), khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy phương pháp thủy tinh hóa thủ công và thủy tinh hóa tự động có các kết quả lâm sàng không khác biệt đáng kể, do đó phương pháp Gavi có thể được xem là một phương pháp hữu ích nhằm giảm sự thay đổi về mặt kỹ thuật của từng chuyên viên phôi học.
 
Nguồn: Atsuko Miwa và cs., (2020). Equivalent clinical outcome after vitrified-thawed blastocyst transfer using semi-automated embryo vitrification system compared with manual vitrification method, Reproductive Medicine and Biology. DOI: 10.1002/rmb2.12320

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK