Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 20-07-2020 11:18am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS Lê Tiểu My – BV Mỹ Đức

Thai giới hạn tăng trưởng (fetal growth restriction – FGR) xảy ra ở khoảng 10% tổng số thai kỳ, là nguyên nhân thường gặp gây tử vong sơ sinh chỉ sau sinh non. Ngoài ra, FGR còn ảnh hưởng dài hạn đến sức khoẻ của trẻ, tăng nguy cơ hội chứng chuyển hoá, các bệnh lý tim mạch và nội tiết. Cho đến nay, FGR vẫn còn là vấn đề Sản khoa phức tạp, tiêu chuẩn chẩn đoán chưa đồng thuận, ít biện pháp dự phòng và can thiệp.

Hội Y học Mẹ và thai – SMFM vừa công bố tài liệu về thai giới hạn tăng trưởng với các hướng dẫn thực hành dựa trên Y học thực chứng chuẩn hoá tiếp cận chẩn đoán và quản lý FGR.

Tóm tắt khuyến cáo:
 
Khuyến cáo Mức chứng cứ
  1. Thai giới hạn tăng trưởng (FGR) được định nghĩa là cân nặng ước đoán của thai nhi trên siêu âm hoặc chu vi bụng (AC) dưới BPV thứ 10 theo tuổi thai
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Để xác định BPV cân nặng thai nhi nên sử dụng tham chiếu tăng trưởng bào thai dựa trên dân số chung (như Hadlock)
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Khuyến cáo không chỉ định heparin trọng lượng phân tử thấp dự phòng FGR tái diễn
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Khuyến cáo không sử dụng sildenafil hoặc hạn chế vận động điều trị FGR
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Khuyến cáo siêu âm chi tiết các trường hợp FGR khởi phát sớm (<32 tuần) vì có đến 20% các trường hợp liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể bào thai
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Khuyến cáo nên chỉ định xét nghiệm chẩn đoán bào thai, bao gồm cả phân tích microarray nhiễm sắc thể khi xác định FGR và tầm soát dị tật thai nhi và/hoặc đa ối, bất kể tuổi thai
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Khuyến cáo chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán cùng phân tích microarray nhiễm sắc thể khi FGR vô căn đơn độc ở tuổi thai <32 tuần
1C – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ yếu
  1. Khuyến cáo không tầm soát toxoplasmosis, rubella, hoặc herpes ở thai kỳ FGR nếu không có các yếu tố nguy cơ khác; và khuyến cáo PCR chẩn đoán CMV ở những thai phụ FGR không rõ căn nguyên và được chọc ối
1C – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ yếu
  1. Khuyến cáo khi đã chẩn đoán FGR, nên thực hiện Doppler ĐM tử cung mỗi 1-2 tuần đánh giá suy thai
1C – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ yếu
  1. Nếu giảm vận tốc cuối tâm trương, tỷ lệ dòng chảy hơn BPV thứ 95, hay FGR nặng (ước lượng cân nặng thai < BPV thứ 3), đề nghị đánh giá Doppler ĐM tử cung mỗi tuần
2C – Khuyến cáo yếu
Chứng cứ mức độ yếu
  1. Đề nghị đánh giá Doppler 2-3 lần/ tuần khi ĐM rốn mất sóng tâm trương do có khả năng diễn tiến đến đảo ngược sóng tâm trương
1C – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ yếu
  1. Trong trường hợp đảo ngược vận tốc cuối tâm trương, khuyến cáo nên nhập viện, hỗ trợ corticosteroid, CTG 1-2 lần/ngày, cân nhắc chấm dứt thai kỳ tuỳ theo tổng hợp lâm sàng và sức khoẻ thai
Thực hành tốt
  1. Đề nghị không đánh giá Doppler ống TM, ĐM não giữa, ĐM tử cung thường quy trong quản lý lâm sàng thai FGR khởi phát sớm hay muộn
2A- khuyến cáo yếu
Chứng cứ mức độ mạnh
  1. Khuyến cáo đánh giá CTG mỗi tuần theo dõi FGR không có mất/ đảo ngược sóng tâm trương, và đo thường xuyên hơn nếu có mất/ đảo ngược vận tốc cuối tâm trương hoặc kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác
Thực hành tốt
  1. Khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai 37 tuần ở thai kỳ FGR và Doppler ĐM rốn giảm vận tốc tâm trương nhưng không có mất/ đảo ngược vận tốc cuối tâm trương hoặc FGR nặng với cân nặng ước đoán của thai dưới BPV thứ 3
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai 33-34 tuần đối với thai kỳ FGR và mất sóng tâm trương
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai 30-32 tuần đối với thai kỳ FGR và đảo ngược sóng tâm trương
1B – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ trung bình
  1. Khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai 38-39 tuần ở FGR khi cân nặng ước đoán trong khoảng BPV thứ 3 – 10 và Doppler ĐM rốn bình thường
Thực hành tốt
  1. Khuyến cáo thai kỳ FGR có mất/ đảo ngược sóng tâm trương nên xem xét mổ lấy thai dựa trên bối cảnh lâm sàng
Thực hành tốt
  1. Khuyến cáo sử dụng corticosteroid nếu dự đoán sinh trước 33 6/7 tuần hoặc thai từ 34 0/7 đến 36 6/7 nếu không có chống chỉ định ở những trường hợp nguy cơ sinh sớm trong vòng 7 ngày và chưa sử dụng corticosteroid trước đó
1A – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ mạnh
  1. Khuyến cáo sử dụng magnesium sulfate bảo vệ não nếu tuổi thai dưới 32 tuần, chuyển dạ sinh
1A – khuyến cáo mạnh
Chứng cứ mức độ mạnh
Từ viết tắt: ĐM: động mạch; TM: tĩnh mạch; BPV: bách phân vị
 
Lược dịch từ : SMFM Consult Series #52: Diagnosis and Management of Fetal Growth Restriction.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK